Giới thiệu sách
Cập nhật lúc 11:05, 13/04/2018 (GMT+7)

 

 

Sách: GIÁO TRÌNH TƯ DUY PHÁP LÝ

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2020

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 347 trang, bìa mềm

Giá bán: 104.000 VNĐ

 

 

Giới thiệu: duy pháp lý là khoa học pháp lý cơ sở, là học phần có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật. Giáo trình này được biên soạn bởi ba nhà khoa học là PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh và TS. Nguyễn Bích Thảo, những giảng viên được đào tạo ở Đức, Pháp, Mỹ - những quốc gia mà khoa học Tư duy pháp lý đã ra đời và phát triển rất sớm.

Giáo trình này không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức về Tư duy pháp lý, mà còn có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên năng lực phát hiện vấn đề, năng lực phân tích, phản biện, lập luận xử lý các tình huống pháp lý phát sinh trong hoạt động áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật. Nội dung của Giáo trình gồm các vấn đề như: Nhập môn Tư duy pháp lý; các quy luật cơ bản của tư duy và các lỗi ngụy biện phổ biến trong tranh luận; các phương pháp Tư duy pháp lý căn bản; các kĩ thuật trong hoạt động áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật như kĩ thuật phân tích logic quy phạm, kĩ luật lựa chọn nguồn pháp luật, kĩ thuật xử lý xung đột pháp luật và lỗ hổng pháp lý, phương pháp giải thích pháp luật và vấn đề Tư duy pháp lý của hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới hiện nay.

Sinh viên luật là đối tượng trước tiên mà các tác giả giáo trình này hướng tới. Các luật sư, giảng viên luật hoặc những người đang hành nghề luật và những ai quan tâm cũng có thể tìm thấy những thông tin bổ ích, những tri thức cần tìm kiếm trong giáo trình này.

Nội dung giáo trình gồm 06 chương:

Chương 1: Nhập môn Tư duy pháp lý

Chương 2: Tư duy, Tư duy học, khái niệm và các đặc trưng của Tư duy pháp lý

Chương 3: Các quy luật cơ bản của Tư duy và vấn đề ngụy biện trong tranh luận

Chương 4: Các phương pháp Tư duy pháp lý căn bản

Chương 5: Các kĩ thuật phân tích quy phạm pháp luật, lựa chọn nguồn pháp luật, xử lý xung đột pháp luật, xử lý lỗ hổng pháp luật và các phương pháp giải thích pháp luật

Chương 6: Tư duy pháp lý trong hai hệ thống pháp luật lớn trên thế giới

 

Sách: GIÁO TRÌNH TỘI PHẠM HỌC

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – TS. Nguyễn Khắc Hải (Đồng Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2020

Khổ sách: 16 x 24cm

Hiện tượng tội phạm trong xã hội được đề cập đến trong không chỉ các ngành khoa học xã hội như xã hội học, tâm lý học, triết học mà còn cả những ngành khoa học tự nhiên như thống kê học hay khoa học ứng dụng như y học. Nhưng ngày nay tìm hiểu về hiện tượng tội phạm học và giải quyết nó ở phạm vi quốc tế, quốc gia hay một cộng đồng dân cư thì tội phạm học lại đóngvai trò chủ đạo, thiết kế các giả định về tội phạm và chứng minh chúng trên nền tảng các ngành khoa học. Chính vì vậy, sự phát triển của tội phạm học gắn liền với các nhiệm vụ đặt ra của tiến trình phát triển xã hội và trên cơ sở thành tựu đạt được của các ngành khoa học liên quan.

Tội phạm học hiện đại hướng tới không chỉ giải phát phòng ngừa các hành vi phạm tội mà còn xử lý tất cả những vấn đề liên quan đến hiện tượng tội phạm trong xã hội như tác động của tội phạm gây nên nỗi sợ hãi cho cộng đồng hay sự mất ổn định, trật tự xã hội. Chính hướng tiếp cận này đã định hình lên các đối tượng nghiên cứu cùng hệ thống các phương pháp nghiên cứu hiện đại, đã dạng trong Tội phạm hoc.

Với ý nghĩa và vai trò lón như vậy nên Tội phạm học đã trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Giáo trình Tội phạm học là một học liệu quan trọng và được Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức biên soạn lần đầu năm 1993, sửa đổi bổ sung lần hai vào năm 1995 và năm 1999. Sự thay đổi của gần hai thập kỷ cho thấy sự cần thiết phải biên soạn lại theo hướng hiện đại, cập nhật những thành tựu của thế giới, đồng thời phù hợp với thực tiễn xã hội và chiến lược phát triển của Việt Nam hiện tại trong tương lai.

 

  
 

Sách: NHẬN THỨC KHOA HỌC PHẦN CHUNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM SAU PHÁP ĐIỂN HÓA LẦN THỨ BA

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2018

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 422 trang, bìa mềm

Giá bán: 235.000 VNĐ

Giới thiệu: Cuốn sách chuyên khảo (SCK) này do Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật hình sự và Tội phạm học, giảng viên cao cấp hạng I tại Bộ môn Tư pháp Hình sự của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), GS.TSKH. Lê Văn Cảm (Lê Cảm) biên soạn, trên cơ sở Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN, mã số QG.17.49) được thực hiện bởi nhóm thành viên Đề tài (gồm 6 người), là công trình nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ, có hệ thống và toàn diện đầu tiên dưới khía cạnh lập pháp hình sự (LPHS) của khoa học pháp lý (KHPL) nói chung và khoa học luật hình sự (LHS) nói riêng ở Việt Nam mà trong đó đề cập riêng đến đề tài được lựa chọn – dưới khía cạnh LPHS đưa ra sự phân tích khoa học để làm sáng tỏ về mặt lý luận 03 nhóm vấn đề về Phần chung pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam sau khi đã pháp điển hóa lần thứ ba với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, từ đây trở đi để cho ngắn gọn nên chỉ viết là “BLHS năm 2015”).

Cuốn SCK này nhằm nâng cao nhận thức khoa học về những vấn đề lý luận và thực tiễn về KTLP, cũng như những tri thức mới về LPHS trong khoa học LHS cho các nhà luật học là cán bộ khoa học, các cán bộ giảng dạy, các nghiên cứu sinh, học viên Cao học và sinh viên trong lĩnh vực tư pháp hình sự (TPHS) của các Khoa/ Trường Đại học Luật và các Viện NCKH về pháp lý, cũng như có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ thực tiễn của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta, đồng thời cho bất kỳ luật gia nào quan tâm đến những vấn đề lý luận về Phần chung trong khoa học LHS, đặc biệt là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kỹ thuật lập pháp, cũng như kỹ năng soạn thảo từng Khoản, Điều, Mục, Chương trong các văn bản LPHS (nói riêng)./.

Nội dung:

Nội dung cuốn SCK này ngoài phần Đặt vấn đề, Kết luận vấn đề, Các phụ lục và Danh mục các tài liệu tham khảo, bao gồm ba nhóm vấn đề được nghiên cứu tương ứng với 03 Chương gồm 30 Mục.

Chương I: Nhận thức khoa học về những điểm mới của Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

Chương II: Nhận thức khoa học về kỹ thuật lập pháp của Phần chung Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015

Chương III: Nhận thức khoa học về định hướng tiếp tục hoàn thiện Phần chung pháp luật hình sự Việt Nam trong tương lai

 

Giáo trình: ĐẠI CƯƠNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT

Tác giả: GS.TSKH. Đào Trí Úc - GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2017

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 435 trang

Giá bán: 138.000 VNĐ

Giới thiệu: Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật là kết quả nghiên cứu, biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật; Giúp người học có thể nắm bắt các vấn đề pháp luật một cách thuận lợi với hàm lượng thông tin có tính khái quát cao, chắt lọc từ những kiến thức pháp luật chuyên ngành.

Giáo trình hướng tới đối tượng chủ yếu là những người học không chuyên về luật. Do đó, với những kiến thức về nhà nước và pháp luật ở mức độ và hình thức của chương trình đại cương sẽ là hành trang hữu ích cho mọi công dân trong các hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội.

Nội dung:

Phần thứ nhất: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật

Chương 1: Nguồn gốc, bản chất, các đặc trưng và hình thức nhà nước

Chương 2: Bộ máy, chức năng nhà nước, chế độ chính trị

Chương 3: Nguồn gốc, thuộc tính, bản chất, chức năng, vai trò pháp luật và các kiểu pháp luật

Chương 4: Nhà nước pháp quyền và Quyền con người

Chương 5: Hệ thống pháp luật

Chương 6: Xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật, quan hệ pháp luật

Chương 7: Ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và giáo dục pháp luật

Chương 8: Hành vi pháp luật, vi phạm pháp luật, trách Nghiem pháp lý

Chương 9: Các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới

Phần thứ hai: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Chương 10: Luật hiến pháp và luật hành chính

Chương 11: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Chương 12: Luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình

Chương 13: Luật lao động và an sinh xã hội

Chương 14: Luật đất đai và luật môi trường

Chương 15: Luật thương mại

Chương 16: Luật tài chính và luật ngân hàng

Chương 17: Luật quốc tế và luật tư pháp quốc tế


Sách: GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2017

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 571 trang, bìa mềm

Giá bán: 150.000 VNĐ

Giới thiệu: Thị trường chứng khoán là thị trường tài chính đặc biệt, có vai trò quan trọng đôi với sự phát triển của nền kinh tế ở các quốc gia trên thế giới. Những tác động của thị trường này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung và doanh nghiệp, nhà đầu tư nói riêng là không nhỏ. Vì vậy, để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật qui định về tổ chức và hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, trong những điều kiện biến đổi không ngừng của các quan hệ kinh tế thì việc hoàn thiện nội dung của pháp luật về thị trường chứng khoán là điều không thể tránh khỏi. Giáo trình “Pháp luật về thị trường chứng khoán” này đi sâu nghiên cứu các vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật thị trường chứng khoán,… Giáo trình là tài liệu học tập đối với sinh viên, học viên cao học Khoa Luật – ĐHQGHN và là tài liệu tham khảo đối với sinh viên của các cơ sở đào tạo luật khác, cũng như đối với giảng viên giảng dạy pháp luật về thị trường chứng khoán, các nhà quản lý, các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

Nội dung giáo trình gồm 07 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chứng khoán, thị trường chứng khoán và pháp luật về thị trường chứng khoán

Chương 2: Pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán

Chương 3: Pháp luật về các chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán

Chương 4: Pháp luật về chào bán chứng khoán

Chương 5: Pháp luật về thị trường chứng khoán tập trung

Chương 6: Pháp luật về thị trường chứng khoán phi tập trung (thị trường OTC)

Chương 7: Pháp luật về quản lý thị trường chứng khoán

 

 
 

Giáo trình: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn - TS. Phạm Thị Duyên Thảo - TS. Mai Văn Thắng (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2017

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 612 trang

Giá bán: 186.000 VNĐ

 

Giới thiệu: Giáo trình có sự tham gia của nhiều giảng viên thuộc bộ môn Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Các tác giả khi biên soạn đã tham khảo, kế thừa nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài, trong đó có các sách chuyên khảo, tham khảo và các giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam qua nhiều thời kỳ, nhiều cơ sở đào tạo khác nhau. Nội dung của hầu hết các chương đã được sửa đổi, cập nhật thêm những nội dung mới. Từng phần của giáo trình được viết theo hướng phản ánh trung thực và bám sát bối cảnh lịch sử cụ thể để luận giải nội dung và ý nghĩa của các vấn đề Nhà nước và pháp luật trong lịch sử Việt Nam.

Hy vọng giáo trình sẽ trở thành một tài liệu hữu ích đáp ứng được một phần nhu cầu giảng dạy và học tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam của các giáo viên, sinh viên ngành luật học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như ai muốn quan tâm, tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Nội dung:

Phần thứ nhất: Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam

Chương I: Nhập môn lịch sử nhà nước vfa pháp luatạ Việt Nam

Phần thứ hai: Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời cổ đại và trung đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật Việt nam thời Cổ đại (thời Văn Lang – Âu Lạc và thời Bắc thuộc)

Chương III: Nhà nước và pháp luatạ Việt Nam thời kỹ Trung đại (Thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX)

Phần thứ ba: Nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ cận đại

Chương IV: Khái quát bối cảnh lịch sử, nhà nước và pháp luật Việt Nam thời kỳ cận đại

Chương V: Tổ chức chính quyền Việt Nam thời kỳ cận đại

Chương VI: Pháp luật ở Việt Nam thời kỳ cận đại

Phần thứ tư: Nhà nước và pháp luật Việt nam thời kỳ hiện đại

Chương VII: Nhà nước và pháp luật Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến 1954

Chương VIII: Nhà nước pháp luật Việt Nam từ năm 1954 đến trước đổi mới (1986)

Chương IX: Nhà nước và pháp luật Việt Nam từ sau đổi mới (1986) đến nay

 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/giangnx/2015_4/20180326094806368.png

Giáo trình: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ

Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16 x 24 cm

Số trang: 658 trang

Giá bán: 136.000 VNĐ

 

Giới thiệu: Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu Luật học, cung cấp những kiến thức cần thiết và phương pháp luận về nghiên cứu, đánh giá, phản biện đối với các quan điểm của tư tưởng Chính trị - Pháp lý cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh; Tập thể tác giả thuộc Khoa Luật – ĐHQGHN đã biên soạn cuốn sách chuyên khảo về Lịch sử tư tưởng Chính trị - Pháp lý. Nội dung cuốn chuyên khảo gồm hai hợp phần cơ bản: tư tưởng chính trị của một số quốc gia trên thế giới và tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Nội dung:

Phần một: Lịch sử tư tưởng chính trị pháp lý của một số quốc gia trên thế giới

Chương 1: Tổng quan về tư tưởng chính trị - pháp lý của nhân loại

Chương 2: Tư tưởng chính trị - Pháp lý Trung Quốc cổ đại

Chương 3: Tư tưởng chính trị - pháp lý Ấn Độ cổ đại

Chương 4: Tư tưởng chính trị - pháp lý Hy Lạp cổ đại

Chương 5: Tư tưởng chính trị - pháp lý La Mã cổ đại

Chương 6: Tư tưởng chính trị - pháp lý Tây Âu trung cổ

Chương 7: Tư tưởng chính trị - pháp lý và quyền con người của Anh Quốc thời kỳ cận đại

Chương 8: Tư tưởng chính trị - pháp lý và quyền con người của Pháp Quốc thời kỳ cận đại

Chương 9: Tư tưởng chính trị - pháp lý và quyền con người của Đức Quốc thời kỳ cận đại

Chương 10: Tư tưởng chính trị - pháp lý và quyền con người của Mỹ Quốc thời kỳ cận đại

Chương 11: Một số trường phái cơ bản về pháp luật

Chương 12: Học thuyết Mác – Lênin về Nhà nước và pháp luật

Phần hai: Tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam

Chương 13: Tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam thời kỳ nhà nước Văn Lang – Âu Lạc

Chương 14: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Nguyễn Trãi

Chương 15: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Lê Thánh Tông

Chương 16: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Lê Quý Đôn

Chương 17: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Nguyễn Trường Tộ

Chương 18: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Minh Mệnh

Chương 19: Tư tưởng chính trị - pháp lý của Phan Bội Châu và Phan Châu Chinh

Phần ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị - Pháp lý và Quyền con người

Chương 20: Nguồn gốc hình thành, những đặc trưng cơ bản và phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Chương 21: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Pháp luật và đạo đức

Chương 22: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

Chương 23: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Hiến pháp dân chủ và quyền lực thuộc về nhân dân

Chương 24: Nét đặc sắc và giá trị nhân loại của tư tưởng Hồ Chí Minh về Quyền con người

Chương 25: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ

Chương 26: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ

Chương 27: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh, phòng chống tham ô, lãng phí



Sách: ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THỐNG PHÁP LUẬT PHÁP TỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 335 trang, bìa mềm

Giá bán: 140.000 VNĐ

Nội dung:

Mối quan hệ của pháp luật Việt Nam và pháp luật Pháp xét từ logic của sự tiếp nhận và chuyển hóa pháp luật (GS.TSKH. Đào Trí Úc).

Ảnh hưởng của văn hóa pháp luật Pháp đối với quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng lập hiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 (GS.TS. Thái Vĩnh Thắng).

Sự tiếp thu sáng tạo nền văn minh phương Tây của Hiến pháp năm 1946 (GS.TS. Nguyễn Đăng Dung).

Một số vấn đề ảnh hưởng của pháp luật Pháp đến pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trước đây (GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế).

Vai trò của chính quyền bảo hộ Pháp trong việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trước yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông thời kỳ 1884 – 1956 (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến).

Sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp tới luật tư ở Việt Nam (PGS.TS. Ngô Huy Cương).

Bảo hộ tác giả theo pháp luật Cộng hòa Pháp trong bối cảnh phát triển của pháp luật Châu Âu và những tham chiếu hoàn thiện pháp luật Việt Nam (PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh).

Mối quan hệ giữa nhà nước và hiệp hội ở Cộng hòa Pháp và gợi mở cho dự thảo luật về Hội ở Việt Nam ((PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh).

Những ảnh hưởng của Pháp đối với tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam (TS. Nguyễn Linh Giang).

Cải lương hương chính thời chế độ thuộc địa của Pháp ở Việt Nam (TS. Nguyễn Minh Tuấn).

Sự du nhập pháp luật về quyền tác giả dưới thời Pháp thuộc và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (TS. Trần Kiên).

Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia – Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho việc hoàn thiện hệ thống cơ quan cạnh tranh tại Việt Nam (ThS. Trần Anh Tú).

Hạn chế trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể bằng Luật Sở hữu Trí tuệ (Antonino Troianiello).

Lưỡng hệ pháp lý ở Việt Nam và các lãnh thổ hải ngoại của Pháp: Sự kháng cự hay hòa hợp (Arnaud De Raulin).

Tài chính công Việt Nam – trước thách thức của hiện đại hóa (Jean – Paul Pastorel).

Luật tập quán và luật hiện đại tại các vùng lãnh thổ Polynesie và Wallis – Futuna (Alain Moyrand).

Sử dụng thuốc có thành phần thuốc phiện ở Pháp: Từ giảm đau tới chống lại sự lệ thuộc (Guylene - Nicolas).

Bảo vệ tài sản văn hóa có nguồn gốc cổ sinh học nhân văn (Antoine Leca).


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160601162058639.jpg

Sách: BÌNH LUẬN KHOA HỌC HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2013

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung - PGS.TS. Trịnh Quốc Toản - PGS.TS. Đặng Minh Tuấn (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 500 trang, bìa mềm

 

Giới thiệu: Ngày 28-11-2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp mới, với 97,59% (486/488) đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành. Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới so với Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001. Các nội dung của Hiến pháp năm 2013 được thực hiện thông qua hoạt động rà soát, sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật của Nhà nước đồng thời với hoạt động giải thích, bình luận khoa học từ giới học giả, các nhà nghiên cứu. Mục đích của cuốn sách này là cung cấp một cái nhìn tổng quát và khoa học về những nội dung quy định cơ bản của Hiến pháp năm 2013 phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy về Hiến pháp, đồng thời để tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp cũng như cung cấp những luận cứ khoa học cho hoạt động xây dựng pháp luật.

Nhóm tác giả của cuốn sách này là tập thể các giảng viên Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội – trung tâm nghiên cứu mạnh về Luật Hiến pháp ở Việt Nam. Mặc dù đã rất nỗ lực, cuốn sách này chắc vẫn còn những điểm khiếm khuyết. Nhóm tác giả thấy rằng, cần phải tiếp tục hoàn thiện cuốn sách này trong các lần tái bản sau nhằm mục tiêu có các nội dung bình luận đa chiều hơn, gắn bình luận từng điều khoản với bối cảnh, thực tiễn thực thi Hiến pháp năm 2013. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các bạn đọc và những người quan tâm.

Nội dung:

Cuốn sách này gồm phần dẫn nhập và 9 chương:

Chương I: Chế độ chính trị

Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Chương III: Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Chương IV: Bảo vệ Tổ quốc

Chương V: Quốc hội

Chương VI: Chủ tịch nước

Chương VII: Chính phủ

Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân

Chương IX: Chính quyền địa phương

Chương X: Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước

Chương XI: Hiệu lực của Hiến pháp và việc sử đổi Hiến pháp


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160601162509491.jpg

Sách: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI, HỘI HỌP HÒA BÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 274 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Cùng với xu hướng mở rộng các quyền tự do, dân chủ của công dân, cũng như nhằm triển khai Hiến pháp năm 2013, việc xây dựng Luật về Hội và Luật Biểu tình đã được đưa vào chương trình lập pháp của Quốc hội (Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014, về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 và 2015).

Nhìn lại lịch sử, quyền tự do lập hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam năm 1946 và tiếp tục được ghi nhận trong những bản Hiến pháp tiếp theo. Luật về quyền lập hội đã được ban hành lần đầu ở Việt Nam vào năm 1957. Trải qua nhiều thay đổi, khuôn khổ pháp luật về hội, cũng như điều kiện thực tế có nhiều biến đổi. Việc thảo luận xung quanh quan điểm và cách thức tiếp cận trong xây dựng luật về hội đã bắt đầu từ lâu và vẫn đang tiếp diễn. Trong tháng 6 năm 2015, một dự thảo Luật về Hội mới đã được Bộ Nội vụ, cơ quan chủ trì việc soạn thảo, công bố để lấy ý kiến công chúng.

Quyền tự do hội họp cũng đã sớm được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã có những văn bản điều chỉnh một số hình thức hội họp (như hội nghị, hội thảo…), hiện chưa có một đạo luật có phạm vi bao trùm các hình thức hội họp khác nhau. Dự thảo Luật Biểu tình, chỉ liên quan đến biểu tình – một hình thức của hội họp, đang được Bộ Công an chủ trì việc soạn thảo.

Trong cuốn sách này, các tác giả giới thiệu, phân tích cả quyền lập hội và quyền hội họp hòa bình trong pháp luật nhân quyền thế giới, pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam, chủ yếu phục vụ các bạn đọc làm công tác nghiên cứu hay hoạt động lập pháp.

Nội dung:

Cuốn sách gồm:

Phần 1: Quyền tự do lập hội

Chương I: Khái quát về quyền tự do lập hội

Chương II: Quyền tự do lập hội trong luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của một số quốc gia

Chương III: Pháp luật về tự do lập hội của Việt Nam

Phần 2: Quyền tự do hội họp

Chương IV: Khái quát về tự do hội họp

Chương V: Pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về quyền tự do hội họp

Chương VI: Pháp luật về quyền tự do hội họp của Việt Nam


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160601163732836.jpg

Sách: TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: GS.TS. Phạm Hồng Thái (chủ biên)

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 610 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Trong lịch sử phát triển của các quốc gia, dân tộc, mỗi quốc gia đều có nền văn hóa riêng đặc trưng, được xác lập bởi điều kiện tự nhiên, điều kiện chính trị - xã hội. Chính vì vậy, mỗi quốc gia, dân tộc có những triết lý riêng của mình về vấn đề thuộc đời sống xã hội con người. Nhưng đồng thời trong quá trình phát triển các quốc gia, dân tộc cũng chịu ảnh hưởng bởi những quốc gia, dân tộc khác, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập, mở cửa, sự tác động qua lại từ giao lưu văn hóa, tư tưởng của các dân tộc, quốc gia, của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam là quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, là nơi giao lưu và chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa khác nhau: văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ, văn hóa các nước phương Đông, phương Tây nhưng đồng thời có nền văn hóa mang đậm truyền thống lịch sử, có bản sắc riêng của mình, trong đó có cả những tư tưởng về quyền con người.

Hiến pháp Việt Nam 2013 đã dành Chương II ghi nhận về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đây là kết quả của những tư tưởng nhân quyền Việt Nam, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng nhân quyền của nhân loại, pháp luật quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã kế thừa, phát triển trong thời đại mới.

Tư tưởng về quyền con người của một quốc gia, dân tộc được hình thành qua năm tháng của lịch sử, vừa có tính ổn định nhưng đồng thời luôn phát triển. Tư tưởng về quyền con người là vấn đề trừu tượng, được thể hiện qua các ấn phẩm khoa học, trong các tác phẩm văn học, trong các quy định của pháp luật, qua những hành động, hoạt động của con người, mặc dù thậm chí thuật ngữ “ quyền con người” cũng chưa được sử dụng trong các công trình đó.

Ở Việt Nam do nhiều hoàn cảnh, điều kiện khách quan, chủ quan, vấn đề quyền con người mới nhận được sự quan tâm của giới khoa học khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, nhưng thường tập trung ở nghiên cứu các văn bản pháp luật quốc tế, hay một số khía cạnh của pháp luật thực định quốc gia về quyền con người, mà còn có ít công trình nghiên cứu một cách hệ thống, xác đáng tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam. Tuy nhiên, đã có những công trình nghiên cứu về tư tưởng của một số nhà cách mạng Việt Nam, qua các thời đại, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng ngay cả các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, các tác giả cũng đề cập chưa nhiều tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

Khi bàn về tư tưởng quyền con người ở Việt Nam, cũng có ý kiến cho rằng ở Việt Nam không có tư tưởng về quyền con người, cũng có người cho rằng, ở Việt Nam, trong lịch sử không có tư tưởng về quyền con người.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu làm rõ vấn đề có tính khoa học, nhận thức về quyền con người, tư tưởng nhân quyền ở Việt Nam không chỉ để nhận thức, mà để vận dụng vào việc ban hành pháp luật, cụ thể hóa các quyền con người được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và để thực hành pháp luật về quyền con người là vấn đề có tính cấp thiết, có tính ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay ở Việt Nam.

Xuất phát từ những vấn đề như vậy, cuốn sách Tư tưởng Việt Nam về quyền con người được xuất bản và phát hành. Cuốn sách tập trung vào những nội dung căn bản như: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu về quyền con người, nguồn gốc tư tưởng quyền con người ở Việt Nam; Tư tưởng về quyền con người ở Việt Nam thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập; Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; Tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người; Tư tưởng về quyền con người trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 tới nay.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Những vấn đề phương pháp luận nghiên cứu quyền con người.

Chương II: Nguồn gốc tư tưởng quyền con người ở Việt Nam.

Chương III: Tư tưởng quyền con người ở Việt Nam thời kỳ nhà nước phong kiến độc lập (giai đoạn 938 – 1885).

Chương IV: Tư tưởng quyền con người ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (thế kỷ XIX – XX).

Chương V: Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người.

Chương VI: Tư tưởng quyền con người của Đảng cộng sản Việt Nam.

Chương VII: Tư tưởng quyền con người trong pháp luật Việt Nam từ năm 1945 tới nay.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20170731143338795.jpg

Sách: PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 443 trang, bìa mềm

Giá bán: 134.000 VNĐ

Giới thiệu:

Hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có vai trò rất quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền, tạo sự luân chuyển nguồn vốn nhịp nhàng trong nền kinh tế. Sự tác động của thị trường ngân hàng đối với nền kinh tế tạo ra những “cú hích” tăng trưởng, những đột phá trong kinh doanh, đầu tư và tạo lợi nhuận cho mọi chủ thể của nền kinh tế. Tuy nhiên, với sự hiện diện của các quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường, các TCTD khó có thể đứng vững được trên thương trường nếu không có hoạt động giám sát hiện quả và “bàn tay khéo léo” điều tiết của nhà nước. Mặc dù không chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khời nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn nhà đất của Mỹ vào năm 2007 nhưng thị trường ngân hàng Việt Nam vẫn là thị trường rất đặc thù về quy mô, về chủ thể tham gia thị trường, về năng lực cạnh tranh. Với sự gia nhập WTO của Việt Nam và cho phép thành lập những thị trường ngân hàng 100% vốn nước ngoài từ năm 2007 thì thị trường ngân hàng Việt Nam trở nên phức tạp hơn, thách thức đối với thị trường là không nhỏ.

Có thể thấy rằng, cho đến thời điểm hiện nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các TCTD như: các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trên các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các quy định về các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, quy định về mua bán nợ của TCTD…Các quy định trên liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của TCTD cũng như đối với khách hàng vay vốn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD, cá nhân, doanh nghiệp trong các giao dịch dân sự, kinh doanh và thương mại cũng như trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng ưu điểm nêu trên, trong nội dung của các văn bản pháp luật này có nhiều vấn để không còn phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và thông lệ quốc tế và việc áp dụng các quy định về biện pháp hạn chế rủi ro còn có điểm chưa thống nhất, gây lúng túng cho các cơ quan, người thực hiện, kể cả chủ thể áp dụng pháp luật. Đặc biệt, vấn đề áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng như mua bán nợ của TCTD, xử lý tải sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp này, về các hạn chế cho vay, cấm cho vay của TCTD, về các tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu cho ngân hàng…

Vì những lý do trên, việc tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay của TCTD và nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp này trên thực tế là một nhu cầu bức thiết. Từ thực tế đó, Cuốn sách “Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới” được biên soạn với mong muốn cuốn sách sẽ cung cấp những gợi ý hữu ích cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Nội dung:

Sách gồm 03 phần:

Phần I: Những vấn đề lý luận về rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Chương I: Những vấn đề lý luận về rủi ro và rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng

Chương II: Bản chất, vai trò, mối quan hệ của các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng với vấn đề nợ xấu và phá sản ngân hàng

Phần II: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương III: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Hoa Kỳ, Anh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương IV: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Úc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương V: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Liên bang Nga và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Chương VI: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Nhật Bản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Phần III: Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Chương VII: Pháp luật về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Chương VIII: Pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Chương IX: Pháp luật về các biện pháp bảo đảm thay thế trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Chương X: Pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

Chương XI: Pháp luật về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro ở Việt Nam

Chương XII: Pháp luật về mua bán nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việ Nam

Chương XIII: Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng chính sách xã hội ở Việt Nam

Chương XIV: Pháp luật về thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng ở Việt Nam


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20170731143406836.jpg

Giáo trình: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2016

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 443 trang, bìa mềm

Giá bán: 134.000 VNĐ

Giới thiệu:

Lịch sử là những gì đã diễn ra, nhưng lịch sử đem lại kết quả cho hiện tại. Những thành tựu tiến bộ mà chúng ta có được ngày hôm nay về luật pháp, không phải tự nhiên mà có, đó là quá trình phát triển rất dài của lịch sử. Muốn đưa ra được giải pháp thuyết phục cho những vấn đề thực tiễn phát sinh trong đời sống xã hội cũng như trong lĩnh vực pháp lý, người ta cũng tìm về với lịch sử, tìm trong đó những kinh nghiệm, những bài học nào có thể có ý nghĩa với hiện tại, kể cả những thành công và thất bại. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, việc tìm hiểu, nghiên cứu, nắm bắt được quy luật và vận dụng những tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật phục vụ cho hiện tại và kiến tạo tương lai đang là một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại, theo trục thời gian từ thời cổ đại, thời trung đại đến thời cận, hiện đại.

Không thể trở thành một luật gia giỏi, nếu như không có những hiểu biết về lịch sử nhà nước và pháp luật. Vì vậy, đây là một môn học lý thú với hầu hết các sinh viên, vì ngoài cũng cấp một lượng kiến thức sâu và rộng, môn học này còn hướng người đọc lý giải được những vấn đề đang diễn ra trong đời sống nhà nước và pháp luật hiện đại, trong sự liên hệ không tách rời với những di tồn trong dòng chảy chung của lịch sử nhân loại.

Các vấn đề được trình bày trong Giáo trình này được nêu ngắn gọn, dung lượng vừa phải, đi vào bản chất vấn đề, để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi và nghiên cứu mở rộng.

Nội dung:

Sách gồm 06 phần:

Phần mở đầu: Nhập môn lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Chương I: Khái luận về môn học, khoa học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Chương II: Tiến trình hình thành và phát triển nhà nước và pháp luật trên thế giới

Phần I: Nhà nước và pháp luật thời cổ đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật một số nước Phương Đông thời cổ đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Phương Tây thời cổ đại

Phần II: Nhà nước và pháp luật thời trung đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật ở Tây Âu thời trung đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật Trung Quốc thời trung đại

Phần III: Nhà nước và pháp luật thời cận và hiện đại

Chương I: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời cận đại

Chương II: Nhà nước và pháp luật một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản thời hiện đại

Phần IV: Nhà nước và pháp luật Công xã Paris, Liên Xô và các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Chương I: Công xã Paris năm 1871

Chương II: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Liên Xô (1917 – 1991)

Chương III: Nhà nước và pháp luật các nước Cộng hòa dân chủ nhân dân

Phần V: Một số xu hướng vận động và phát triển tiêu biểu của nhà nước và pháp luật trong thế kỷ XXI

Chương I: Nhà nước và pháp luật trong thế kỷ XXI

Chương II: Xu hướng công bằng xã hội và dân chủ



Sách: PHÁP LUẬT CHỐNG HÀNG GIẢ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE, AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh - TS. Nguyễn Tiến Vinh (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 242 trang, bìa mềm

Giá bán: 60.000 VNĐ

Giới thiệu: Chuyên khảo này được phát triển trên cơ sở đề tài nghiên cứu Pháp luật về chống hàng giả gây hại cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng: “Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” được nhóm tác giả thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á - ĐHQGHN. Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống về pháp luật Việt Nam về chống hàng giả gây hại cho sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Hàng giả gây hại cho sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng

Chương 2: Pháp luật chống hàng giả gây hại cho người tiêu dùng

Chương 3: Kinh nghiệm pháp luật nước ngoài trong chống hàng giả gây hại cho người tiêu dùng

Chương 4: Hợp tác quốc tế trong chống hàng giả gây hại cho người tiêu dùng

Chương 5: Pháp luật Việt Nam về chống hàng giả gây hại cho người tiêu dùng

Chương 6: Hoàn thiện và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về chống hàng giả gây hại cho người tiêu dùng

 

 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20170808101649767.jpeg

Sách: GIỚI HẠN CHÍNH ĐẢNG ĐỐI VỚI CÁC QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên)

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 227 trang, bìa mềm

Giá bán: 68.000 VNĐ

Giới thiệu:

Vấn đề giới hạn các quyền con người, quyền công dân quy định trong Hiến pháp đến đâu, bằng cách thức nào luôn là vấn đề phức tạp và gây nhiều tranh cãi.

Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Lần đầu tiên vấn đề „giới hạn quyền con người, quyền công dân“ được đặt ra ở Điều 14 Khoản 2, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): „Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.“

Hiến pháp sinh ra có chức năng để giới hạn quyền lực nhà nước và ràng buộc trách nhiệm của nhà nước. Do vậy chúng tôi cho rằng: Một bản Hiến pháp tốt không thể trao quyền quá rộng hoặc bỏ mặc cho công quyền tự đo lường và quyết định việc giới hạn các quyền cơ bản của công dân một cách tùy tiện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những quyền cơ bản nào cần đặt ra những giới hạn hiến định (tức những giới hạn ngay trong Hiến pháp) và phạm vi đến đâu, cũng như những quyền nào cần thiết giới hạn bởi một luật của Quốc hội/ Nghị viện? Nếu cần một luật thì luật đó phải được xây dựng trên những nguyên tắc, tiêu chí nào để không làm mất đi bản chất của những quyền cơ bản hiến định này?

Xuất phát từ những lý do, những trăn trở kể trên, chúng tôi cho rằng việc lựa chọn và tiến hành đề biên soạn cuốn sách chuyên khảo „Giới hạn chính đáng đối với các quyền con người, quyền công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.

Thông qua việc khảo cứu, so sánh kinh nghiệm thế giới, nhóm tác giả sẽ đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến việc giới hạn quyền con người, quyền công dân.

Để làm sáng tỏ mục đích nêu trên, nhóm tác giả nghiên cứu vấn đề giới hạn và cơ chế bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản trong sự so sánh, đối chiếu Hiến pháp Việt Nam với các văn bản pháp luật quốc tế quan trọng và các bản Hiến pháp tiêu biểu ở các khu vực điển hình trên thế giới như Hiến pháp của Mỹ, CHLB Đức, Nga và một số nước Châu Á, qua đó đưa ra những cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về giới hạn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Nội dung:

Sách gồm 3 chương:

Chương 1: Triết lý và các điều kiện giới hạn

Chương 2: Giới hạn quyền con người, quyền công dân trong pháp luật một số nước trên thế giới và Việt Nam

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam liên quan đến việc giới hạn quyền con người, quyền công dân


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20151109105335769.jpg

Sách: THỰC HIỆN CÁC QUYỀN HIẾN ĐỊNH TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013

Thể loại: Sách tham khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản – PGS.TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Năm xuất bản: 2015

Khổ: 16x24cm

Số trang: 817 trang, bìa mềm 

Giới thiệu:

Chế định quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận ngay trong bản Hiên pháp đầu tiên của nước ta năm 1946, rồi được kế thừa trong tất cả các bản Hiến pháp sau này.

Hiến pháp năm 2013 được thông qua với rất nhiều điểm mới thể hiện một bước ngoặt trong lịch sử lập hiến nước ta. Một trong những phần bổi bật có nhiều nội dung mới là chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, với rất nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung. Những sửa đổi, bổ sung trong chế định này cho thấy Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người và pháp luật Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với các điều ước quốc tế về quyền con người.

Nội dung:

Cuốn sách bao gồm 53 bài viết chủ yếu của các giảng viên và nghiên cứu sinh tiến sĩ của Khoa Luật. ĐHQG Hà Nội – một trong những nhóm nghiên cứu mạnh về quyền con người ở Việt nam hiện nay, ngoài ra còn có sự đóng góp của một số nhà nghiên cứu của các cơ sở học thuật khác. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, các bài viết trong sách được sắp xếp theo trình tự các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20151109105848600.jpg

Sách: BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ NHÂN BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt (chủ biên)

Nhà xuất bản: Tư pháp

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 518 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Cuốn sách “Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt Nam” là kết quả nghiên cứu từ đề tài nghiên cứu khoa học cùng tên (Mã số: KL.14.06) được chủ biên và tập thể cộng tác viên là một số giảng viên, nhà khoa học, cán bộ thực tiễn trong và ngoài nước tham gia.

Nội dung:

Cuốn sách được chia là 4 chương, 9 phụ lục nhằm phục vụ độc giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Chương 1: Những vấn đề chung về tự do và an ninh cá nhân theo pháp luật quốc tế và pháp luật hình sự một số nước trên thế giới

Chương 2: Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân bằng pháp luật hình sự Việt nam và thực tiễn thực thi

Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện chính sách hình sự và pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá nhân

Chương 4: Những giải pháp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật hình sự Việt Nam nhằm tăng cường bảo vệ tự do và an ninh cá nhân


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162010887.jpg

Giáo trình: GIÁO TRÌNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Tác giả: GS.TSKH. Đào Trí Úc (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 419 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Cuốn giáo trình này có mục đích cung cấp những kiến thức có tính hệ thống về Nhà nước pháp quyền; phân tích, lý giải khoa học về tính phổ quát và tính quốc gia, dân tộc đặc thù của Nhà nước pháp quyền; khẳng định Nhà nước pháp quyền là phương thức tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước phù hợp với điều kiện và đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam; khái quát những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền, coi đó là yếu tố hợp thành Nhà nước pháp quyền với tính cách là những yêu cầu, đòi hỏi, là hệ thống các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước; phân tích và khái quát quá trình phát triển của các yếu tố cần và đủ cho việc xác lập và củng cố Nhà nước pháp quyền, từ đó chỉ ra nhu cầu bổ sung, hoàn thiện trong việc đổi mới tổ chức, cơ chế, phương thức hoạt động, cơ sở pháp lý, v.v… cho các thiết chế quyền lực Nhà nước và các thiết chế xã hội nhằm đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Phần thứ nhất: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Nhà nước pháp quyền

Chương I: Tư tưởng pháp quyền thời cổ đại và trung đại

Chương II: Tư tưởng Nhà nước pháp quyền thời cận đại và hiện đại

Phần thứ hai: Những giá trị và đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền hiện đại

Chương III: Quan niệm chung về Nhà nước pháp quyền

Chương IV: Chủ nghĩa lập hiến – cơ sở xác lập và củng cố Nhà nước pháp quyền

Chương V: Những yêu cầu cơ bản đối với pháp luật của Nhà nước pháp quyền

Chương VI: Phân quyền

Chương VII: Sự độc lập của Tư pháp

Chương VIII: Mối liên hệ giữa Nhà nước pháp quyền với kinh tế thị trường và xã hội dân sự

Phần thứ ba: Các mô hình Nhà nước pháp quyền trên thế giới

Chương IX: Sự biểu hiện đa dạng của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử

Phần thứ tư: Xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương X: Những tiền đề và điều kiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương XI: Định hướng và nội dung cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Chương XII: Mô hình tổ chức quyền lực Nhà nước đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chương XIII: Cải cách Tư pháp và pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162033219.jpg

Sách: NGHIÊN CỨU HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 312 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Tội phạm và hình phạt là hai chế định quan trọng của luật hình sự, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Khi nói đến luật hình sự, dù đề cập nội dung cụ thể nào thì tập trung lại cũng nhằm đi đến vấn đề tội phạm và hình phạt.

Hình phạt cũng như các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong luật hình sự Việt Nam vừa là nội dung, vừa là phương tiện của chính sách hình sự Việt Nam, đã phát huy vai trò, tác dụng tích cực, trở thành công cụ pháp lý rất quan trọng trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đáp ứng yêu cầu bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới của đất nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự của Việt Nam từ năm 1945 đến nay cho thấy hệ thống hình phạt cũng như các biện pháp miễn, giảm hình phạt được quy định phong phú và đa dạng, có sự kế thừa và bổ sung hoàn thiện qua từng thời kỳ. Hệ thống hình phạt cũng như các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Bộ luật hình sự hiện hành) là kết quả của nhiều lần sửa đổi và bổ sung trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng và thi hành các chế định này của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt được các Tòa án áp dụng đối với người phạm tội đã thể hiện được chính sách hình sự của Nhà nước ta là trừng trị kết hợp với khoan hồng, nghiêm trị kết hợp với giáo dục, cải tạo, thuyết phục, thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng, chống tội phạm theo phương châm lấy phòng ngừa là chính, kết hợp răn đe, giáo dục chung, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng được yêu cầu của dư luận xã hội và yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương cũng như trong toàn quốc. Mặc dù vậy, tổng kết thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt của Tòa án các cấp cũng còn bộc lộ những bất cập, tồn tại nhận định làm giảm hiệu quả của hình phạt trong áp dụng và thi hành. Bên cạnh đó, việc áp dụng những quy định về các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong thực tiễn cũng gặp những hạn chế, khó khăn, vướng mắc nhất định.

Nguyên nhân của thực trạng trên không chỉ xuất phát từ quy định về hệ thống hình phạt cũng như về các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Phần chung cũng như trong Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự hiện hành chưa thể hiện được đầy đủ chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta, chưa thể hiện được quan điểm giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt không phải tù, quan điểm tăng cường tính hướng thiện của hình phạt; đáp ứng đòi hỏi của các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, như nguyên tắc pháp chế, nhân đạo, công bằng, phân hóa trách nhiệm hình sự,… mà còn từ các nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân từ việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa thật sự đồng bộ và đầy đủ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận những người làm công tác xét xử còn hạn chế…

Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu toàn diện về hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam. Những điểm mới về mặt khoa học của cuốn sách là: 1) Hệ thống, phân tích và bổ sung những vấn đề có tính lý luận về hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt; đưa ra các quan điểm mới về khái niệm hình phạt, khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp miễn, giảm hình phạt; 2) Khái quát, làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của các quy định về hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay; 3) Đánh giá toàn diện các quy định về hình phạt và các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, từ đó rút ra được những bất cập, hạn chế của nó; 4) Đưa ra những căn cứ khoa học, xác định những nhu cầu, quan điểm, đề xuất những kiến nghị khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành liên quan đến hình phạt, các biện pháp miễn, giảm hình phạt.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Những vấn đề chung về hình phạt

Chương II: Các hình phạt chính trong Bộ luật hình sự hiện hành

Chương III: Các hình phạt bổ sung trong Bộ luật hình sự hiện hành

Chương IV: Các biện pháp miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật hình sự hiện hành

Chương V: Nhu cầu, quan điểm và những kiến nghị hoàn thiện các quy định về hình phạt và miễn, giảm hình phạt trong Bộ luật hình sự hiện hành


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162053799.jpg

Sách: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Đặng Minh Tuấn (chủ biên)

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 252 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Trưng cầu ý dân là một phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp, theo đó, cử chi có quyền bỏ phiếu trực tiếp về các vấn đề chính trị, hiến pháp hay pháp luật. Trưng cầu ý dân thường được tổ chức để quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia (hoặc địa phương) như: sửa đổi hiến pháp, phân chia các đơn vị hành chính – lãnh thổ, phê chuẩn công ước, cũng như giải quyết một sự bế tắc chính trị hoặc tìm kiếm sự đồng thuận của Nhân dân về vấn đề đưa ra bỏ phiếu.

Trong xã hội hiện đại, Nhân dân chủ yếu thực hiện quyền làm chủ một cách gián tiếp thông qua những người đại diện ban hành quyết định thay mặt Nhân dân. Tuy vậy, có thể nói, những người đại diện không phải lúc nào cũng thực thi dựa trên ý chí của Nhân dân, thậm chí, có thể chỉ vì quyền lợi riêng của chính họ. Do vậy, dân chủ đại diện không thể thay thế dân chủ trực tiếp, mà ngược lại dân chủ trực tiếp được áp dụng một cách độc lập và có khả năng kiểm soát, bổ khuyết hình thức dân chủ đại diện. Chính vì thế, trưng cầu ý dân ngày càng được ghi nhận và áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Ở Việt Nam, quyền tham gia biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là một trong những quyền chính trị cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 1946 và các bản Hiến pháp sau này ghi nhận. Theo Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” (Điều 29); “Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân” (khoản 15 Điều 70). Mặc dù được tuyên bố trong Hiến pháp, nhưng người dân cả nước chưa khi nào thực hiện quyền biểu quyết trưng cầu ý dân. Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, mà trước hết phải kể đến bối cảnh khó khăn của những giai đoạn mà Nhân dân ta tiến hành các cuộc kháng chiến cứu nước, dành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Bước sang giai đoạn Tổ quốc được thống nhất hoàn toàn, trong thời kỳ đầu của giai đoạn, tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tập quyền, Nhà nước quản lý xã hội theo phương thức tập trung, bao cấp, do điều kiện khách quan và chủ quan nên các quyền tự do dân chủ trực tiếp lúc đó còn chưa thực sự được coi trọng. Tuy nhiên, khi Đảng và Nhà nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước và đồng thời ngày càng coi trọng việc phát huy dân chủ thì trưng cầu ý dân được coi là một hình thức dân chủ đặc biệt quan trọng. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, Quốc hội đã chủ trương xây dựng một số luật về quyền con người, quyền công dân, trong đó phải kể đến Luật trưng cầu ý dân. Quá trình xây dựng Luật cần có thêm các dữ liệu nghiên cứu lý luận, pháp luật và thực tiễn về trưng cầu ý dân trên thế giới để tìm ra các kinh nghiệm cho Việt Nam.

Cuốn sách Lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân trên thế giới và ở Việt Nam được thực hiện và xuất bản với sự hỗ trợ về tài chính trong Chương trình cải cách hành chính và quản trị công (giai đoạn II) hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch, được triển khai tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hy vọng cuốn sách sẽ bổ sung một số nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đọc, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, các đại biểu Quốc hội, các giảng viên, học viên, sinh viên ngành luật và tất cả những ai quan tâm đến việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và cơ chế về bảo đảm trưng cầu ý dân ở nước ta.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận và pháp luật cơ bản về trưng cầu ý dân

Chương II: Pháp luật và thực tiễn về trưng cầu ý dân ở một số quốc gia trên thế giới

Chương III: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân ở Việt Nam


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162112854.jpg

Giáo trình: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung – PGS.TS. Vũ Công Giao – TS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 456 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Quyền con người là tiếng nói chung, mục tiêu chung của xã hội loài người. Tư tưởng, lý luận về quyền con người là giá trị nhân văn cao quý, tài sản vô giá của cộng đồng nhân loại. Pháp luật về quyền con người ghi nhận các tư tưởng và lý luận về quyền con người, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển tự do, nhân phẩm và hạnh phúc của mỗi người, mỗi quốc gia và văn minh nhân loại.

Lý luận và pháp luật về quyền con người chỉ rõ rằng quyền con người hiện diện trong từng con người và trong cộng đồng xã hội, là tài sản chung, mỗi thành viên trong cộng đồng nhân loại đều được hưởng thụ quyền con người một cách bình đẳng, không phải là sở hữu riêng độc chiếm của một quốc gia hay nhóm người nào. Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cả trong lý luận, pháp luật và thực tiễn là nghĩa vụ và cần sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, tổ chức và từng cá nhân. Được chính thức pháp điển hóa trong luật quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quyền con người hiện đã trở thành một hệ thống các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế có tính chất bắt buộc đối với mỗi quốc gia; việc tôn trọng, bảo vệ các quyền con người trở thành thước đo căn bản về trình độ văn minh của các nước và các dân tộc trên thế giới. Thực hiện các quy tắc xử sự và các chuẩn mực trong lĩnh vực quyền con người, nhân loại đang hướng tới xây dựng một “nền văn hóa nhân quyền”, trong đó kết hợp hài hòa những đặc thù và giá trị truyền thống tốt đẹp của các dân tộc với các tiêu chuẩn pháp lý quốc tế được thừa nhận chung về nhân phẩm và giá trị của con người.

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng, tư tưởng về quyền con người và việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người không hề xa lạ hay mâu thuẫn với lý tưởng cộng sản, mà ngược lại, là cốt lõi, là bản chất của chủ nghĩa Mác – Lênin. Ở Việt nam, cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo từ đầu thế kỷ XX đến nay không có mục đích gì khác hơn là giành và giữ các quyền con người cho toàn thể dân tộc và cho mỗi người dân Việt Nam, góp phần gìn giữ hòa bình và công lý trên toàn thế giới. Trong thực tế, quan tâm và thúc đẩy các quyền con người là quan điểm chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, được phản ánh rõ nét trong hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Hiến pháp năm 2013 cho thấy, Hiến pháp Việt Nam là Hiến pháp vì các quyền và tự do cơ bản của con người. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định quyền con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước.

Do quyền con người có giá trị phổ quát và ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội nên nhu cầu kiến thức và pháp luật về quyền con người ngày càng cao, đối với mọi thành viên xã hội, ở mọi cấp độ. Do thiếu kiến thức về quyền được thụ hưởng, trong nhiều trường hợp người dân không biết cách tự bảo vệ các quyền hợp pháp của mình hoặc hành động vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và của cộng đồng. Đối với các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước, thiếu kiến thức về quyền hợp pháp của mình hoặc hành động vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và của cộng đồng. Đối với các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước, thiếu kiến thức về quyền cũng dẫn đến thiếu ý thức trách nhiệm trong thực hiện công vụ, dẫn đến những hạn chế, sai sót trong xây dựng và thực thi pháp luật, quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền con người, quyền công dân, từ đó, tạo ra khoảng cách, mâu thuẫn, gây mất lòng tin của người dân với bộ máy công quyền. Xã hội dựa trên nền tảng chủ quyền nhân dân và Nhà nước pháp quyền thì mọi người đều cần hiểu biết về quyền của chính mình, tất cả các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân đều có nhu cầu phải được giáo dục về quyền con người, người giữ trọng trách càng cao trong các tổ chức và trong xã hội thì càng phải am hiểu sâu sắc lý luận và pháp luật về quyền con người để hành động vì các quyền và tự do cơ bản của con người.

Trước thực tế đó, được phê duyệt của Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật đã đưa môn học Lý luận và Pháp luật về Quyền con người vào các chương trình đào tạo từ năm 2007. Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người được biên soạn để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập môn học này của giảng viên và sinh viên của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khác trong nghiên cứu, giảng dạy về quyền con người.

Quyền con người là một phạm trù đa diện, đòi hỏi các tiếp cận và nghiên cứu đa ngành, liên ngành, song, nghiên cứu luật học về quyền con người cần là hướng phát triển nghiên cứu chủ yếu, bởi vậy, Giáo trình này có tên gọi là “Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người”. Phù hợp với tên gọi đó, bên cạnh khối lượng kiến thức trọng tâm là pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền con người, giáo trình này còn tiếp cận một lượng kiến thức nhất định lý luận về quyền con người của nhiều ngành khoa học (triết học, chính trị học, xã hội học, khoa học lịch sử,…) nhằm cung cấp cho người học sự hiểu biết toàn diện về vấn đề rất rộng lớn và phức tạp này.

Giáo trình này được xuất bản lần đầu vào năm 2009 và đã được bổ sung, tái bản năm 2011. Trong những năm vừa qua, pháp luật và thực tiễn quốc gia, khu vực và thế giới về quyền con người đã có một số thay đổi quan trọng, vì vậy, Khoa Luật tiếp tục tổ chức tái bản có sửa đổi và cập nhật những kiến thức, thông tin mới nhằm làm cho giáo trình trở nên hoàn thiện hơn. Hy vọng cuốn Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người tiếp tục đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu về quyền con người của giảng viên, sinh viên Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và có giá trị tham khảo cho các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở đào tạo, cơ quan nghiên cứu khác về quyền con người.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Nhập môn Lý luận và Pháp luật về quyền con người

Chương II: Khái quát về quyền con người

Chương III: Khái quát Luật quốc tế về quyền con người

Chương IV: Các quyền dân sự và chính trị trong Luật quốc tế

Chương V: Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong Luật quốc tế

Chương VI: Luật quốc tế về quyền của một số nhóm người dễ bị tổn thương

Chương VII: Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Chương VIII: Lịch sử phát triển và quan điểm, chính sách cơ bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người

Chương IX: Pháp luật và cơ chế thực hiện quyền con người ở Việt Nam


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162127366.jpg

Sách: BẢO HIẾN VÀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Đặng Minh Tuấn (chủ biên)

Nhà xuất bản: Tư pháp

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 283 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định về tổ chức quyền lực nhà nước và bảo vệ các quyền con người. Về bản chất, mọi vấn đề của Hiến pháp đều gắn với vấn đề quyền con người. Trước hết, việc tổ chức quyền lực nhà nước theo những thể thức giới hạn, kiểm soát quyền lực có mục đích căn bản là bảo vệ các quyền tự nhiên, quyền con người. Hơn nữa, các quyền con người cũng là một nội dung cơ bản của Hiến pháp. Do vậy, Hiến pháp – đạo luật có nguồn gốc và mục đích bảo vệ quyền con người, được coi là đạo luật nhân quyền.

Quan niệm Hiến pháp là đạo luật nhân quyền, thì bảo hiến có nghĩa là bảo vệ quyền con người. Thực vậy, bảo hiến có vị trí, vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền con người. Tuy nhiên, mỗi mô hình bảo hiến, cơ quan bảo hiến cụ thể có vai trò, thực hiện các phương thức, quy trình khác nhau trong việc bảo vệ quyền con người. Có nhiều yếu tố bảo đảm, tác động đến vị trí, vai trò của bảo hiến trọng việc bảo vệ quyền con người. Nghiên cứu các trường hợp điển hình cho phép nhìn nhận lại các lý thuyết truyền thống về bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người, đồng thời đánh giá vị trí pháp lý và thực tế của các mô hình bảo hiến cụ thể trong việc bảo vệ các quyền con người.

Ở Việt Nam, bảo hiến là một lĩnh vực đã được nghiên cứu từ nhiều năm trở lại đây. Tuy vậy, vấn đề bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người dường như chưa được chú ý một cách thỏa đáng. Nhiều vấn đề trong mối quan hệ giữa bảo hiến và quyền con người đặt ra như: Vị trí, vai trò bảo hiến với bảo vệ các quyền con người; phương thức, quy trình bảo vệ quyền con người của bảo hiến; sự ảnh hưởng của quyền con người đến quá trình hình thành, phát triển của bảo hiến; các mô hình bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người; thực tiễn bảo hiến với việc bảo vệ quyền con người.

Nội dung:

Cuốn sách này phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận trên trong các mô hình bảo hiến, đại diện cho các quốc gia dân chủ phát triển, chuyển đổi và một số quốc gia ở châu Á, theo đó được kết cấu thành 5 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về bảo hiến với bảo vệ quyền con người

Chương II: Bảo hiến với bảo vệ quyền con người ở một số quốc gia theo mô hình Hoa Kỳ

Chương III: Bảo hiến với bảo vệ quyền con người ở một số quốc gia theo mô hình châu Âu

Chương IV: Bảo hiến với bảo vệ quyền con người ở một số quốc gia theo mô hình Hội đồng Hiến pháp

Chương V: Bảo hiến với bảo vệ quyền con người ở một số quốc gia theo mô hình bảo hiến Nghị viện


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162147594.jpg

Sách: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

Tác giả: TS. Mai Hải Đăng (chủ biên)

Nhà xuất bản: Tư pháp

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 187 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận từ lâu trong nhiều văn kiện, công ước, điều ước quốc tế như: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; các công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966; Tuyên bố Stockholm về các vấn đề về môi trường năm 1972; Tuyên ngôn về môi trường và pháp triển năm 1992; Tuyên bố Johame về phát triển bền vững năm 2002. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang tác động trực tiếp đến việc hưởng thụ các quyền con người, trước hết là quyền được sống trong môi trường trong lành.

Ở nước ta, trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/20005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việc Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đưa ra là cần phải hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên…

Quyền được sống trong môi trường trong lành được nhà nước và xã hội chú ý trong vài năm gần đây, sau khi chứng kiến những tàn phá môi trường trên diện rộng do nạn phá rừng và hậu quả của sự biến đổi khí hậu. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên hiến định về quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43), qua đó đã đặt ra những yêu cầu trực tiếp về việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về quyền này trong thời gian tới.

Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo về quyền môi trường theo những quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, chúng tôi đã xuất bản cuốn sách này.

Nội dung:

Cuốn sách được chia làm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề lý luận về quyền con người, quyền môi trường

Chương II: Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về quyền môi trường

Chương III: Hoàn thiện pháp Luật Việt Nam về bảo vệ môi trường


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160316162211724.jpg

Sách: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Doãn Hồng Nhung (chủ biên)

Nhà xuất bản: Tư pháp

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 558 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng: “hàng triệu người sinh ra rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người” (Woflgang Benedek).

Kho tàng kiến thức về quyền con người, quyền công dân rất quan trọng nên mục tiêu của đào tạo và giáo dục con người nhằm: “ Thúc đẩy sự tôn trọng của quyền cơ bản của con người…” (theo Điều 26 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 của Liên Hợp Quốc).

Nghiên cứu khoa học về quyền con người, xây dựng văn hóa tôn trọng quyền con người trên toàn thế giới là góp phần vun đắp trí tuệ cho thế hệ hiện tại và tương lai. Nhận thức rõ điều đó, chúng ta đã, đang và sẽ không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng các thể chế thiết thực bảo vệ quyền thiêng liêng đó – quyền con người. Các cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người (Human Rights Mechanisms) đã được ghi nhận gồm có 3 cấp độ cơ bản: Cấp độ quốc tế (Liên Hợp Quốc), cấp độ khu vực (châu Âu, châu Phi, Đông Nam Á,…) và cấp độ quốc gia.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã nâng vị thế của Việt Nam từ nước nô lệ trở thành một đất nước có tên và chủ quyền quốc gia trên thế giới. Năm 1945, Liên Hợp Quốc được thành lập. Cho đến nay, tổ chức này đã nỗ lực xây dựng những chuẩn mực chung trong cơ chế bảo vệ quyền con người. Hệ thống các quyền con người và các quyền cá nhân, quyền tập thể đều đã nỗ lực ghi nhận các quyền con người trong pháp luật quốc gia và quốc tế. Chúng ta nhận thấy, nếu chỉ dừng lại việc ghi nhận các quyền con người trong pháp luật là điều kiện cần thì chưa đủ mà điều quan trọng là phải có biện pháp để bảo vệ các quyền khỏi bị vi phạm và thúc đẩy sự tôn trọng và thực hiện các quyền trên thực tiễn. Vận dụng tư tưởng nhân quyền Việt Nam vào xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quyền con người với pháp triển bền vững trong thực tiễn là việc làm cần thiết.

Quyền của con người rất phong phú và hiện tượng vi phạm quyền con người cũng rất đa dạng, do nhiều loại chủ thể gây ra (Nhà nước, pháp nhân, cá nhân,…) nên việc bảo vệ và thực hiện các quyền cần đa dạng và sự hợp tác, cộng tác của cộng đồng nhân dân, tổ chức, cá nhân, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước, nhưng đồng thời nó cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân của môi quốc gia trên thế giới được thể hiện cụ thể và rõ nét trong COP 21 (tháng 12 năm 2015 tại Paris, Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mọi cá nhân, tổ chức năm 1998). Nghiên cứu, tìm hiểu, xác định các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia bảo vệ tài nguyên – môi trường để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hướng tới phát triển bền vững và tăng trưởng xanh có tính cấp thiết, tính thời sự khi trái đất ngày một nóng lên, biến đổi khí hậu đã ngày càng trở nên khắc nghiệt với sự sống của con người.

Chính vì vậy, nội dung nghiên cứu của cuốn: “Quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam” được triển khai từ khuôn khổ đề tài: “Quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hướng tới phát triển bên vững ở Việt Nam” được nghiệm thu trong năm 2014, mã số KL.NQ 14.08 thuộc dự án Đan Mạch về quyền con người năm 2014. Cuốn sách nhằm cung cấp nguồn tài liệu phục vụ cho học sinh, sinh viên, học viên cao học chuyên ngành Luật học, Luật kinh doanh – Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật dân sự - Luật kinh tế ở Việt Nam, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực chuyên ngành Luật kinh tế muốn tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực đất đai, tài nguyên – môi trường. Cuốn sách đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lý về các thành tố cơ bản trong môi trường sống của con người, để từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nâng cao nhận thức về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam.

Nội dung:

Chia thành các phần và chương sau:

Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường với vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương I: Cơ sở lý luận về quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường

Chương II: Sự cần thiết để phát triển bền vững và tăng trưởng xanh của quốc gia

Chương III: Phát triển bền vững quốc gia, hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường ở Việt Nam

Phần II: Tình hình tài nguyên – môi trường và thực trạng quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường ở Việt Nam

Chương IV: Đánh giá về tài nguyên và hiện trạng ô nhiễm môi trường – suy thoái môi trường

Chương V: Thực trạng áp dụng quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường

Chương VI: Quyền con người trong lĩnh vực đất đai

Chương VII: Quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên nước

Chương VIII: Quyền con người trong khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng, khoáng sản và đa dạng sinh học

Chương IX: Quyền con người trong phát triển, khai thác kinh tế, tài nguyên biển với bảo vệ chủ quyền biển đảo và bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Chương X: Pháp luật về đê điều bảo vệ quyền tài sản của nhân dân trong phòng chống thiên tai

Phần III: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương XI: Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả thực thi quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường

Chương XII: Hoàn thiện pháp luật về quyền của con người có nơi ở, quyền có nhà ở hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương XIII: Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch không gian đô thị hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và bảo đảm an sinh xã hội

Chương XIV: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền con người trong lĩnh vực tài nguyên – môi trường hướng tới phát triển bền vững


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160601163631843.jpg

Sách: HỎI ĐÁP VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao, TS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 14.5 x 20.5cm

Số trang: 327 trang, bìa cứng

 

Giới thiệu:

Kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập (năm 1945), quyền con người đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn kiện pháp luật quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu được các quốc gia, trong đó có Việt Nam cam kết tôn trọng và thực hiện. Ở Việt Nam việc phổ biến và giáo dục nhân quyền ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâm và khuyến khích.

Trong bối cảnh đó, một số cơ sở đào tạo, trong đó có Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, đã và đang xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục, nghiên cứu và phổ biến quyền con người. Nhiều tài liệu phục vụ các hoạt động này đã được xây dựng và xuất bản, trong đó có cuốn Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2009 (tái bản năm 2011).

Mặc dù vậy, những tài liệu hiện có vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nghiên cứu và tìm hiểu quyền con người ngày càng cao ở nước ta. Trước thực tế đó, trong năm 2010, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội đã xuất bản cuốn sách Hỏi đáp về quyền con người dựa trên cuốn Giáo trình kể trên nhằm giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận với những nội dung cốt lõi nhất của vấn đề nhân quyền, Với chủ ý như vậy chúng tôi đã xây dựng cuốn sách dưới dạng Hỏi – Đáp, với những thông tin ngắn gọn, xúc tích được chia thành các mục, bao gồm cả những vấn đề lý luận, pháp lý về nhân quyền ở tầm quốc tế và Việt Nam. Cuốn sách đã được tái bản lần thứ nhất năm 2011 và lần thứ hai năm 2013. Tuy nhiên, để cập nhật những kiến thức, thông tin mới về vấn đề nhân quyền trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là những quy định mới trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 2013, chúng tôi quyết định tái bản cuốn sách lần thứ ba với một số nội dung được sửa đổi, bổ sung.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề quyền con người.

Nội dung:

Phần I: Khái lược về quyền con người.

Phần II: Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền.

Phần III: Nội dung khái quát của một số quyền con người cơ bản theo pháp luật quốc tế và Việt Nam.

Phần IV:  Khái quát về lịch sử, quan điểm và chính sách về nhân quyền ở Việt Nam.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20170731143306372.jpg

Giáo trình: GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16x24cm

Số trang:536 trang, bìa mềm

Giá bán: 162.000 VNĐ

Giới thiệu:

Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở, là môn học có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân luật học và trong hệ thống các khoa học pháp lý. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật bao quát toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất của đời sống nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho việc tiếp cận các khoa học pháp lý chuyên ngành cũng như trong việc tìm hiểu các vấn đề nhà nước, pháp luật nói chung.

Với tư cách là một môn học pháp lý cơ sở, không chỉ dừng lại ở việc cung cấp tri thức, lý luận nhà nước và pháp luật còn có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng cho sinh viên tư duy pháp lý, năng lực phân tích,  tiếp cận các hiện tượng, các vấn đề chính trị - pháp lý sinh động và đa dạng của thực tiễn.

Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và khu vực đã và đang đặt ra yêu cầu đổi mới, phát triển đối với các ngành khoa học pháp lý nước nhà, trong đó có lý luận nhà nước và pháp luật. Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới hoạt động đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và lý luận hiện nay, việc tổ chức nghiên cứu, viết mới giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật là rất cần thiết.

Thời cuộc mới đã và đang đặt ra cho lý luận nhà nước và pháp luật ở cấp độ khoa học và môn học những thách thức, yêu cầu và cơ hội phát triển mới. Những đổi thay lớn lao trong đời sống quốc gia và quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo luật học nói chung, giảng dạy môn lý luận nhà nước và pháp luật nói riêng.

Trong quá trình nghiên cứu, viết giáo trình, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các sách chuyên khảo, các giáo trình về lý luận nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ. Quan điểm chỉ đạo trong việc biên soạn mới giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật lần này là kế thừa những kết quả nghiên cứu của khoa học lý luận nhà nước và pháp luật, đồng thời bổ sung nhiều cách tiếp cận mới đã và đang được định hình ở nước ta, phù hợp với lý luận và thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nền văn hóa pháp luật, hội nhập quốc tế, đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước nhà. Các khái niệm, phạm trù, quan điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật truyền thống được kế thừa nhưng đã có sự bổ sung, điều chỉnh nhất định để đảm bảo tính mới về lý luận và phù hợp thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước theo quan điểm, chỉnh sách và pháp luật của Nhà nước ta hiện nay.

Nội dung:

Sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Nhập môn lý luận nhà nước và pháp luật

Chương I: Lý luận nhà nước và pháp luật – đối tượng nghiên cứu, vị trí, vai trò trong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học xã hội và nhân văn

Chương II: Phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu và định hướng phát triển lý luận nhà nước và pháp luật

Phần thứ hai: Lý luận nhà nước

Chương III: Nguồn gốc nhà nước

Chương IV: Nhận thức, bản chất, đặc trưng cơ bản và vai trò nhà nước

Chương V: Kiểu nhà nước

Chương VI: Hình thức nhà nước

Chương VII: Chức năng nhà nước

Chương VIII: Bộ máy nhà nước

Chương IX: Nhà nước pháp quyền

Chương X: Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chương XI: Mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân trong nhà nước pháp quyền

Chương XII: Hệ thống chính trị và vị trí, vai trò nhà nước trong hệ thống chính trị

Phần thứ ba: Lý luận pháp luật

Chương XIII: Các trường phái pháp luật

Chương XIV: Sự hình thành pháp luật

Chương XV: Quan niệm pháp luật, các thuộc tính, bản chất, chức năng, nguyên tắc và vai trò pháp luật

Chương XVI: Kiểu, hình thức và nguồn pháp luật

Chương XVII: Pháp luật trong hệ thống các loại quy phạm xã hội

Chương XVIII: Quy phạm pháp luật

Chương XIX: Hệ thống pháp luật

Chương XX: Hành vi pháp luật, hành vi hợp pháp, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp luật

Chương XXI: Quan hệ pháp luật

Chương XXII: Ý thức pháp luật

Chương XXIII: Văn hóa pháp luật

Chương XXIV: Văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng pháp luật

Chương XXV: Pháp chế

Chương XXVI: Thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, lỗ hổng pháp luật, xung đột pháp luật và giải thích pháp luật

Chương XXVII: Lý thuyết điều chỉnh pháp luật và cơ chế điều chỉnh pháp luật


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161728789.jpg

Sách: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên)

Nhà xuất bản: Hồng Đức

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 262 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp ình sự là bộ phận quan trọng của hệ thống quyền con người trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia. Do đó, quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự có những đặc điểm chung của quyền con người, đồng thời còn có những đặc điểm riêng là những quyền này chỉ xuất hiện khi có sự đương đầu của cá nhân người bị cáo buộc phạm tội với các cơ quan công quyền có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Từ những đặc điểm của quyền con người trong lĩnh vực tư pháp mà hình thành nên cơ chế đặc thù của bảo đảm quyền con người ở lĩnh vực này. Vì vậy, sách chuyên khảo: “Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự” cố gắng giải mã những đặc thù này trên nền tảng chung của quyền con người và bảo đảm quyền con người. Nội dung cuốn sách đề cập đến những nội dung chủ yếu sau:

a. Khái niệm, đặc quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự; b. Quyền con người thể hiện trong quy định về tội phạm và hình phạt của luật hình sự; c. Quyền con người trong pháp luật tố tụng hình sự; d. Quyền con người trong pháp luật thi hành án hình sự; e. Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

Khi thể hiện những nội dung này, các tác giả tiếp cận theo cách phân tích, bình luận các tiêu chí quốc tế về quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự của các văn kiện pháp lý quốc tế đối chiếu với thực trạng pháp luật và thực tiễn Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự ở nước ta. Trên cơ sở cách tiếp cận này, nội dung cuốn sách được các tác giả trình bày rõ ràng, logic, tránh bị trùng lắp, tiện cho sự theo dõi của người đọc, đồng thời cũng thể hiện được tính định hướng của sách chuyên khảo này.

Với nội dung và cách trình bày nêu trên, sách chuyên khảo dựa trên nền tảng các khoa học pháp lý trong lĩnh vực tư pháp hình sự và khoa học về nhân quyền; kế thừa giáo trình và công trình nghiên cứu; các ấn phẩm trong nước và trên thế giới, đặc biệt là kết quả nghiên cứu, kết quả đào tạo ở các lĩnh vực liên quan đến quyền con người do Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện. Vì vậy, nhân đây cho phép tập thể tác giả biên soạn sách chuyên khảo bày tỏ sự cám ơn đến GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Vũ Công Giao và những cán bộ ở Trung tâm nhân quyền là những người có hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực nhân quyền ở Việt Nam.

Trong quá trình biên soạn, tập thế tác giả dựa trên chương trình đào tạo theo tín chỉ của bậc đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ Luật ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nên nội dung và hình thức cũng được cải tiến cho phù hợp, hướng tới việc chủ động trong quá trình học tập, nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh. Sách chuyên khảo này kế thừa những kết quả và kinh nghiệm giảng dạy các học phần trong lĩnh vực tư pháp hình sự và quyền con người trong những năm qua tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nên đã chú ý tới việc nâng cao tính chất lý luận, tính thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học tập, tiếp cận thực tiễn và nghiên cứu khoa học của học viên, nghiên cứu sinh trong quá trình đào tạo.

Khi biên soạn cuốn sách chuyên khảo này, do những hạn chế về chủ quan và khách quan nên không tránh khỏi thiếu sót, chúng tôi chân thành cám ơn sự đóng góp của các đồng nghiệp, học viên, nghiên cứu sinh và bạn đọc để hoàn thiện trong các lần tái bản.

Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách chuyên khảo này.

Nội dung:

Cuốn sách gồm các chương:

Chương I: Khái niệm, đặc điểm quyền con người trong tư pháp hình sự.

Chương II: Quyền con người trong pháp luật hình sự.

Chương III: Quyền con người trong tố tụng hình sự.

Chương IV: Quyền con người trong pháp luật thi hành án hình sự.

Chương V: Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự.

 
 


Sách: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Bá Diến

Nhà xuất bản: Tư pháp

Năm xuất bản: 2015

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang:859 trang, bìa mềm

Giá bán: 130.000 VNĐ

Giới thiệu: Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu phát triển của mọi cuộc cách mạng xã hội: Tất cả cho con người và vì con người! Quyền con người dựa trên một hệ thống giá trị toàn cầu phổ biến nhằm đáp ứng không ngừng khát vọng sống và quyền sống thiêng liêng của mỗi người, được các quy pháp pháp luật quốc tế và quốc gia bảo vệ. Bên cạnh các quy định mang tính toàn cầu, có giá trị chung, mỗi quốc gia, khu vực cũng có những quy định riêng về vấn đề này, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đặc thù của mỗi nước. Với sự hỗ trợ của Dự án hợp tác Việt Nam – Đan Mạch, của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), sách chuyên khảo “Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và luật Nhân quyền quốc tế” được nghiên cứu, biên soạn nhằm góp phần cung cấp nguồn học liệu phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học hệ đại học và sau đại học chuyên ngành luật học của ĐHQGHN và các cơ sở nghiên cứu và đào tạo khác của Việt Nam

Nội dung Sách gồm 3 phần được chia thành 20 chương:

Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và luật quốc về quyền con người (Luật Nhân quyền quốc tế)

Phần thứ hai: Các điều ước quan trọng về quyền con người

Phần thứ ba: Pháp luật Việt Nam về quyền con người trong mối quan hệ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150512145035495.jpg

Sách: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn – TS. Mai Văn Thắng (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 366 trang, bìa mềm

Giá bán: 105.000 VNĐ

Giới thiệu:

Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789) lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thành tựu đặc sắc bậc nhất về pháp luật trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam thời trung đại chính là Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) và Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ triều Hậu Lê. Đây là những Bộ luật phản ánh trung thực, rõ nét nhất trạng thái chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Đại Việt triều Hậu Lê. Những Bộ luật này đã trở thành khuôn mẫu cho các triều đại sau với nhiều lần được bổ sung, sửa chữa. Trong hoàn cảnh và trình độ pháp lý của thời kỳ này, tính chất hoàn thiện, hệ thống, phong phú, nhưng cũng rất chặt chẽ, cụ thể của Quốc Triều Hình Luật triều Hậu Lê, Bộ Quốc Triều Khám Tụng điều lệ hàm chứa nhiều giá trị kế thừa từ kỹ thuật lập pháp đến việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ quyền các nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong các chế định thuộc lĩnh vực hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính và tố tụng.

Có thể nói việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê, qua đó chỉ ra những giá trị đương đại, những giá trị cần tham khảo, kế thừa vào công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu, kế thừa những giá trị lịch sử - pháp lý triều Hậu Lê chắc chắn sẽ góp phần tích cực, tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả giáo dục, thực thi pháp luật, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.

Do ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề, nên việc nghiên cứu về nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê đã được nghiên cứu khá sớm ở nước ta.

Chúng tôi hi vọng cuốn sách chuyên khảo này sẽ là một tài liệu hữu ích với các giảng viên, học viên và sinh viên trong giảng dạy, nghiên cứu về nhà nước và pháp luật triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 3 chương:

Chương 1. Triều Hậu Lê với việc bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam

Chương 2. Tổ chức nhà nước triều Hậu Lê với việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người

Chương 3. Pháp luật triều Hậu Lê với việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161906774.jpg

Giáo trình: KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, TS. Võ Trí Hảo (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 304 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Sau khi tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng ngành Luật, phần lớn các sinh viên được nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp. Hoạt động của họ đòi hỏi phải hiểu biết về pháp luật, văn bản: phải xử lý, soạn thảo văn bản để trực tiếp hoặc tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để giải quyết công việc. Chất lượng của hoạt động ra quyết định phụ thuộc vào nhiều khâu, trong đó khâu soạn thảo văn bản có một ý nghĩa lớn, đồng thời cũng là hoạt động khó khăn nhất.

Và một khi đã ban hành, văn bản không những chỉ tác động đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, mà còn liên quan đến tất cả các công dân khác - đặc biệt trong trường hợp văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước.

Vì vậy, văn bản và cách thức soạn thảo văn bản rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng, tiếc thay trong các chương trình đào tạo của ta hiện nay, văn bản, soạn thảo văn bản chỉ được coi là môn phụ, hoặc được giảng dạy tích hợp trong các bộ môn khác. Sở dĩ có hiện tượng này vì văn bản và soạn thảo văn bản có một lượng kiến thức rất rộng. Môn học này không những cần có lý luận chung của nhiều ngành khoa học pháp lý, mà còn liên quan đến các bộ môn khác như logic, ngôn ngữ… Thậm chí đòi hỏi các kinh nghiệm tích lũy trong đời sống xã hội: Vì vậy, dường như không có một ngành riêng rẽ nào đủ sức đúc kết được kiến thức dành cho văn bản và soạn thảo văn bản. Sự phong phú, phức tạp cũng như sự thiếu hụt trên làm cho người soạn thảo rất bỡ ngỡ khi làm việc, từ đó có thể dẫn đến những hạn chế trong công việc của mình. Nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản cũng là một nhu cầu lớn trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia hiện nay.

Để góp phần giải quyết những vướng mắc nêu trên, trang bị cho học sinh kỹ năng tối thiểu khi tốt nghiệp ra trường làm việc, chúng tôi biên soạn cuốn giáo trình này. Tuy nhiên, để phù hợp với phạm vi giảng dạy tại cơ sở đào tạo, giáo trình chỉ đề cập đến lĩnh vực văn bản pháp luật – mà chủ yếu là văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước. Trong quá trình biên soạn có vận dụng các kiến thức đã tích lũy, cũng như tham khảo vấn đề này ở các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Lê Thái Ất, Nguyễn Văn Thâm, Phan Mạnh Hân, Vũ Hữu Tửu, Trần Anh Minh, Nguyễn Huy Thông, Hồ Quang Chính, Hoàng Sao và Nguyễn Thế Quyền.

Với một chủ đề phức tạp như đã nêu ở trên, việc biên soạn cuốn sách không tránh được những thiếu sót. Tập thể tác giả xin được tiếp thu ý kiến góp ý của bạn đọc để lần tái bản sau được tốt hơn.

Nội dung:

Gồm các phần và chương sau:

Phần I: Lý luận chung về văn bản và soạn thảo văn bản

Chương I: Khái niệm và vai trò của văn bản.

Chương II: Phân loại văn bản.

Chương III: Khái niệm kỹ thuật soạn thảo, những yêu cầu của soạn thảo văn bản.

Chương IV: Thể thức văn bản.

Chương V: Văn phong và ngữ pháp.

Phần II: Kỹ thuật soạn thảo các loại văn bản thông dụng

Chương VI:  Soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Chương VII: Soạn thảo văn bản áp dụng pháp luật.

Chương VIII: Soạn thảo văn bản hành chính.

Chương IX: Phát hành, luân chuyển, lưu trữ, tiêu hủy văn bản.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161646221.jpg

Sách: SỰ HẠN CHẾ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 545 trang, bìa mềm

Giá bán: 144.000 VNĐ

Giới thiệu:

Sự hạn chế quyền lực nhà nước lần đầu tiên được công bố năm 2005 trong bối cảnh có rất nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề quyền lực nhà nước sau công cuộc Đổi mới được phát động. Cho đến nay, với việc thừa nhận sự cần thiết phải có sự kiểm soát quyền lực nhà nước của Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ mười một, năm 2011 và nhất là việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thành Hiến pháp mới, cùng với sự xuất hiện thuật ngữ Chủ nghĩa Hiến pháp, hay còn được gọi là Chủ nghĩa hợp hiến, bên cạnh việc cần phải đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo đảm quyền con người, vấn đề hiểu về sự giới hạn quyền lực nhà nước dưới nhiều góc độ khác nhau cả ở tầm lý thuyết cả ở tầm thực tiễn lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 8 chương:

Chương I: Sự cần thiết phải giới hạn quyền lực nhà nước

Chương II: Hiến pháp – Phương thức quan trọng nhất của hạn chế quyền lực nhà nước

Chương III: Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp – Sự thể hiện tập trung lý thuyết về giới hạn quyền lực nhà nước

Chương IV: Bảo đảm nhân quyền không bị vi phạm – Một nội dung của việc hạn chế quyền lực nhà nước

Chương V: Các chức danh quan trọng của nhà nước phải được bầu cử và với một nhiệm kỳ nhất định – Một hình thức hạn chế quyền lực nhà nước

Chương VI: Quyền lực nhà nước giới hạn bằng việc phân chia/phân công, phân nhiệm, tự kiểm tra bên trong (Sự giới hạn quyền lực nhà nước từ bên trong)

Chương VII: Chính phủ phải chịu trách nhiệm – Tiêu điểm của hạn chế quyền lực nhà nước từ bên trong

Chương VIII: Những phương thức hạn chế quyền lực nhà nước từ bên ngoài


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160601163751587.jpg

Sách: QUYỀN AN SINH XÃ HỘI VÀ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 317 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Quyền An sinh xã hội và đảm bảo thực hiện quyền này trên thực tế luôn là mối quan tâm của cả nhân loại. Cho tới nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận việc được hưởng dịch vụ an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người ở mọi thời đại và mọi chế độ xã hội. Việc thực hiên an sinh xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào nhằm hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển. Vì vậy, an sinh xã hội ngày càng trở nên quan trọng đối với mỗi quốc gia và đối với các tổ chức quốc tế.

Liên hợp quốc chính thức ghi nhận an sinh xã hội trong tuyên ngôn Nhân quyền của Liên hợp quốc vào năm 1948 (tại Điều 3 của Tuyên ngôn). Tổ chức lao động quốc tế (ILO) với tư cách là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc cũng đã ban hành một số công ước, khuyến nghị về an sinh xã hội, mà quan trọng nhất là Công ước 102 – Công ước về tiêu chuẩn tối thiểu về an sinh xã hội trong đó xác định 9 dạng trợ cấp cơ bản: đó là chế độ chăm sóc y tế, ốm đau, thất nghiệp, tuổi già, tai nạn lao động, trợ cấp gia đình, mất sức lao động, thai sản và tử tuất.

Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu lập nước, an sinh xã hội đã luôn là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế cũng như hoàn cảnh chiến tranh, ở thời kỳ đầu an sinh xã hội chỉ được thực hiện ở một mức độ nhất định với những chế độ cơ bản. Càng ngày, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống an sinh xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển.

Ngày nay, an sinh xã hội đã hình thành một hệ thống rộng lớn, gồm nhiều nội dung do nhiều văn bản pháp luật quan trọng, có tầm hiệu lực cao điều chỉnh, tạo thành một mạng lưới pháp lý bảo vệ, bảo đảm đời sống của người dân trong xã hội, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an toàn xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Quyền an sinh xã hội ở nước ta ngày càng được nâng lên đáng kể, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: Quyền được bảo vệ thu nhập; Quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; Quyền được trợ giúp trong các hoàn cảnh khó khăn; Quyền được tiếp cận các dịch vụ cơ bản; Quyền an sinh xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt…Đảm bảo quyền an sinh xã hội trong đời sống xã hội ở các nước nói chung và ở Việt Nam nói riêng luôn là vấn đề mang tính thời sự cần được nghiên cứu ở các góc độ và mức độ khác nhau. Đây chính là lý do để nhóm tác giả tập trung nghiên cứu và viết cuốn sách chuyên khảo này. Cuốn sách này sẽ là nguồn tài liệu quý giá cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về an sinh xã hội, đặc biệt là trên phương diện quyền con người.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Khái quát về quyền an sinh xã hội.

Chương II: Quyền an sinh xã hội trong quy định pháp luật quốc tế.

Chương III: Quyền an sinh xã hội trong pháp luật Việt Nam.

Chương IV: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc bảo vệ thu nhập thông qua bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

Chương V: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe thông qua bảo hiểm y tế.

Chương VI: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong trợ giúp xã hội khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn.

Chương VII: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Chương VIII: Thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội đối với một số đối tượng đặc biệt.

Chương IX: Một số biện pháp nhằm đảm bảo quyền an sinh xã hội trong pháp luật Việt Nam.

 
 


Sách: GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: Bùi Thị Thanh Hằng (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2014

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 478 trang, bìa mềm

Giá bán: 140.000 VNĐ

Giới thiệu: bên cạnh các nội dung truyển thống của các giáo trình luật tố tụng dân sự hiện nay, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam bổ sung thêm chương “Nhận thức chung về quyền con người và pháp luật tố tụng dân sự” và chương “Pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới” với mục đích giúp người đọc tiếp cận pháp luật tố tụng dân sự như là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền con người và có cái nhìn toàn diện về pháp luật tố tụng dân sự trên cơ sở so sánh đối chiếu. Giáo trình này là tài liệu dùng cho các chương trình đào tạo cử nhân luật học và cử nhân quyền con người tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) cũng như là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo luật học khác ở Việt Nam.

Nội dung gồm 14 chương:

Chương 1: Nhận thức chung về quyền con người và pháp luật tố tụng dân sự

Chương 2: Khái niệm và nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam

Chương 3: Thẩm quyền của tòa án nhân dân

Chương 4: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự

Chương 5: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự

Chương 6: Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; thời hạn tố tụng, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu

Chương 7: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác

Chương 8: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm

Chương 9: Thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

Chương 10: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dân sự

Chương 11: Thủ tục giải quyết việc dân sự

Chương 12: Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyệt định dân sự của tòa án nước ngoài; quyết định của trọng tài nước ngoài

Chương 13: Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự

Chương 14: Pháp luật tố tụng dân sự của một số quốc gia trên thế giới

 
 


Sách: PHÁP LUẬT VỀ CÔNG VỤ VÀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VỤ

Thể loại: Sách tham khảo

Tác giả: GS.TS. Phạm Hồng Thái (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 302 trang, bìa mềm

Giá bán: 144.000 VNĐ

Giới thiệu: Về pháp luật, đạo đức, pháp luật công vụ, đạo đức cán bộ, công chức, đạo đức công vụ đã có nhiều những nghiên cứu, nhưng chưa được xem xét một cách riêng rẽ, chưa khám phá một cách đầy đủ, xác đáng về những biểu hiện, quan hệ của chúng. Vì vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo và tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau. Góp phần làm đầy lên những nhận thức về pháp luật, đạp đức, pháp luật về công vụ, đạo đức công vụ. Vấn đề về pháp luật công vụ và đạo đức công vụ là những vấn đề rất rộng lớn, do đó Sách “Pháp luật về công vụ và đạo đức công vụ” tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, chung nhất, có tính phương pháp mà không đi sâu vào nghiên cứu mọi sự biểu hiện của các hiện tượng này.

Nội dung gồm 05 chương:

Chương 1: Những triết lý căn bản về pháp luật

Chương 2: Những triết lý căn bản về đạo đức và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Chương 3: Pháp luật về công vụ

Chương 4: Đạo đức cán bộ, công chức và đạo đức công vụ

Chương 5: Sự điều chỉnh của pháp luật về đạo đức công vụ

 


Sách: GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái, PGS.TS. Chu Hồng Thanh, PGS.TS. Vũ Công Giao (Đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 299 trang, bìa mềm

Giá bán: 144.000 VNĐ

Giới thiệu: Hiện nay nội dung phòng, chống tham nhũng đã và đang được giảng dạy ở rất nhiều trường hành chính, kinh tế và trường luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, vấn đề giáo dục phòng, chống tham nhũng đã được đề cập và nhấn mạnh trong luật Phòng chống tham nhũng và Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa công tác quan trọng này, ngày 02/12/2009 của Thủ tướng Chính phjủ đã ký Quyết định số 137/2009/QĐ.TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Theo đề án này, tất cả các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học luật, cần đưa vấn đề phóng, chống tham nhũng vào giảng dạy và nghiên cứu. Thực hiện các chủ trương, chính sách đó, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức biên soạn “Giáo trình Ly luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng” để sử dụng cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên cấp cử nhân.

Nội dung gồm 12 chương:

Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Nhận thức về tham nhũng

Chương 3: Pháp luật và kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Chương 4: Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng

Chương 5: Phòng, chống tham nhũng trong thời kỳ phong kiến ở Việt Nam

Chương 6: Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng

Chương 7: Hệ thống pháp luật Việt Nam về phòng, chống tham nhũng

Chương 8: Phòng ngừa tham nhũng

Chương 9: Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng

Chương 10: Thu hồi tài sản tham nhũng

Chương 11: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng

Chương 12: Vai trò, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và xã hội trong phòng, chống tham nhũng

 

Sách: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Thể loại: Giáo trình

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Bá Diến (Chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 805 trang, bìa mềm

Giá bán: 240.000 VNĐ

 
 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161744438.jpg

Sách: BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16 x 24cm

Số trang: 295 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Quyền con người và bảo đảm thực thi quyền con người trên thực tế luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm của nhiều giới trong xã hội. Trong lĩnh vực lao động, quyền con người, nhất là quyền con người của người lao động, lại càng thu hút được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội, bởi trong quan hệ lao động, người lao động ở vị trí yếu thế hơn so với người sử dụng lao động, và là người phải thực hiện các nghĩa vụ lao động nên thường phải đối mặt với các rủi ro dẫn đến quyền con người của họ rất dễ bị xâm phạm. Trong khi đó người lao động lại là lực lượng xã hội quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội của đất nước.

Chính vì vậy, một loạt vấn đề đặt ra có liên quan trực tiếp đến việc tôn trọng và đảm bảo thực thi quyền con người trong lĩnh vực lao động cần được giải quyết một cách hợp lý, như: bảo đảm quyền tự do việc làm của người lao động; bảo đảm quyền tự do tuyển dụng và quản lý lao động của người sử dụng lao động; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và nhân cách của người lao động; bảo đảm quyền tự do lập hội của người lao động; bảo đảm quyền bình đẳng của người lao động di trú, bảo đảm quyền được xét xử công khai, công bằng các tranh chấp lao động… Nền tảng quan trọng để bảo đảm và thực thi các quyền trên chính là hệ thống pháp luật lao động của Nhà nước. Pháp luật lao động của Nhà nước là một mặt quy định các quyền của người lao động, người sử dụng lao động, trong từng lĩnh vực, mặt khác quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong việc tôn trọng và bảo đảm các quyền của họ, đồng thời quy định các biện pháp nhằm bảo đảm thực thi các quyền này trên thực tế. Nhìn nhận, đánh giá để chỉ ra những thành tựu cũng như những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành trong việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động để từ đó tìm ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động luôn là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu ở các góc độ và mức độ khác nhau. Đây chính là lý do để nhóm tác giả tập trung nghiên cứu và viết cuốn sách chuyên khảo này.

Trong quá trình biên soạn, cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót cả về nội dung và hình thức, nhóm tác giả mong nhận được những góp ý chân thành của độc giả để có thể tiếp tục hoàn thiện cuốn sách trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương I: Quyền của người lao động trong các văn kiện pháp lý quốc tế: Một bộ phận cấu thành hệ thống các quyền con người.

Chương II: Tổng quan việc bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động ở Việt Nam.

Chương III: Bảo đảm quyền tự do việc làm của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.

Chương IV: Quyền được bảo đảm thu nhập và đời sống của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.

Chương V: Quyền được tôn trọng và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, nhân cách của người lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.

Chương VI: Bảo đảm quyền tự do công đoàn của người lao động trong pháp luật Việt Nam.

Chương VII: Bảo đảm quyền của người lao động di trú trong pháp luật lao động Việt Nam.

Chương VIII: Xét xử công khai, công bằng các tranh chấp lao động và bảo đảm quyền đình công của người lao động nhằm bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực lao động.

Chương IX: Bảo đảm quyền quản lý của người sử dụng lao động trong pháp luật lao động Việt Nam.

Chương X: Các biện pháp bảo đảm quyền con người trong pháp luật lao động Việt Nam.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150421150633495.jpg

Sách: GIÁO TRÌNH LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Tác giả: GS.TS Nguyễn Đăng Dung – PGS.TS. Đặng  Minh Tuấn  (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 786 trang, bìa mềm

Giá bán: 360.000 VNĐ

Giới thiệu:

Trong xu thế chuyển đổi, nhiều vấn đề hiến pháp mới đã và đang đặt ra cần phải được giải đáp với những cách tiếp cận khoa học mới về Luật Hiến pháp. Trong đó vấn đề bảo vệ quyền con người trở thành xu hướng và trung tâm của các nghiên cứu khoa học pháp lí, đặc biệt là Luật Hiến pháp. Với tầm quyan trọng như vậy, Giáo trình lần này tập trung bổ sung những tri thức về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về luật hiến pháp

Chương 2: Hiến pháp – Đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia

Chương 3: Hiến pháp Việt Nam – Đạo luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Chương 4: Hình thức nhà nước Việt Nam

Chương 5: Chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, an ninh và quốc phòng

Chương 6: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Chương 7: Chế độ bầu cử

Chương 8: Quốc hội

Chương 9: Chủ tịch nước

Chương 10: Chính phủ

Chương 11: Toàn án nhân dân

Chương 12: Viện Kiểm sát Nhân dân

Chương 13: Chính quyền địa phương


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150421150743120.jpg

Sách: GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI PHẦN CHUNG VÀ THƯƠNG NHÂN

Tác giả: PGS.TS. Ngô Huy Cương

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: khổ 16x24 cm

Số trang: 295, bìa mềm

Giá bán: 85.000 VNDD

Giới thiệu:

Luật thương mại là một ngành luật mới hồi sinh khi Việt Nam đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tác dụng to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế, xã hội không thể là vấn đề tranh cãi. Thế nhưng việc nhận thức đúng và đầy đủ về nó còn gặp nhiều khó khăn bởi trong nhiều lẽ là nền tảng học thuật của ngành luật này đã bị xóa bỏ ở Việt Nam trong một thời gian khá dài. Vì vậy Giáo trình này cố gắng làm tái hồi lại phần nào những vấn đề học thuật đó.

Cơ cấu bên trong của ngành luật này được Giáo trình chú trọng hơn cả nhằm giúp cho người học có kiến thức hệ thống. Bên cạnh đó Giáo trình cố gắng cung cấp các thông tin đa chiều và các vấn đê lí luận cơ bản về phần chung và phần chế định thương nhân của luật thương mại.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Khái niệm, chức năng và nguyên tắc của Luật Thương mại

Chương 2: Chủ thể của Luật Thương mại và hành vi thương mại

Chương 3:  Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Chương 4: Khái luận về công ty

Chương 5: Công ty hợp danh

Chương 6: Công ty hợp vốn đơn giản

Chương 7: Công ty cổ phần

Chương 8: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Chương 9: Các hình thức công ty khác

Chương 10: Chia tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức công ty


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150421150851894.jpg

Sách: GIÁO TRÌNH LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 602, bìa mềm

Giá bán: 182.000 VNĐ

 

Giới thiệu:

Luật Tố tụng Hình sự là một môn là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân Luật ở Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nên Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam được coi là tài liệu chính thức trong quá trình học tập của sinh viên. Giáo trình không chỉ ttang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống cho người học mà còn bao gồm những nội dung mới của khoa học và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự hiện nay.

Lần biên soạn này, Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam dựa trên chương trình đào tạo đại học theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Hà Nội nên nội dung và hình thức cũng được cải tiến cho phù hợp, hướng tới việc chủ động trong quá trình học tập của sinh viên. Giáo trình kế thừa những kết quả và kinh nghiệm giảng dạy môn Luật tố tụng hình sự tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội đã gây sự chú ý tới việc nâng cao tính lý luận, tính thực tiễn nhằm phát triển năng lực tự học tập, tiếp cận thực tiễn và nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quá trình đào tạo.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Nhập môn Luật tố tụng hình sự

Chương 2: Quyền con người và và bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự

Chương 3: Bản chất, nhiệm vụ và sự phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 4: Các nguyên tắc cơ bản của Luạt tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 5: Cơ quan tiến hành tố tụng

Chương 6: Người tiến hành tố tụng

Chương 7: Người tham gia tố tụng

Chương 8: Chứng cứ

Chương 9: Biện pháp ngăn chặn

Chương 10: Khởi tố vụ án hình sự

Chương 11: Điều tra vụ án hình sự

Chương 12: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Chương 13: Xét xử phúc thẩm

Chương 14: Thi hành bản án và quyết định của tòa án

Chương 15: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Chương 16: Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên

Chương 17: Thủ tục rút gọn

Chương 18: Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Chương 19: Hợp tác quốc tế trong Luật tố tụng hình sự


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161711471.jpg

Sách: GIÁO TRÌNH TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Tác giả: GS.TS. Nguyễn Bá Diến (chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16x24cm

Số trang: 531 trang, bìa mềm

Giá bán: 150.000 VNĐ

Giới thiệu:

Tư pháp Quốc tế là một ngành luật độc lập, một bộ môn khoa học độc lập và quan trọng trong hệ thống khoa học pháp lý.

Việc nghiên cứu, học tập Tư pháp quốc tế ngày càng có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn to lớn. Đó là vì hội nhập quốc tế đã và đang là một xu thế tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hóa các mối quan hệ dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình…;

Là một vận hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với mọi quốc gia – dù lớn hay bé, dù giàu hay nghèo – trước thềm của thiên niên kỷ mới: Thế kỷ 21. Việt Nam đang thực sự hội nhập vào cộng đồng quốc tế bằng cách tham gia ngày càng sâu sắc, toàn diện vào quy trình phân công lao động quốc tế và quốc tế hóa mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điều đó, tất yếu dẫn đến việc phát sinh ngày càng nhiều các mối quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài thuộc các lĩnh vực dân sự - kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động… đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng pháp luật. Nhiều vấn đề pháp lý cần được điều chỉnh như: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của công dân, pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài; địa vị pháp lý của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam; quan hệ hợp đồng giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; vấn đề trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng có yếu tố nước ngoài; vấn đề thanh toán tín dụng quốc tế; quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân Việt Nam ở nước ngoài và của người nước ngoài tại Việt Nam; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài; quan hệ lao động giữa bên Việt Nam với bên nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình (kết hôn, ly hôn, quan hệ tài sản và nhân thân, quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giám hộ, quan hệ nuôi con nuôi) giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa những người nước ngoài với nhau cư trú tại Việt Nam; vấn đề ủy thác Tư pháp quốc tế; vấn đề xác định thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp đối với các vụ án kiện mang tính chất dân sự quốc tế; vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam;..v.v

Với ý nghĩa đó, cuốn giáo trình này nhằm trang bị các kiến thức cơ bản, hiện đại, mở rộng và chuyên sâu, có tính lý luận và thực tiễn… về một lĩnh vực hết sức rộng và phức tạp là Tư pháp quốc tế; góp phần phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội cũng như các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Luật học ở nước ta.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 15 chương:

Chương I: Khái niệm về Tư pháp quốc tế và nguồn của Tư pháp quốc tế

Chương II: Lược sử các học thuyết cơ bản về Tư pháp quốc tế

Chương III: Xung đột pháp luật và việc áp dụng pháp luật nước ngoài

Chương IV: Chủ thể của Tư pháp quốc tế

Chương V: Quyền sở hữu trong Tư pháp quốc tế

Chương VI: Quyền tác giả trong Tư pháp quốc tế

Chương VII: Quyền sở hữu công nghiệp trong Tư pháp quốc tế

Chương VIII: Hợp đồng trong Tư pháp quốc tế

Chương IX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế

Chương X: Thanh toán và tín dụng trong Thương mại quốc tế

Chương XI: Thừa kế trong Tư pháp quốc tế

Chương XII: Hôn nhân và gia đình trong Tư pháp quốc tế

Chương XIII: Quan hệ lao động trong Tư pháp quốc tế

Chương XIV: Tố tụng dân sự quốc tế

Chương XV: Trọng tài thương mại quốc tế


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150504153658559.jpg

Sách: GIÁO TRÌNH LUẬT HỢP ĐỒNG - PHẦN CHUNG

Tác giả: PGS.TS. Ngô Huy Cương

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 427 trang, bìa mềm

Giá bán: 90.000 VNĐ

Giới thiệu:

Luật hợp đồng là nơi chứa đựng nhiều kỹ thuật pháp lí nhất trong khoa học pháp lí. Do đó việc học tập và nghiên cứu luật hợp đồng thực sự hữu ích cho việc phát triển tư duy pháp lí.

Hợp đồng là một phương tiện quan trọng để tạo lập nên đời sống của con người, giúp con người đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình, thông qua việc trao đổi các sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích khác. Nó là một phương thức quan trọng để tổ chức đời sống chung và thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Vì vậy các qui định về luật hợp đồng luôn chiếm đa phần tong các đạo luật thuộc lĩnh vực luật tư.

Hiện nay luật hợp đồng Việt Nam được thể hiện qua nhiều đạo luật. Nhưng các đạo luật này chưa có một luận thuyết chung thống nhất, do đó sự mâu thuẫn chồng chéo gây khó khăn cho việc thi hành. Hơn nữa pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiên nay thiếu nhiều qui định cụ thể và cũng thiếu nhiều qui tắc có tính cách tổng quát, nên khó khăn không nhỏ cho thực tiễn tư pháp, trong khi các quan hệ xã hội đang ngày càng phát triển theo định hướng kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Suy ngẫm từ các vấn đề đó, giáo trình này hướng tới xây dựng một tư duy pháp lí có tính cách nền tảng cho người học để trên cơ sở đó góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, và cải cách tư pháp ở Việt Nam.

Vì giáo trình này sử dụng cho đào tạo sau đại học chuyên ngành luật dân sự và chuyên ngành luật kinh tế, do đó không cung cấp các kiến thức thông thường mà tập trung vào việc cung cấp các kiến thức chuyên sâu, đặc biệt giới thiệu cách thức tiếp cận nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, đồng thời gợi mở cho người học  các hướng nghiên cứu cụ thể. Giáo trình giúp cho người học có cái nhìn đa chiều và thấy được bức tranh toàn cảnh của luật hợp đồng nói chung từ quá khứ cho tới hiện tại và phần nào mường tượng được bức tranh đó trong tương lai.

Nội dung:

Chương 1: Khái niệm hợp đồng

Chương 2: Tự do ý chí - cơ sở triết học của hợp đồng

Chương 3: Nghĩa vụ

Chương 4: Khái niệm, đặc điểm và chức năng của hợp đồng 

Chương 5: Các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp đồng

Chương 6: Phân loại hợp đồng

Chương 7: Giao kết hợp đồng

Chương 8: Hợp đồng vô hiệu

Chương 9: Hiệu lực của hợp đồng


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150504153935779.jpg

Sách: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG, BẢN ÁN, CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ GỢI Ý NGHIÊN CỨU

Thể loại: Luật kinh doanh

Tác giả: PGS.TS. Ngô Huy Cương

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2013

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 280 trang, bìa mềm

Giá bán: 85.000 VNĐ

Giới thiệu:

Khoa học pháp lí là một ngành khoa học ứng dụng. Do đó việc giảng dạy và học tập các môn học thuộc ngành khoa học này không thể xa rời thực tế cuộc sống. Để hiểu biết sâu sắc hơn các vấn đề lí luận pháp luật, nắm bắt được các nguyên lí pháp lí, cũng như rèn luyện kĩ năng thi hành pháp luật và áp dụng các qui tắc pháp luật cho các tranh chấp cụ thể, người học cần phải luôn tiếp cận và học từ các tình huống thực tiễn.

Cuốn sách này đưa ra các tình huống giả định được xây dựng trên căn bản các nghiên cứu áp dụng pháp luật vào thực tiễn giải quyết tranh chấp, phù hợp với các môn học trong lĩnh vực luật tư, đồng thời giới thiệu một số bản án giải quyết các vụ việc cụ thể trong lĩnh vực pháp luật này để giúp người học hướng tới mục tiêu nói trên. Bên cạnh đó, cuốn sách này còn đưa ra các câu hỏi ôn tập và các câu hỏi gợi ý nghiên cứu để người học chủ động hơn trong công việc của mình.

Nội dung sách không chỉ xếp sắp các tình huống theo phân loại pháp luật bởi muốn người học rèn luyện kĩ năng phân tích tình huống, phân loại pháp lí, xác định quan hệ pháp lí đang có tranh chấp và tìm kiếm các giải pháp pháp lí để giải quyết tranh chấp.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 3 phần:

Phần 1: Bài tập tình huống

Phần 2: Một số bản án

Phần 3: Các câu hỏi ôn tập và gợi ý nghiên cứu

Mục 1: Các câu hỏi ôn tập về luật thương mại: Phần chung và thương nhân

Mục 2: Các câu hỏi ôn tập về luật thương mại: Phần hành vi thương mại và Phần giải quyết tranh chấp thương mại

Mục 3: Các câu hỏi ôn tập về luật dân sự có liên quan

Mục 4: Các câu hỏi gợi ý nghiên cứu 


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20160707161629538.jpg

Sách: VĂN HÓA PHÁP LUẬT – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ ỨNG DỤNG CHUYÊN NGÀNH

Tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế - PGS.TS. Ngô Huy Cương (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2012

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 719 trang, bìa mềm

Giá bán: 135.000đ

Giới thiệu:

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Là một trong những loại hình của văn hóa, văn hóa pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Văn hóa, văn hóa pháp luật và đạo đức là những vấn đề không mới nhưng luôn là đề tài thường trực, thiết yếu trong đời sống cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội. Khi mà các quan hệ xã hội, các hoạt động xã hội ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp thì con người lại càng có nhu cầu về đạo đức, văn hóa và pháp luật. Những năm gần đây ở nước ta, văn hóa pháp luật đang là chủ đề được quan tâm nghiên cứu, bàn luận cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Văn hóa vốn là khái niệm có nội hàm rộng lớn, có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Văn hóa cần được tiếp cận từ góc độ liên ngành, đa ngành thì mới có thể nhận thức, đánh giá, nhận diện đầy đủ được, dù có là hình thái văn hóa nào, chính trị, tôn giáo, kinh tế hay pháp luật. Văn hóa hiện diện trong tất cả các lĩnh vực khoa học, lý luận và thực tiễn của con người. Mặc dù trên thế giới cho đến nay đã có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, song tựu chung lại, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác tạo thành truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc bên cạnh những giá trị chung của nhân loại.

Văn hóa pháp luật là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức và hành vi của con người.

Ý tưởng và phương pháp tiếp cận cơ bản trong nội dung cuốn sách này là xem xét phạm trù văn hóa pháp luật trên bình diện lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành. Ngày nay trên thế giới, văn hóa pháp luật – Legal culture được tiếp cận, nhận diện theo nghĩa rộng, bao quát các hiện tượng cơ bản của đời sống nhà nước và pháp luật.

Nội dung:

Cuốn sách được chia làm hai phần chính:

Phần thứ nhất: Văn hóa pháp luật – Những vấn đề lý luận cơ bản

Phần hai: Văn hóa pháp luật, ứng dụng chuyên ngành.

Sách tham khảo này là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên, sinh viên, học viên các cơ sở đào tạo Luật học và đông đảo bạn đọc khác.


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150504154055853.jpg

Sách: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÌNH PHẠT BỔ SUNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2011

Khổ sách: 14.5x20.5 cm

Số trang: 474 trang, bìa mềm

Giá bán: 85.500 VNĐ

Giới thiệu:

Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu toàn diện về HPBS trong LHS Việt Nam. Những điểm mới về mặt khoa học của công trình này là:1) Hệ thống, phân tích và bổ sung những vấn đề có tính lí luận về hình phạt, HPBS biện pháp cưỡng chế hình sự khác; đưa ra các quan điểm mới về hình phạt, khái niệm, đặc điểm và vai trò của HPBS, khái niệm, đặc điểm của biện pháp cưỡng chế hình sự khác, các tiêu cí phân loại hình HPBS; 2) Khái quát làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của chế định HPBS trong LHS Việt Nam từ năm 1945 đến nay; 3) Đánh giá toàn diện các qui định về HPBS trong LHS Việt Nam và thực tiễn áp dụng, đặc biệt là chỉ ra những bất cập, hạn chế của nó và những nguyên nhân của sự bất cập, hạn chế đo; 4) Đưa ra được những căn cứ khoa học, xác định những quan điểm, đề xuất những kiến nghị khoa học cho việc sửa đổi, bổ sung các qui định của BLHS năm 1999 liên quan đến HPBS và những biện pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của HPBS trong thực tiễn áp dụng.

Cuốn sách chuyên khảo này sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện lí luận HPBS trong hệ thống pháp luật và gắn với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Những kiến nghị về hoàn thiện các qui định về HPBS và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng HPBS trong thực tiễn sẽ góp phần giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn pháp luật và áp dụng pháp luật về HPBS của tòa án các cấp. Đồng thời cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 4 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về hình phạt bổ sung

Chương 2: Các hình phạt bổ sung trong pháp luật Hình sự Việt Nam hiện hành

Chương 3: Thực tiễn áp dụng hình phạt bổ sung của tòa án các cấp

Chương 4: Nhu cầu, quan điểm cơ bản và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt bổ sung


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150504153834778.jpg

Sách: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: PGS.TS. Trịnh Quốc Toản

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia – Sự thật

Năm xuất bản: 2011

Khổ sách: 13x19 cm

Số trang: 267 trang, bìa mềm

Giá bán: 38.000 VNĐ

Giới thiệu:

Đây là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu và phân tích những vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình lí luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong tương lai của pháp luật hình sự Việt Nam dưới góc độ quan điểm của mình, góp thêm một luận điểm khoa học trước một vấn đề đang gây nhiều tranh luận.

Cuốn sách này là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các nhà lập pháp, các nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học cũng như tất cả những ai quan tâm tới lĩnh vực này.

Nội dung:

Cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Vương Quốc Anh

Chương 2: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Canada

Chương 3: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp

Chương 4: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Hà Lan

Chương 5: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Vương quốc Bỉ

Chương 6: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Thụy Sĩ

Chương 7: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự LucXamBua

Chương 8: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Pháp luật hình sự Trung Quốc

Chương 9: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân và mô hình lí luận của nó trong tương lai của Pháp luật hình sự Việt Nam


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150504153303480.jpg

Sách: ĐỊNH TỘI DANH (LÝ LUẬN, LỜI GIẢI MẪU VÀ 500 BÀI TẬP)

Thể loại: Sách chuyên khảo

Tác giả: GS.TSKH Lê Cảm – PGS.TS. Trịnh Quốc Toản

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2011

Khổ sách: 14.5x20.5 cm

Số trang: 703 trang, bìa mềm

Giá bán: 106.000 VNĐ

Giới thiệu:

Từ trước đến nay, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về định tội danh luôn là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Khoa học Hình sự Việt Nam vì một loạt những lí do có căn cứ xác đáng.

Trước tình hình đó, để góp phần vào việc thực hiện hướng nghiên cứu cơ bản và nhiệm vụ quan trọng đã nêu của Khoa học Luật hình sự Việt Nam, đồng thời hỗ trợ cho việc đảm bảo sự nhận thức thống nhất của các đối tượng nói trên về những vấn đề lí luận và thực tiễn xung quanh việc định tội danh, ĐHQGHN cho xuất bản cuốn sách chuyên khảo Định tội danh (Lí luận, lời giải mẫu và 500 bài tập). Với tính chất là công trình khoa học của Khoa Luật do GS.TSKH. Lê Cảm, Chủ biên Bộ môn kiêm Giám đốc Trung tâm Luật hình sự - Tội phạm học và Tiến sĩ, Giảng viên chính Trịnh Quốc Toản, Phó Chủ nhiệm Khoa Luật kiêm Giám đốc Trung tâm Luật so sánh biên soạn.

Hi vọng rằng, cuốn sách này sẽ đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu không chỉ của các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa hoc, cũng như nhu cầu ọc tập của các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo Đại học và Sau đại học Luật, mà còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án trong quá trình áp dụng các qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 19/6/2009, sau đây gọi tắt là BLHS hoặc BLHS hiện hành) về định tội danh.

Nội dung:

Cuốn sách gồm các phần và mục sau:

Phần thứ nhất - Lý luận về định tội danh

I. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc định tội danh

II. Khái niệm, các đặc điểm cơ bản, các dạng và các giai đoạn định tội danh

III. Những căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của việc định tội danh

IV. Định tội danh đối với tội phạm hoàn thành

V. Định tội danh đối với tội phạm chưa hoàn thành

VI. Định tội danh đối với tội phạm có đồng phạm và đối với các trường hợp nhiều (đa) tội phạm

VII. Kết luận

Phần thứ hai - Hướng dẫn phương pháp định tội danh và hệ thống 500 bài tập

I. Hướng dẫn phương pháp định tội danh

II. Bài tập và lời giải mẫu

III. Hệ thống 500 bài tập


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150421150913174.jpg

Sách: LUẬT HÀNH CHÍNH NƯỚC NGOÀI

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt

Nhà xuất bản: Đại học Quốc gia Hà Nội

Năm xuất bản: 2011

Khổ sách: 14,5x20,5 cm

Số trang: 535 trang, bìa mềm

Giới thiệu:

Luật hành chính là một ngành luật tương đối trẻ xuất hiện ở các nước phương tây vào giai đoạn cách mạng công nghiệp. Sự xuất hiện của nó gắn liền với sự kiện hoạt động hành chính nhà nước ngày càng bành trướng và can thiệp sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả lĩnh vực kinh tế và được điều chỉnh bởi một loại qui phạm pháp luật đặc biệt – các qui phạm pháp luật hành chính. Trước khi luật hành chính xuất hiện và trở thành một ngành luật độc lập, thì hoạt động hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật chung. Các hệ thống luật hành chính nước ngoài vừa có những đặc điểm và khuynh hướng phát triển chung của nhà nước hiện đại, vừa có đặc điểm chung do lịch sử phát triển của tùng quốc gia.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Toàn cảnh về các hệ thống pháp luật thế giới và lịch sử phát triển của luật hành chính các nước ngoài.

Chương 2: Luật hành chính Anh

Chương 3: Luật hành chính Hoa Kỳ

Chương 4: Luật hành chính Cộng hòa Pháp

Chương 5: Luật hành chính Cộng hòa Liên bang Đức

Chương 6: Luật hành chính Xô Viết

Chương 7: Luật hành chính Trung Quốc

Chương 8: Luật hành chính Cộng hòa Liên bang Nga

Chương 9: Luật hành chính Nhật Bản


 

http://law.vnu.edu.vn/Uploads/Article/admin/2015_4/20150421150818467.jpg

Sách: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN THỰC TIỄN VỀ LUẬT HÌNH SỰ QUỐC TẾ

Tác giả:PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật

Năm xuất bản: 2011

Khổ sách: 16x24 cm

Số trang: 275, bìa mềm

Giới thiệu:

Kết quả nghiên cứu từ Hội thảo được tuyển chọn trong cuốn sách “Những vấn đề lý luận thực tiễn về luật hình sự quốc tế”. Cuốn sách này đề cập những nội dung chủ yếu như: các luận điểm khoa học, cơ sở lý luận về các vấn đề tội phạm, hình phat, thủ tục tố tụng, hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh ngăn chặn tội phạm vi quốc tế…, và quan điểm, kinh nghiệm của một số quốc gia, khu vực tiêu biểu trong việc hợp tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm quốc tế; từ các bài viết của các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, các nhà nghiên cứu ở các Bộ ngành là những nhà khoa học, chuyên gia luật hình sự và luật quốc tế, những người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, trong hoạt động thực tiễn đấu tranh ngăn chặn tội phạm quốc tế và Việt Nam và sự tham gia của các nhà nghiên cứu của Pháp đang giảng dạy và, công tác tại Việt Nam.

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081