Ngày 26-27/7/2024, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN phối hợp với Viện FES tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Pháp luật về xử lý bạo lực trên cơ sở giới – Kinh nghiệm quốc tế và tham khảo cho Việt Nam”. Hội thảo được tổ chức tại Quy Nhơn bằng cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến qua Zoom. Tham dự Hội thảo, về phía Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) tại Việt Nam có ông Timo Rinke Christian – Trưởng đại diện Viện FES tại Việt Nam, bà Trần Hồng Hạnh – Điều phối chương trình. Về phía Đại học Luật, ĐHQGHN có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Hiệu trưởng, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Hiệu trưởng, PGS.TS. Lê Lan Chi – Chủ nhiệm Khoa Tư pháp Hình sự, TS. Nguyễn Bích Thảo – Chủ nhiệm Khoa Luật Dân sự, GS.TS. Phạm Hồng Thái - Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Luật học, PGS.TS. Mai Văn Thắng – Trưởng phòng QLKH&HTPT, GS.TS. Đỗ Ngọc Quang – Nguyên Đại biểu Quốc hội chuyên trách; Ủy viên thường trực Ủy ban Quóc phòng – An ninh Quốc hội, PGS.TS. Trần Văn Độ - Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, Nguyên Chánh án Tòa án Quân sự Trung uơng, PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn – Nguyên Ủy viên chuyên trách – Thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Giảng viên Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản – Nguyên Quyền Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN; Giảng viên cao cấp tại trường Đại học Luật, ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí – Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN; Giảng viên cao cấp tại trường Đại học Luật, ĐHQGHN, TS. Nguyễn Mai Bộ - Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, TS. Nguyễn Thị Lan – Trưởng phòng Đào tạo và CTCTHSSV và các chuyên gia phản biện, đại biểu là các thầy, cô giảng viên các Khoa Tư pháp Hình sự, Khoa Luật Dân sự và các thầy cô ở các phòng ban khác của Trường Đại học Luật, ĐHQGHN; các thầy, cô giảng viên từ các Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Luật Huế, Đại học Huế; Trường Đại học Văn Lang cũng nhiều luật sư nhiều năm kinh nghiệm và cán bộ chương trình của Viện FES tại Hà Nội. Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh cho rằng Hội thảo là dịp để các nhà khoa học nhận diện những vấn đề của hệ thống pháp luật Việt Nam đã, đang và sẽ cần giải quyết bạo lực giới, các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế, các kinh nghiệm quốc tế cũng như các đặc thù của bối cảnh xã hội Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Hiệu trưởng cũng gửi lời cám ơn tới Viện FES đã hỗ trợ, ủng hộ để Hội thảo có thể được tổ chức và đồng thời gửi lời cám ơn tới các cơ quan quản lý, trường đại học đã nhiệt tình tham gia và sẽ đóng góp ý kiến chuyên môn để cho Hội thảo. Với mục đích giúp các chuyên gia, nhà nghiên cứu, những người hành nghề luật trên thực tiễn có một bức tranh toàn cảnh và có những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về xử lý bảo lực trên cơ sở giới của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Hội thảo được tổ chức gồm 5 phiên gồm các nội dung: Phiên 1: Khung lý thuyết về bạo lực trên cơ sở giới và khung pháp luật về xử lý bạo lực trên cơ sở giới; Phiên 2: Xử lý bạo lực trên cơ sở giới bằng các phương thức tố tụng tư pháp và/hoặc phương thức phi tố tụng tư pháp? Kinh nghiệm quốc tế và tham khảo cho Việt Nam; Phiên 3: Tội phạm hoá hành vi bạo lực trên cơ sở giới: Kinh nghiệm quốc tế và tham khảo cho Việt Nam; Phiên 4: Quyền được bồi thường và đền bù của nạn nhân tội phạm bạo lực trên cơ sở giới và các cơ chế bảo đảm; Phiên 5: Pháp luật và thực tiễn về bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới: kinh nghiệm quốc tế và tham khảo cho Việt Nam. Tại phần thảo luận của các phiên Hội thảo, các chuyên gia cùng thảo luận thêm các vấn đề về tội phạm hóa những hành vi có liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới trong BLHS và mở rộng nguồn của luật hình sự, bổ sung những luận điểm về nạn nhân có thể làm nam giới trong những vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới và về việc nội luật hóa những quy định của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, bạo lực giới trên không gian mạng và các giải pháp, thu thập những chứng cứ trong những vụ án bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là dạng chứng cứ điện tử,… Tổng kết Hội thảo, các chủ trì cho rằng bạo lực trên cơ sở giới được đánh giá là sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đã và đang xảy ra tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc xử lý bạo lực trên cơ sở giới là câu chuyện không dễ dàng đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng như Việt Nam. Hội thảo đã thành công cung cấp, chia sẻ, trao đổi và nhận diện những vấn đề về khung lý thuyết, khung pháp luật, cách xử lý bạo lực trên cơ sở giới từ kinh nghiệm quốc tế. Link ảnh xem tại đây |