Quy chế văn hóa công sở Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN
Cập nhật lúc 11:02, 23/03/2015 (GMT+7)

(Ban hành kèm theo Quyết định s207 /QĐ-KL ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Chủ nhiệm Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mc đích

1. Xây dựng và phát triển môi trường làm việc hợp tác, thân thiện, văn minh, lịch sự, tôn trọng mọi người và tôn trọng bản thân; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi chung là cán bộ, viên chức) trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và làm việc tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN); qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, văn hóa cộng đồng Khoa Luật, ĐHQGHN.

2. Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức của Khoa có tác phong chuyên nghiệp, hiện đại, trình độ, lối sống văn hoá, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dng

1. Quy chế này quy định về văn hóa làm việc, hội họp, giao tiếp, ứng xử, trang phục, lễ phục, chế độ ra vào trụ sở cơ quan, tiếp khách đến liên hệ công tác, tổ chức các ngày lễ, các hoạt động phong trào, bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường của cán bộ, viên chức, người học, khách đến làm việc tại Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN và trách nhiệm của lãnh đạo Khoa, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Khoa, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, viên chức của Khoa trong việc thực hiện và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là cán bộ, viên chức) đang làm việc tại Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN; người học, khách đến làm việc tại Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN.

Điều 3. Những việc không được làm

1.     Hút thuốc lá tại nơi làm việc;

2.     Đánh bài, bạc dưới mọi hình thức;

3.     Sử dụng đồ uống có cồn trong giờ làm việc (trừ trường hợp được sự đồng ý của Lãnh đạo Khoa hoặc vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách, ngoại giao);

4.     Nấu ăn, tổ chức ăn uống tại phòng làm việc;

5.     Truyền bá tôn giáo và tổ chức nghi lễ tôn giáo trái phép; vi phạm những quy định của Nhà nước về phòng chống tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan;

6.     Nói tục, quát nạt hoặc có lời nói, hành vi xâm hại danh dự, nhân phẩm người khác;

7.     Có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu hoặc có hành vi gây khó khăn, phiền hà trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

8.     Quan liêu, thiếu trách nhiệm buông lỏng quản lý; tham gia hoặc bao che, dung túng, thiếu tinh thần đấu tranh trước hành vi tham nhũng, lãng phí, khuyết điểm hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn, cản trở công việc, mất đoàn kết nội bộ; tư thù cá nhân, trù dập cán bộ, viên chức;

9.     Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, mạo danh làm trái các quy định của pháp luật, ĐHQGHN và của Khoa; xử lý công việc vượt quá thẩm quyền; sử dụng các tài sản, phương tiện công cho việc riêng hoặc cho các hoạt động xã hội không thuộc nhiệm vụ, công vụ được giao; tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi;

10.       Không chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo đơn vị và của Khoa;

11.       Làm tổn hại đến uy tín, thương hiệu của Khoa; lợi dụng việc góp ý, phê bình hoặc khiếu nại, tố cáo để phản ánh sai sự thật, gây tổn hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ, viên chức khác; tiết lộ thông tin cá nhân của cán bộ, viên chức khác; tự ý phát ngôn về những vấn đề nhạy cảm liên quan đến cá nhân, tập thể, tổ chức, các chủ trương của Khoa và ĐHQGHN khi chưa được lãnh đạo Khoa cho phép; xúi giục kích động, lôi kéo hoặc bao che, làm ngơ trước các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định của Khoa và ĐHQGHN;

12.       Làm lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; làm mất mát, hư hỏng hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu khi quan hệ công tác với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; tư vấn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm những việc tiêu cực hoặc gây khó khăn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết công việc;

13.       Lưu hành, truyền bá các văn hóa phẩm đồi trụy hoặc các văn hóa phẩm có nội dung chống phá chế độ;

14.       Quảng cáo mang tính chất thương mại tại Khoa;

15.       Tự ý di chuyển trang thiết bị, tài sản ra khỏi vị trí đã sắp xếp, lắp đặt trong phòng; làm hư hỏng, làm bẩn, mất vệ sinh các trang thiết bị làm việc, giảng dạy và các tài sản khác của Khoa;

16.       Mang theo các chất cháy, chất gây nổ, hóa chất độc hại, các loại vũ khí, hung khí trái phép vào cơ quan;

17.       Gây gổ, đánh nhau hoặc kích động đánh nhau, tổ chức băng nhóm, tụ tập gây mất trật tự tại nơi làm việc;

18.       Vi phạm các quy định khác về thuần phong mỹ tục, văn hóa ứng xử công cộng, về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ TH

MỤC 1

VĂN HÓA LÀM VIỆC, TRANG PHỤC, LỄ PHỤC

Điều 4. Văn hóa trong làm vic ca cán bộ, viên chức

1. Cán bộ, viên chức phải chấp hành nghiêm túc thời giờ làm việc theo quy định; có mặt đúng giờ tại nơi làm việc, không đi muộn, về sớm; không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng, không chơi trò chơi điện tử trong giờ làm việc; đảm bảo thời gian làm việc có chất lượng, hiệu quả.

Giảng viên giảng dạy thực hiện theo đúng lịch giảng, giờ giảng và các hoạt động khác của đơn vị và của Khoa;

2. Cán bộ, viên chức phải có ý thức tạo không khí làm việc nghiêm túc, đoàn kết, thân thiện; có ý thức phối hợp trong quá trình xử lí công việc đảm bảo hoàn thành công việc nhanh, hiệu quả;

3. Cán bộ, viên chức có trách nhiệm tham gia và chấp hành nghiêm túc chế độ sinh hoạt, học tập theo quy định, tạo điều kiện cho mọi thành viên được chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, cùng nhau tiến bộ.

Điều 5. Trang phc, lphc

1. Trang phc

Cán bộ, viên chức khi lên lớp, làm việc phải ăn mặc lịch sự, gọn gàng, trang nhã, kín đáo, phù hợp với môi trường sư phạm.

2. Lphc

 Lễ phục của cán bộ, viên chức được sử dụng trong các buổi lễ, hội hoặc các cuộc họp trọng thể, các buổi tiếp khách nước ngoài do Khoa tổ chức được quy định như sau: Nam mặc comple hoặc đồng phục áo sơ mi, quần tây (khuyến khích đeo cà vạt); nữ mặc bộ áo dài truyền thống, comple hoặc áo sơ mi, quần tây, váy dài, đầm dài.

MỤC 2

VĂN HÓA GIAO TIẾP, ỨNG XỬ, HỘI HỌP

Điều 6. Văn hóa trong giao tiếp, ứng xử

1. Cán bộ, viên chức phải có thái độ lịch sự, nhã nhặn, tôn trọng lẫn nhau; không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác;

2. Cán bộ, viên chức phải có quan hệ trong sáng, đúng mực, phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; không được thực hiện những hành vi thiếu lành mạnh tại nơi làm việc;

3. Khi thực hiện nhiệm vụ cán bộ, viên chức phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

4. Trong giao tiếp với sinh viên và khách đến liên hệ công tác phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các quy định liên quan đến giải quyết công việc; không có thái độ hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà trong quan hệ công việc;

5. Trong giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp phải có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác; khi chào hỏi, xưng hô với mọi người phải thể hiện sự tôn trọng, đúng mực;

6. Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; giữ phép lịch sự, không ngắt điện thoại đột ngột. Không sử dụng điện thoại công vào việc riêng.

Điều 7. Văn hóa trong hi họp

Người tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo phải tuân thủ các quy định sau:

1. Tham dự các cuộc họp đúng giờ, đúng thành phần triệu tập, nghiên cứu kỹ tài liệu đã nhận được theo yêu cầu cuộc họp;

2. Tôn trọng người chủ trì phiên họp, hội nghị, hội thảo, chỉ được phát biểu khi được sự đồng ý của người chủ trì; phát biểu, thảo luận cần ngắn gọn, tập trung vào nội dung chính của phiên họp, hội nghị, hội thảo và những vấn đề người chủ trì gợi ý, yêu cầu.

3. Tôn trọng người thuyết trình, phát biểu, không cắt lời người đang thuyết trình, phát biểu; giữ gìn trật tự, không đọc báo, không nói chuyện và làm việc riêng; điện thoại di động phải tắt máy hoặc để máy ở chế độ im lặng, hạn chế nghe điện thoại (khi có việc thực sự cần thiết phải ra ngoài phòng họp để trao đổi); không đi ra, đi vào tùy tiện trong lúc tiến hành cuộc họp; không ra về khi cuộc họp chưa kết thúc (trường hợp đặc biệt phải xin phép và được sự đồng ý của người điều hành trước khi ra về).

Điều 8. Văn hóa trong giao tiếp ngoại giao

Cán bộ, viên chức Khoa khi thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, làm việc với khách trong và ngoài nước phải tạo được ấn tượng tốt đẹp về Khoa, thể hiện tinh thần hiếu khách, ứng xử đúng mực, tôn trọng khách.

MỤC 3

BÀI TRÍ TRỤ SỞ, PHÒNG LÀM VIỆC

VÀ BẢO VỆ TÀI SẢN, GIỮ GÌN VỆ SINH, CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

Điều 9. Bin tên

1. Biển tên cơ quan được bố trí tại khu vực cổng chính của Khoa thể hiện rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax của Khoa;

2. Phòng làm việc của Chủ nhiệm Khoa, các Phó chủ nhiệm Khoa, lãnh đạo các phòng chức năng, các bộ môn, các trung tâm phải được ghi rõ họ tên, chức danh, học vị, chức vụ của từng người;

3. Phòng làm việc tập thể phải có biển tên đơn vị theo mẫu thống nhất;

4. Biển tên cơ quan, phòng làm việc tập thể và cá nhân phải được thể hiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh.

Điều 10. Bài trí phòng làm việc tại các đơn vị thuộc Khoa

1. Phòng làm việc phải được bố trí khoa học. Bàn làm việc và các trang thiết bị trong phòng phải được xắp đặt hợp lí, đảm bảo không gian làm việc sạch đẹp, tiện nghi;

2. Cán bộ, viên chức có trách nhiệm tổ chức sắp xếp hồ sơ, tài liệu trên bàn, trong tủ tài liệu sau giờ làm việc hàng ngày, đảm bảo khoa học, ngăn nắp và an toàn.

Điều 11. Bảo vệ tài sản

Cán bộ, viên chức có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và sử dụng an toàn, tiết kiệm, có hiệu quả tài sản của Khoa; không xé hoặc làm nhàu nát tài liệu, sách báo; không hủy hoại, phá phách làm hư hỏng các trang thiết bị và các tài sản khác của Khoa; tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng làm việc, phòng học.

Trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, nhắc nhở việc quản lý, sử dụng các thiết bị dùng chung của đơn vị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, biện pháp phòng cháy, chữa cháy.

Điều 12. Gigìn vsinh, cảnh quan, môi trường

1. Cán bộ, viên chức có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, môi trường góp phần xây dựng nếp sống văn minh, sạch, đẹp;

2. Không treo, dán áp phích, băng rôn, biểu ngữ, khi chưa được phép;

3. Không tự ý viết, vẽ, dán trên tường, bàn, ghế trong các phòng học, phòng họp và các khu vực khác trong khuôn viên Khoa;

4. Bỏ rác, vệ sinh đúng nơi quy định.

MỤC 4

NỘI QUY RA VÀO CƠ QUAN, TIẾP KHÁCH

Điều 13. Ni quy ra vào trsở cơ quan

1. Cán bộ, viên chức của Khoa đến làm việc phải gửi xe vào nơi quy định; không tự động đem tài sản công ra ngoài; khi có nhu cầu làm việc ngoài giờ phải có xác nhận của Lãnh đạo đơn vị và đăng ký với Bảo vệ;

2. Khách đến liên hệ công tác phải gửi xe vào nơi quy định; xuất trình giấy tờ  với Bảo vệ; tuân thủ sự hướng dẫn của Bảo vệ; không được tự tiện vào các phòng làm việc của cơ quan;

3. Người học khi cần thiết vào khu vực làm việc của cán bộ, viên chức phải xuất trình giấy tờ với Bảo vệ; không đi lại khu vực khác; giữ gìn vệ sinh, trật tự chung.

Điều 14. Tiếp khách

1. Cán bộ, viên chức không được tuỳ tiện đưa khách hoặc người nhà vào trụ sở cơ quan; trường hợp có khách đến liên hệ công tác cần hướng dẫn khách chấp hành nội quy công sở; không để khách làm ảnh hưởng đến hoạt động của cán bộ, viên chức khác trong cơ quan;

2. Cán bộ, viên chức không được tiếp khách liên quan đến việc riêng trong phòng làm việc, chỉ được tiếp tại phòng khách nơi quy định.

MỤC 5

TỔ CHỨC CÁC NGÀY L

VÀ HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO

Điều 15. Các ngày L

1. Các ngày Lễ của Đất nước và Thủ đô;

2. Các ngày Lễ của Khoa, ĐHQGHN và Ngành giáo dục.

Điều 16. Tchc các ngày lvà hoạt động phong trào của Khoa

1. Vào các dịp lễ, các Phòng chức năng phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các đơn vị thuộc Khoa chủ động tham mưu và tổ chức các hoạt động phong trào phù hợp, cụ thể. Việc tổ chức các ngày lễ, ngày truyền thống và các hoạt động khác được thực hiện trên nguyên tắc trang trọng, tiết kiệm, đoàn kết, ý nghĩa. Cán bộ, viên chức phải có ý thức nhiệt tình tham gia và chấp hành khi được điều động, trường hợp có lý do về công tác chuyên môn phải báo cáo để được xem xét giải quyết;

2. Khi tổ chức hoặc tham gia các phong trào quần chúng, các hoạt động văn hoá thể thao trong cơ quan hoặc giao lưu với các cơ quan, đơn vị khác, Khoa phải giao cho một đơn vị, tổ chức chủ trì phối hợp với các tổ chức đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên lập kế hoạch báo cáo Đảng uỷ, Ban Chủ nhiệm Khoa thông qua trước khi triển khai thực hiện. Kinh phí tổ chức các hoạt động được thực hiện theo quy định của Nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ của Khoa hoặc từ các nguồn đóng góp khác.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm thc hin

1. Cán bộ, viên chức, người đang học tập tại Khoa; khách đến liên hệ công tác phải tự giác thực hiện đúng các quy định trong Quy chế này.

2. Trưởng các đơn vị thuộc Khoa chịu trách nhiệm quán triệt Quy chế này đến cán bộ, viên chức và người học; chủ động đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc chấp hành Quy chế của cán bộ, viên chức đơn vị mình; định kỳ báo cáo hàng tháng với Chủ nhiệm Khoa; chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm Khoa khi để xảy ra những vi phạm Quy chế trong đơn vị, lớp học mà mình quản lý.

3. Trưởng phòng Hành chính-Tổng hợp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy chế, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức , người học, khách đến liên hệ làm việc tại trụ sở cơ quan thực hiện đúng Quy chế; theo dõi và định kỳ báo cáo Chủ nhiệm Khoa, thông báo cho Thường trực Hội đồng Thi đua khen thưởng của Khoa về tình hình chấp hành Quy chế này của các đơn vị, các cán bộ, viên chức tạo cơ sở đánh giá cán bộ, viên chức và bình xét thi đua cuối năm; đề xuất việc cung cấp, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về lễ tân phục vụ liên quan nhằm đảm bảo thực hiện tốt các quy định của Quy chế.

4. Ban thanh tra Khoa có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế của các đơn vị, cán bộ, viên chức trong Khoa, báo cáo Ban chủ nhiệm Khoa về tình hình thực hiện Quy chế theo định kỳ hàng tháng hoặc bất thường trong trường hợp cần thiết.

5. Các tổ chức đoàn thể trong Khoa có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, đôn đốc, kiểm tra đoàn viên, hội viên của mình chấp hành Quy chế.

6. Trong quá trình thực hiện, tuỳ theo tình hình thực tế hoặc yêu cầu công tác, Quy chế này sẽ được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Điều 18. Khen thưởng

Quy chế này là căn cứ để xem xét, đánh giá kết quả thi đua, khen thưởng và xếp loại lao động đối với tập thể, cán bộ, viên chức trong Khoa.

Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện quy chế này sẽ được Khoa xem xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng theo quy định.

Điều 19. Xử lý vi phạm

1. Cán bộ, viên chức vi phạm các quy định tại Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước, ĐHQGHN và Khoa Luật.

2. Đơn vị trực tiếp quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức có cán bộ, viên chức vi phạm các quy định của Quy chế này thì tuỳ theo mức độ vi phạm của cán bộ, viên chức, người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị đó bị xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước, ĐHQGHN và Khoa Luật.

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081