Căn cứ Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế đào tạo tiến sĩ ban hành theo Quyết định số 4555/QĐ-ĐHQGHN ngày 24/11/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Quy chế đào tạo thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành theo Quyết định số 4668/QĐ-ĐHQGHN ngày 08/12/2014 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Quy chế tạm thời về công tác tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 1080/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/4/2016 của Giám đốc ĐHQGHN;
Căn cứ Công văn số 178/HD-ĐHQGHN ngày 12/01/2018 của Giám đốc ĐHQGHN hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học năm 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội;
Căn cứ Công văn số 267/ĐHQGHN-ĐT ngày 19/01/2018 của ĐHQGHN đồng ý để Khoa Luật triển khai đào tạo tại địa phương (Hải Dương và Lai Châu) một số học phần trong các chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật;
Căn cứ Công văn số 1159/ĐHQGHN-ĐT ngày 06/04/2018 của ĐHQGHN đồng ý để Khoa Luật chuyển thời gian tuyển sinh các khóa đào tạo thạc sĩ tại Lai Châu và Hải Dương sang đợt 2 kỳ thi tuyển sinh sau đại học năm 2018;
Căn cứ Công văn số 1980/ĐHQGHN-ĐT ngày 14/06/2018 của ĐHQGHN đồng ý để Khoa Luật triển khai đào tạo tại địa phương (Hải Phòng và Đà Nẵng) một số học phần trong các chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật;
Căn cứ Quyết định số 1811/HD-ĐHQGHN ngày 01/06/2018 của Giám đốc ĐHQGHN về việc điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học năm 2018;
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về việc tuyển sinh đào tạo thạc sĩ và đào tạo tiến sĩ đợt 2 năm 2018 như sau:
I. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
1.1. Thời gian thi tuyển:
Đợt 2 thi tuyển vào các ngày 15 và 16/09/2018
Lịch tuyển sinh chi tiết:
Công việc | Thời gian |
Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản/ bài thi Đánh giá năng lực | Sáng thứ Bảy, 15/09/2018 |
Thi môn Cơ sở | Chiều thứ Bảy, 15/09/2018 |
Thi môn Ngoại ngữ | Sáng Chủ nhật, 16/09/2018 |
1.2. Hệ đào tạo: Chính quy
1.3. Chuyên ngành và các môn thi tuyển
1.3.1. Chuyên ngành và dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh bậc thạc sĩ.
STT | Chuyên ngành | Chỉ tiêu |
|
|
1 | Lý luận và lịch sử NNvà PL (định hướng nghiên cứu) Mã số: 838 01 01.01 | 15 |
|
2 | Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu) Mã số: 838 01 01.02 | 35 |
|
3 | Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng ứng dụng) Mã số: 838 01 01.02 |
|
4 | Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu). Mã số: 838 01 01.04 | 59 |
|
5 | Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng ứng dụng) Mã số: 838 01 01.04 |
|
6 | Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu). Mã số: 838 01 01.03 | 30 |
|
7 | Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng ứng dụng). Mã số: 838 01 01.03 |
|
8 | Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu). Mã số: 838 01 01.05 | 30 |
|
9 | Luật kinh tế (định hướng ứng dụng) Mã số: 838 01 01.05 |
|
10 | Luật quốc tế (định hướng nghiên cứu) Mã số: 838 01 01.06 | 10 |
|
11 | Luật biển và quản lý biển (định hướng nghiên cứu) Mã số: 838 01 01.08 | 9 |
|
12 | Pháp luật về quyền con người (định hướng nghiên cứu) Mã số: 838 01 01.07 | 13 |
|
13 | Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (định hướng nghiên cứu). Mã số: Chương trình thí điểm. | 25 |
|
| Cộng: | 226 |
|
* Các chuyên ngành theo định hướng ứng dụng chỉ tổ chức đào tạo tại các địa phương ngoài Hà Nội (Lai Châu, Hải Dương, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng).
** Học viên theo học chuyên ngành Pháp luật về quyền con người được hưởng hỗ trợ về học bổng và điều kiện học tập khác theo thỏa thuận tài trợ của các tổ chức quốc tế. Thông tin chi tiết tại Phụ lục 4.
*** Học viên theo học chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được hưởng hỗ trợ về điều kiện học tập theo thỏa thuận của các tổ chức quốc tế. Thông tin chi tiết tại Phụ lục 5.
1.3.2. Môn thi tuyển sinh (áp dụng cho tất cả các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ).
1) Môn cơ bản: Đánh giá năng lực
2) Môn cơ sở: Lí luận chung về nhà nước và pháp luật
3 Môn ngoại ngữ: Môn thi ngoại ngữ gồm 6 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc.
* Thí sinh có năng lực ngoại ngữ thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:
1) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
2) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;
3) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
4) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 (đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN). Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 1 và Phụ lục 2).
1.3.3. Địa điểm thi
Khu giảng đường nhà G, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 336 đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1.3.4. Điều kiện dự tuyển đào tạo bậc thạc sĩ
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật; hoặc ngành phù hợp với ngành Luật (Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh);
b) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
c) Có lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;
d) Có đủ sức khỏe để học tập;
e) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Khoa Luật.
1.3.5. Thời gian đào tạo
- Thời gian đào tạo đối với bậc đào tạo thạc sĩ: 1,5 năm đến 2 năm.
- Thời gian được phép kéo dài tối đa là 2 năm.
1.3.6. Đối tượng ưu tiên và mức ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ
a) Đối tượng ưu tiên
- Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1;
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Con liệt sĩ;
- Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;
Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.
b) Mức ưu tiên
Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 01 điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản hoặc 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực.
1.3.7. Hồ sơ đăng ký dự thi (chi tiết tại Phụ lục 6)
Năm 2018, việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng ký dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Thí sinh có nhiệm vụ:
1) Truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
Thời gian đăng ký:
Từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.
2) Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Khoa Luật.
1.3.8. Thời gian hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự thi đào tạo thạc sĩ (học ngoài giờ hành chính)
Dự kiến trong thời gian từ ngày 01/08/2018 đến ngày 31/08/2018.
Lịch tổ chức hướng dẫn ôn tập cụ thể sẽ được thông báo trên Webste của Khoa Luật tại địa chỉ: law.vnu.edu.vn
1.3.9. Lệ phí tuyển sinh
Lệ phí tuyển sinh sau đại học năm 2018 tạm thu theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí dự thi, dự tuyển và sẽ được điều chỉnh khi có văn bản quy định mới.
Mức thu cụ thể như sau:
- Đối với thí sinh phải thi môn ngoại ngữ: 420.000 đồng (bao gồm: lệ phí xét duyệt hồ sơ và lệ phí thi 3 môn).
- Đối với thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ: 370.000 đồng (bao gồm: lệ phí xét duyệt hồ sơ, lệ phí thi 2 môn và lệ phí thẩm định chứng chỉ ngoại ngữ).
II. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
2.1. Thời gian thi tuyển
Tổ chức đánh giá hồ sơ chuyên môn trong thời gian từ ngày 17/09 đến ngày 30/09/2018.
Ngoài ra, thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ từ cử nhân còn phải thi các môn trong kỳ thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ vào các ngày 15 và 16/09/2018 theo lịch cụ thể như sau:
Công việc | Thời gian |
Tập trung thí sinh, thi môn Cơ bản | Sáng thứ Bảy, 15/09/2018 |
Thi môn Cơ sở | Chiều thứ Bảy, 15/09/2018 |
Thi môn Ngoại ngữ | Sáng Chủ nhật, 16/09/2018 |
Xét tuyển tiến sĩ (đánh giá hồ sơ chuyên môn) | Từ ngày 17/09 đến 30/09/2018 |
2.2. Hệ đào tạo: Chính quy
2.3. Chuyên ngành và các môn thi tuyển
2.3.1. Chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh bậc tiến sĩ.
STT | Chuyên ngành | Chỉ tiêu |
1 | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Mã số: 938 01 01.01 | 4 |
2 | Luật Hiến pháp và luật hành chính. Mã số: 938 01 01.02 | 3 |
3 | Luật dân sự và tố tụng dân sự. Mã số: 938 01 01.04 | 4 |
4 | Luật hình sự và tố tụng hình sự. Mã số: 938 01 01.03 | 4 |
5 | Luật kinh tế. Mã số: 938 01 01.05 | 3 |
6 | Luật quốc tế. Mã số: 938 01 01.06 | 4 |
7 | Cộng: | 22 |
2.3.2. Điều kiện dự tuyển
Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng những điều kiện sau đây:
a) Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
b) Có đủ sức khoẻ để học tập.
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp hoặc ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng ký dự tuyển;
d) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
e) Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
h) Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được ĐHQGHN phê duyệt:
- Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 3 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
- Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
- Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.
- Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.
i) Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng chuyên ngành đào tạo.
j) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.
2.3.3. Thời gian đào tạo
- Thời gian đào tạo:
* Đối với người có bằng thạc sĩ (dự tuyển từ thạc sĩ): 03 năm;
* Đối với người chưa có bằng thạc sĩ (thi tuyển từ cử nhân): 04 năm.
- Thời gian được phép kéo dài tối đa là 2 năm.
2.3.4. Chính sách học bổng đối với nghiên cứu sinh
Để khuyển khích, thu hút nghiên cứu sinh tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ của ĐHQGHN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của chương trình, vị thế của ĐHQGHN và đơn vị đào tạo, ĐHQGHN có chính sách hỗ trợ học bổng ưu tiên, đầu tư, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc.
Mức
học bổng toàn phần cho nghiên cứu sinh như sau:
Đối tượng | Học bổng của ĐHQG (01 học bổng) | Học bổng của Khoa (01 học bổng) |
NCS từ thạc sĩ | 60.000.000 đồng/khóa học | 45.000.000 đồng/khóa học |
NCS từ cử nhân | 90.000.000 đồng/khóa học | 70.000.000 đồng/khóa học. |
2.3.5. Hồ sơ đăng ký dự thi
Việc đăng ký dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần trên cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN.
Thí sinh có nhiệm vụ:
1) Truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn
2) Nộp trực tiếp tại Khoa Luật 01 bộ hồ sơ, gồm:
a) Đơn đăng ký dự tuyển (in trên phần mềm đăng ký trực tuyến): 01 bản;
b) Sơ yếu lý lịch cá nhân và lý lịch khoa học: 01 bản;;
c) Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định:
- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ: 02 bản;
- Bản sao hợp lệ bảng điểm đại học, bảng điểm thạc sĩ: 02 bản;
- Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: 02 bản;
- Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thâm niên công tác (nếu có): 01 bản;
- Bản sao chụp các bài báo và/hoặc báo cáo khoa học đã công bố (đóng thành tập, có bìa và danh mục): 06 bản;
e) Đề cương nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu, nội dung theo quy định của ĐHQGHN (nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn): 06 bản.
f) Thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu: 06 bản. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
f) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
g) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của đơn vị đào tạo.
* Thông tin chi tiết về danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đang thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai tại các bộ môn và danh sách người hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh xem tại Phụ lục 7.
Thời gian đăng ký dự thi (chi tiết tại Phụ lục 6)
Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện):
Từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.
Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Khoa Luật hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Khoa.
2.3.6. Lệ phí tuyển sinh
Lệ phí tuyển sinh sau đại học năm 2018 tạm thu theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí dự thi, dự tuyển và sẽ được điều chỉnh khi có văn bản quy định mới.
Mức thu cụ thể như sau:
- Đối với thí sinh dự tuyển từ thạc sĩ: 260.000 đồng
- Đối với thí sinh dự thi tuyển từ cử nhân: 570.000 đồng
III. MỘt sỐ điỂm cẦn lưu ý khi nỘp hỒ sơ đăng ký dỰ thi
1. Thí sinh dự tuyển đào tạo sau đại học sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kì thi tuyển sinh sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo.
2. Thí sinh nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo qui định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Khoa Luật.
3. Trường hợp thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì văn bằng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
Thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên, Khoa Luật, ĐHQGHN.
Địa chỉ: Phòng 109 nhà E1, ĐHQGHN - 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: law.vnu.edu.vn
Hotline tuyển sinh sau đại học:
- Điện thoại: 024.3.754.6674
- Email: tuyensinhsdhkl@gmail.com
Phụ lục 1.
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ Ngoại ngữ tương đương cấp độ 3/6 khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc sử dụng trong tuyển sinh trình độ thạc sĩ tại ĐHQGHN (Kèm theo văn bản hướng dẫn số 178 /HD-ĐHQGHN ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội)
Tiếng Anh
Khung năng lực ngoại ngữ VN | IELTS | TOEFL | TOEIC | Cambridge Exam | BEC | BULATS | CEFR |
Cấp độ 3 | 4.5 | 450 ITP 133 CBT 45 iBT | 450 | PET | Preliminary | 40 | B1 |
(Các điểm số nêu trên là điểm tối thiểu cần đạt được)
Một số thứ tiếng khác
Khung năng lực ngoại ngữ VN | tiếng Nga | tiếng Pháp | tiếng Đức | tiếng Trung | tiếng Nhật | tiếng Hàn |
Cấp độ 3 | TRKI 1 | DELF B1 TCF niveau 3 | B1 ZD | HSK cấp độ 3 | JLPT N4 | TOPIK 3 |
Ghi chú: Đối với một số chứng chỉ quốc tế không thông dụng khác, đơn vị đào tạo cần gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo cho ý kiến về việc quy đổi tương đương.
Phụ lục 2.
Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh thạc sĩ tại ĐHQGHN
(Kèm theo văn bản hướng dẫn số 178 /HD-ĐHQGHN ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội)
1. Chứng chỉ B1
STT | Cơ sở đào tạo | Chứng chỉ B1 được công nhận |
Tiếng Anh | Tiếng Nga | Tiếng Pháp | Tiếng Trung | Tiếng Đức |
1. | Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN | √ | √ | √ | √ | √ |
2. | Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng | √ | √ | | | |
3. | Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế | √ | √ | √ | √ | |
4. | Trường ĐH SP TP Hồ Chí Minh | √ | √ | √ | √ | |
5. | Trường Đại học Hà Nội | √ | √ | √ | √ | √ |
2. Các chứng chỉ tiếng Anh
STT | Cơ sở cấp chứng chỉ | Các chứng chỉ được công nhận |
IELTS | TOEFL | TOEIC | Cambridge Exam PET | BEC Preliminary | BULATS |
1. | Educational Testing Service (ETS) | | √ | √ | | | |
2. | British Council (BC) | √ | | | | | |
3. | International Development Program (IDP) | √ | | | | | |
4. | Cambridge ESOL | √ | | | √ | √ | √ |
3. Một số thứ tiếng khác
STT | Cơ sở cấp chứng chỉ | Các chứng chỉ được công nhận |
tiếng Nga | tiếng Pháp | tiếng Đức | tiếng Trung | tiếng Nhật | tiếng Hàn |
TRKI 1 | DELF B1 TCF niveau 3 | B1 ZD | HSK cấp độ 3 | JLPT N4 | TOPIK 3 |
1. | Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga | √ | | | | | |
2. | Trung tâm Văn hóa Pháp | | √ | | | | |
3. | Viện Goethe Việt Nam | | | √ | | | |
4. | Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc | | | | √ | | |
5. | Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản | | | | | √ | |
6. | Viện chương trình và đánh giá Hàn Quốc (KICE) | | | | | | √ |
Phụ lục 3.
Bảng tham chiếu chứng chỉ Ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh trình độ tiến sĩ tại ĐHQGHN
(Kèm theo văn bản hướng dẫn số 178 /HD-ĐHQGHN ngày 12 tháng 01 năm 2018 của Đại học Quốc gia Hà Nội)
STT | Chứng chỉ | Trình độ |
1 | TOEFL iBT | 45 – 93 |
2 | IELTS | 5 - 6.5 |
3 | Cambridge examination | CAE 45-59 PET Pass with Distinction |
4 | CIEP/Alliance française diplomas | TCF B2 DELF B2 Diplôme de Langue |
5 | Goethe -Institut | Goethe- Zertifikat B2 Zertifikat Deutsch für den Beruf (ZDfB) |
6 | TestDaF | TDN3- TDN4 |
7 | Chinese Hanyu Shuiping Kaoshi (HSK) | HSK level 6 |
8 | Japanese Language Proficiency Test (JLPT) | N2 |
9 | ТРКИ - Тест по русскому языку как иностранному (TORFL - Test of Russian as a Foreign Language) | ТРКИ-2 |
Phụ lục 4. Thông tin tuyển sinh đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam triển khai đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Pháp luật về quyền con người (ngành Luật học) kể từ năm 2011. Chương trình thạc sĩ Pháp luật về quyền con người của Khoa tiếp tục tuyển sinh khoá 6, niên khoá 2018 - 2020.
Chương trình đào tạo 2 năm cung cấp những kiến thức, thông tin toàn diện, chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn về quyền con người mà rất cần thiết, hữu ích cho những người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp ở trung ương và địa phương, cũng như các tổ chức quốc tế và các cơ sở học thuật.
Những điểm đặc biệt của chương trình bao gồm:
1. Gần một nửa số học phần có các giáo sư, giảng viên là những chuyên gia nổi tiếng về nhân quyền ở các nước Bắc Âu (Na-uy, Đan Mạch, Thuỵ Điển) và một số nước khác (Anh, Úc, Thuỵ Sĩ, Thái Lan..) tham gia giảng dạy, hướng dẫn (có phiên dịch trên lớp).
2. Có học bổng cho 25 học viên do Chính phủ Úc tài trợ (40 đô la Úc/học viên/tháng).
3. Có giáo trình, học liệu cơ bản cung cấp miễn phí cho tất cả học viên. Hệ thống học liệu phong phú với hàng ngàn đầu mục tài liệu chuyên ngành cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên thư viện và trang dữ liệu online đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên.
4. Có nhiều hội thảo, seminar về các vấn đề khác nhau của nhân quyền (ít nhất 3 cuộc/năm) cho phép, khuyến khích các học viên tham gia nghiên cứu và thảo luận.
5. Chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận đa ngành, thực hiện theo phương pháp giảng dạy hiện đại (đã được kiểm định và được đánh giá đạt chuẩn AUN-QA của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á).
5. Thời gian học linh hoạt, phù hợp với học viên đang làm việc.
Phụ lục 5.
Thông tin tuyển sinh đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở giáo dục đầu tiên tại Việt Nam triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về đưa vấn đề phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy, dưới hình thức một môn học riêng cho sinh viên đại học từ năm 2012.
Được sự ủng hộ và cho phép của Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ quan, tổ chức hữu quan, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng kể từ năm 2018.
Chương trình đào tạo 2 năm, cung cấp một lượng kiến thức toàn diện và chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam.
Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng là các vấn đề rất cấp thiết song còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, kiến thức và kỹ năng được truyền tải trong chương trình rất hữu ích cho các học viên đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, cơ quan báo chí và các cơ sở học thuật – đặc biệt là các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm và đang tham gia trực tiếp vào các hoạt động quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng. Những điểm đặc biệt của Chương trình bao gồm:
1. Chương trình nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước và đối tác quốc tế.
2. Nhiều học phần có các giáo sư, giảng viên là những chuyên gia nổi tiếng về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở các nước phát triển như Anh, Úc, Ai-len…tham gia giảng dạy, hướng dẫn (có phiên dịch trên lớp).
3. Hệ thống học liệu phong phú với hàng ngàn đầu mục tài liệu chuyên ngành cả bằng tiếng Anh và tiếng Việt trên thư viện và trang dữ liệu online đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên. Nhiều học liệu là sách chuyên khảo, tham khảo được cung cấp miễn phí cho tất cả học viên.
4. Có nhiều hội thảo, seminar về các vấn đề khác nhau về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng được tổ chức (ít nhất 3 cuộc/khoá) cho phép, khuyến khích các học viên tham gia nghiên cứu và thảo luận.
5. Chương trình được xây dựng theo cách tiếp cận đa ngành, thực hiện theo phương pháp giảng dạy hiện đại, lấy người học làm trung tâm, có sự tham gia của người học.
6. Thời gian học linh hoạt, phù hợp với học viên đang làm việc.
7. Danh mục các ngành phù hợp, ngành gần
7.1. Danh mục các ngành phù hợp với ngành Luật: Luật hiến pháp và luật hành chính; Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế, Luật quốc tế.
7.2. Danh mục các ngành có liên quan mật thiết đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng:
- Nhóm 1: Một số ngành thuộc nhóm ngành “An ninh và trật tự xã hội”, gồm: Trinh sát an ninh, Điều tra hình sự, Quản lý nhà nước về an ninh trật tự, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, tham mưu chỉ huy công an nhân dân;
- Nhóm 2: Một số ngành thuộc nhóm ngành quản trị - quản lý, gồm: Khoa học quản lý, Quản lý công;
- Nhóm 3: Các ngành Khoa học chính trị, Chính trị học, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Quản lý nhà nước.
Thí sinh có bằng tốt nghiệp một số ngành khác có liên quan mật thiết đến quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (tại mục 7.2.) phải học chương trình bổ sung kiến thức gồm 6 học phần, 24 tín chỉ để đáp ứng đủ điểu kiện dự thi tuyển sinh. Các học phần phải học bổ sung bao gồm:
STT | Tên học phần | Số tín chỉ |
1 | Lý luận chung về nhà nước và pháp luật | 4 |
2 | Lịch sử nhà nước và pháp luật | 4 |
3 | Luật hiến pháp Việt nam | 4 |
4 | Luật hành chính và tố tụng hành chính Việt Nam | 4 |
5 | Luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam | 4 |
6 | Luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam | 4 |
| Tổng số | 24 |
Phụ lục 6.
Hướng dẫn thực hiện đăng kí dự thi sau đại học đợt 2 năm 2018
1. Danh mục các ngành phù hợp (đối với thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ)
1.1. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.2. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.3. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.4. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật kinh tế: Luật Kinh doanh; Luật quốc tế.
1.5. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật quốc tế: Luật kinh tế, Luật kinh doanh.
1.6. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Pháp luật về quyền con người: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.7. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật biển và Quản lý biển: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.8. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính: Luật kinh tế, Luật quốc tế, Luật kinh doanh.
1.9. Danh mục các ngành phù hợp với chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng: Luật hiến pháp và luật hành chính; Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế, Luật quốc tế.
2. Hồ sơ đăng kí dự thi
Năm 2018, việc đăng kí dự thi được thực hiện trực tuyến. Phần mềm đăng kí dự thi do Trung tâm Ứng dụng Công nghệ Thông tin xây dựng và được sử dụng thống nhất trong toàn ĐHQGHN.
Thí sinh có nhiệm vụ:
1) Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.
2) Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của đơn vị hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Khoa Luật.
Riêng đối với thí sinh đăng ký tuyển đào tạo tiến sĩ:
Sau khi hoàn thành việc đăng ký hồ sơ trực tuyến, thí sinh nộp trực tiếp tại Khoa Luật 01 bộ hồ sơ gồm các các tài liệu sau:
a) Đơn đăng kí dự tuyển (in trên phần mềm đăng ký trực tuyến): 01 bản;
b) Sơ yếu lí lịch cá nhân và lý lịch khoa học: 01 bản;
c) Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định:
- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ: 02 bản;
- Bản sao hợp lệ bảng điểm đại học, bảng điểm thạc sĩ: 02 bản;
- Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: 02 bản;
- Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, thâm niên công tác (nếu có): 01 bản;
- Bản sao chụp các bài báo và/hoặc báo cáo khoa học đã công bố (đóng thành tập, có bìa và danh mục): 06 bản;
e) Đề cương nghiên cứu đáp ứng các yêu cầu, nội dung theo quy định của ĐHQGHN (nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn): 06 bản.
f) Thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu: 06 bản
Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:
- Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;
- Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
- Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.
f) Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
g) Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của đơn vị đào tạo.
Địa điểm thu nhận hồ sơ dự thi đào tạo tiến sĩ:
Phòng Đào tạo và CTHSSV, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Địa chỉ: Phòng 109, nhà E1, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.
ĐT: 024. 3754.6674.
3. Thời gian đăng ký dự thi:
Thời gian khai báo thông tin trực tuyến (và nhận hồ sơ đối với thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ). Nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện.
Từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.
4. Lệ phí tuyển sinh
4.1. Đối với thí sinh đăng ký dự thi vào các lớp chuyên ngành tổ chức hoc tại Khoa Luật.
Lệ phí tuyển sinh sau đại học năm 2018 tạm thu theo mức quy định tại Thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lí và sử dụng phí dự thi, dự tuyển và sẽ được điều chỉnh khi có văn bản quy định mới.
* Mức thu lệ phí dự thi (gồm cả lệ phí xét duyệt hồ sơ):
Bậc thạc sĩ:
- Thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ: 370.000 đ
- Thí sinh phải thi môn ngoại ngữ: 420.000 đ
Bậc tiến sĩ:
- Thí sinh dự thi từ thạc sĩ: 260.000 đ
- Thí sinh dự thi từ cử nhân: 570.000 đ
* Thông tin chuyển khoản
- Đơn vị hưởng: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Số tài khoản: 26010000787760, Ngân hàng BIDV, chi nhánh Tây Hà Nội.
* Thông tin nộp tiền mặt
- Phòng Kế hoạch - Tài chính, Khoa Luật, ĐHQGHN.
- Địa chỉ: P302, nhà E1, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 024.3754.7085.
Lưu ý:
Trường hợp chuyển khoản lệ phí tuyển sinh từ ngân hàng hoặc qua hệ thống Internet Banking vào tài khoản của Khoa Luật thí sinh cần ghi đầy đủ các nội dung chuyển khoản như sau :
- Cấu trúc nộp lệ phí tuyển sinh: CK LPTSSDH2018
- Họ và tên thí sinh.
- Mã đăng ký dự thi của thí sinh (được cấp trong phiếu ĐKDT của thí sinh)
- Bậc đào tạo đăng ký dự thi (thạc sĩ/tiến sĩ)
Ví dụ: CK LPTSSDH2018, Nguyễn Văn A, 0601234, thạc sĩ.
4.2. Đối với thí sinh đăng ký dự thi vào các lớp chuyên ngành tổ chức hoc tại các địa phương.
Thực hiện theo thông báo của đơn vị phối hợp tại địa phương.
Phụ lục 7.
Danh mục hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đang
thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai tại các bộ môn
Danh sách người hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh
A. Danh mục hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đang
thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai tại các bộ môn.
I. Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
1. Hướng nghiên cứu
1.1. Nhóm nghiên cứu Lý luận nhà nước và pháp luật, Xã hội học pháp luật
- Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự
- Chức năng nhà nước đương đại
- Lý luận pháp luật, nguồn pháp luật,
- Văn hóa pháp luật và văn hóa nhân quyền
- Xã hội học xây dựng, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật
- Xã hội học tiếp cận công lý, pháp luật
- Xã hội học pháp luật về các vấn đề xã hội
1.2. Nhóm nghiên cứu Lịch sử nhà nước và pháp luật gồm các hướng nghiên cứu chính:
- Lịch sử tư tưởng pháp luật: Nghiên cứu giá trị đương đại của các hệ tư tưởng, các thiết chế chính trị trong lịch sử và khả năng kế thừa trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay;
- Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt nam: Nghiên cứu các khía cạnh của truyền thống pháp luật Việt Nam: văn hóa pháp luật truyền thống; đặc điểm về nguồn và hình thức pháp luật, cách thức xây dựng và ban hành, thực hiện pháp luật trong xã hội Việt Nam truyền thống; nội dung cơ bản của pháp luật trong các giai đoạn phát triển của lịch sử pháp luật; hương ước, luật tục...
- Lịch sử pháp luật thế giới:
- Nghiên cứu lịch sử tổ chức nhà nước và pháp luật của các nước trong khu vực và sự tương tác với Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử.
- Nghiên cứu nội dung và giá trị của các Bộ luật lớn, các trường phái pháp luật lớn trong lịch sử pháp luật thế giới.
- Nghiên cứu các mô hình lập hiến và lập pháp trên thế giới
- Nghiên cứu lịch sử kĩ thuật lập pháp trên thế giới
- Nghiên cứu các hình thức nhà nước và các xu hướng vận động của pháp luật trên thế giới …
- Tư tưởng chính trị - pháp lý Việt nam:
- Nghiên cứu các khía cạnh của truyền thống pháp luật Việt Nam: văn hóa pháp luật truyền thống; đặc điểm về nguồn và hình thức pháp luật, cách thức xây dựng và ban hành, thực hiện pháp luật trong xã hội Việt Nam truyền thống; nội dung cơ bản của pháp luật trong các giai đoạn phát triển của lịch sử pháp luật; hương ước, luật tục...
- Nghiên cứu tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ Chí Minh
- Nhà nước và pháp luật các quốc gia thuộc ASEAN
1.3. Nhóm nghiên cứu Luật học so sánh, lý thuyết pháp luật, gồm các hướng nghiên cứu chính
- Phương pháp so sánh luật học
- Các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới
- Các lý thuyết hiện đại về pháp luật
- Kỹ thuật lập pháp hiện đại
- Hiện đại hóa pháp luật và xu hướng phát triển pháp luật trên thế giới.
1.4. Nhóm nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển
- Phân tích chính sách;
- Pháp luật và phát triển bền vững;
- Thực hiện pháp luật về quyền con người;
- Cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong xã hội;
- Xã hội dân sự;
- Sự tham gia, trách nhiệm giải trình và dân chủ ở địa phương;
- Dịch vụ pháp lý.
2. Danh mục các đề tài nghiên cứu đang thực hiện
- Chính sách, pháp luật về tự do hiệp hội ở Việt Nam hiện nay
- Vai trò của luật sư trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay
- Giáo dục pháp luật cho giáo viên các trường phổ thông, liên hệ thực tiễn ở thành phố Hà Nội
- Hệ thống pháp luật Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN ( AEC)
- Pháp luật về công chức cấp xã ở Việt Nam hiện nay
- Kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong pháp luật Việt Nam: Lý luận và thực tiễn.
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý luật sư và hành nghề luật sư ở Việt Nam
- Giáo dục pháp luật cho thanh niên trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- Thực hiện pháp luật về bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay
- Cơ chế xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay
- Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013
- Hoàn thiện cơ chế bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ở Việt Nam hiện nay
II. Bộ môn Luật hiến pháp và luật hành chính
2.1. Luật hiến pháp và luật hành chính
1. Hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam
2. Kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam
3. Hoàn thiện cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
4. Xây dựng, hoàn thiện các thiết chế hiến định độc lập
5. Quyền lập pháp: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
6. Quyền hành pháp: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
7. Quyền tư pháp: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
8. Bầu cử ở Việt Nam
9. Dân chủ trực tiếp
10. Dân chủ đại diện
11. Dân chủ ở cấp địa phương
12. Phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước
13. Phân quyền trong nhà nước pháp quyền
14. Phân quyền và nhân quyền
15. Vai trò của cơ quan hành chính trong bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam
16. Mối quan hệ giữa Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền
17. Mối quan hệ giữa chủ nghĩa Hiến pháp và Hiến pháp
18. Mối quan hệ giữa Chủ nghĩa hiến pháp, Bảo hiến và Quyền con người
19. Mối quan hệ giữa lập pháp và hành pháp
20. Mối quan hệ giữa lập pháp và tư pháp
21. Mối quan hệ giữa hành pháp và tư pháp
22. Quyền tư pháp và vấn đề bảo vệ quyền con người
23. Vi phạm hiến pháp và vấn đề bảo vệ hiến pháp
24. Vấn đề chủ quyền nhân dân trong lịch sử lập hiến Việt Nam
25. Quốc hội trong nhà nước pháp quyền
26. Chính phủ trong nhà nước pháp quyền
27. Tòa án trong nhà nước pháp quyền
28. Tòa án và vấn đề bảo vệ quyền con người
29. Độc lập tư pháp: Những vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
30. Tư pháp phục hồi: Những vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
31. Tư pháp với người chưa thành niên: Những vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
32. Liêm chính tư pháp: Những vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
33. Vai trò và chức năng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
34. Các thể chế hiến định hiện đại trong Hiến pháp 2013
35. Sự tự quản của chính quyền địa phương
36. Hiến pháp và vấn đề chống tham nhũng.
37. Chủ nghĩa Hiến pháp của Việt Nam.
38. Trách nhiệm tư pháp
39. Tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm
40. Sử dụng và đánh giá công chức
41. Kỷ luật công chức
42. Quyết định hành chính của Chinhphủ
43. Quyết định hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
44. Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân
45. Quyết định hành chính của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
46. Tính hợp pháp của quyết định hành chính
47. Tính hợp lý của quyết định hành chính
48. Kiểm tra và xử lý văn bản pháp luật
49. Thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
50. Thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ
51. Thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND
52. Xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hành chính cấp huyện
53. Xử lý vi phạm hành chính của cơ quan hành chính cấp xã
54. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
55. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt
56. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy
57. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường hàng không
58. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay
59. Các biện pháp hành chính
60. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai
61. Tố cáo và giải quyết tố cáo trong lĩnh vực đất đai
62. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp tỉnh;
63. Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính của tòa án nhân dân cấp huyện
64. Hợp đồng BOT
65. Hợp đồng hành chính trong lĩnh vực đào tạo.
66. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhândân.
67. Kiểm tra trong hành chính nhà nước (củaBộ, Ủy ban nhândân...)
68. Thanh tra hành chính của Thanh tra Chính phủ
69. Tranh tra hành chính của Thanh tra tỉnh (cóthể ở một tỉnh trong một lĩnh vực nào đó).
70. Phân chia đơn vị hành chính ở Việt Nam
71. Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam
72. Phân cấp quản lý của chính quyền địa phương ở Việt Nam
73. Trách nhiệm kỷ luật của công chức ở Việt Nam
74. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
75. Trách nhiệm của công chức trong hoạt động công vụ
76. Phân biệt giữa trách nhiệm của bộ máy và trách nhiệm công chức trong công vụ
77. Trách nhiệm bồi thường vật chất của công chức trong thi hành công vụ
78. Thi hành án hành chính ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
79. Luật sư và quản lý nhà nước đối với hoạt động luật sư hiện nay ở Việt Nam
80. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
81. Xã hội hóa công tác thi hành án dân sự trong tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
82. Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ
83. Mô hình tổ chức chính quyền đặc khu kinh tế của một số nước trên thế giới và việc vận dụng vào điều kiện Việt Nam
84. Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn và bổ nhiệm công chức ở nước ta
2.2. Lý luận và pháp luật về quyền con người
1. Các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về quyền con người
2. Tiếp cận công lý: Những vấn đề lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
3. Hoàn thiện quan hệ lao động ở Việt Nam
4. Xây dựng Luật về hội và Luật biểu tình
5. Tôn giáo và quyền con người
6. Nho giáo và quyền con người
7. Ki-tô giáo và quyền con người
8. Hồi giáo và quyền con người
9. Phật giáo và quyền con người
10. Chủ nghĩa tự do và quyền con người
11. An ninh con người và quyền con người
12. Dân chủ và quyền con người
13. Kinh doanh và quyền con người
14. Toàn cầu hóa và quyền con người
15. Phòng, chống khủng bố và quyền con người
16. Vị trí của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 trong luật nhân quyền quốc tế
17. Vị trí của hai công ước năm 1966 trong luật nhân quyền quốc tế
18. Các quyền tuyệt đối theo luật nhân quyền quốc tế
19. Tạm đình chỉ quyền con người
20. Giới hạn quyền con người
21. Mối quan hệ giữa các quyền dân sự, chính trị với các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
22. Mối quan hệ giữa các quyền con người trong thực tiễn Việt Nam
23. Can thiệp nhân đạo và bảo vệ quyền con người
24. Quyền con người trong quan hệ quốc tế
25. Quyền con người trong chính sách đối ngoại của các nước phương Tây
26. Quyền con người và phát triển bền vững
27. Bộ máy/ cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc
28. Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
29. Các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
30. Các ủy ban giám sát điều ước nhân quyền Liên hợp quốc
31. Tòa án Nhân quyền châu Âu
32. Tòa án và Ủy ban Nhân quyền châu Mỹ
33. Tòa án và Ủy ban Nhân quyền châu Phi
34. Cơ chế nhân quyền ASEAN
35. Cơ quan nhân quyền quốc gia (NHRI)
36. Việt Nam với việc thực thi các công ước nhân quyền
37. Việt Nam với việc nội luật hóa các chuẩn mực nhân quyền quốc tế
38. Việt Nam với các cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên hợp quốc
39. Việt Nam và cơ chế UPR
40. Thực thi những cam kết của Nhà nước trong tiến trình UPR của Việt Nam
41. Nghiên cứu, giảng dạy nhân quyền ở Việt Nam
42. Cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Việt Nam nhìn nhận từ góc độ bảo vệ quyền con người
43. Báo chí và quyền con người
44. Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay
45. Quyền của các nhóm yếu thế (trẻ em, phụ nữ, người thiểu số, LGBT, người bị giam giữ, người cao tuổi...)
46. Quyền của người nước ngoài tại Việt Nam
47. Hoàn thiện pháp luật về cấm tra tấn ở Việt Nam hiện nay.
48. Cơ chế bảo đảm thực thi các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013
49. Các quyền mới trong Hiến pháp năm 2013 và việc thực thi
50. Quyền sống: Những vấn đề lý luận, thực tiễn ở Việt Nam
51. Quyền sống trong môi trường trong lành:Những vấn đề lý luận, thực tiễn ở Việt Nam
52. Các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa cụ thể (khuôn khổ pháp luật quốc tế, khu vực, quốc gia và việc thực thi)
53. Thực thi những điểm mới trong Hiến pháp 2013 về bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp
54. Những vấn đề lý luận, thực tiễn về thực thi nguyên tắc giới hạn quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013
55. Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam với việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người
56. Trợ giúp pháp lý và nhân quyền.
57. Quyền trợ giúp pháp lý trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
2.3. Lý luận và pháp luật về quản trị nhà nước và pòng, chống tham nhũng
1. Quản trị tốt: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
2. Hành chính công: Lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam
3. Các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng
4. Nguyên nhân và giải pháp cơ bản để phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
5. Quy định về phòng, chống tham nhũng trong Bộ luật Hồng Đức thời Hậu Lê và những giá trị tham khảo trong giai đoạn hiện nay
6. Quy định về phòng, chống tham nhũng trong Bộ luật Gia Long thời Nguyễn và những giá trị tham khảo trong giai đoạn hiện nay
7. Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống tham nhũng từ trước đến nay
8. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng
9. Sự phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam kể từ 1945 đến nay,
10. Sự phát triển của pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam kể từ Đổi mới (1986) đến nay
11. Pháp luật về phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
12. Pháp luật về xử lý hành vi tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
13. Pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay
14. Pháp luật về công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức ở Việt Nam hiện nay
15. Pháp luật về bảo vệ người tố cáo tham nhũngở Việt Nam hiện nay
16. Pháp luật về kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay
17. Pháp luật về thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
18. Pháp luật về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
19. Giáo dục liêm chính và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
20. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và việc nội luật hoá vào hệ thống pháp luật Việt Nam
21. Những thuận lợi và thách thức với việc hực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ở Việt Nam
22. Mối quan hệ giữa quản trị nhà nước tốt và phòng, chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt Nam
23. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
24. Tham nhũng chính sách: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
25. Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
III. Bộ môn Luật dân sự
3.1. Lĩnh vực Luật dân sự
1. Bảo vệ người thứ ba ngay tình theo pháp luật dân sự Việt Nam
2. Hiệu lực pháp lý của đăng ký tài sản
3. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân – Lý luận và thực tiễn
4. Hợp đồng vay tài sản theo pháp luật dân sự Việt Nam
5. Hợp đồng hợp tác theo pháp luật dân sự Việt Nam
6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thực phẩm không an toàn gây ra
7. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra
8. Nguyên tắc pháp định của vật quyền
9. Sở hữu chung theo phần – Lý luận và thực trạng-
10. Xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
11. Chiếm hữu theo pháp luật Việt Nam Việt Nam
12. Quản lý di sản thờ cúng theo pháp luật Việt Nam
13. Cầm giữ theo pháp luật Việt Nam
14. Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân
15. Thế chấp quyền đòi nợ -Lý luận và thực trạng-
16. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai – Lý luận và thực trạng-
17. Nguyên tắc thiện chí trung thực trong pháp luật Việt Nam và thế giới
18. Nguyên tắc cấm lạm quyền trong pháp luật Việt Nam và thế giới
19. Pháp nhân trong pháp luật Việt Nam và thế giới: lý thuyết và áp dụng
20. Đề nghị giao kết hợp đồng tới công chúng: lý thuyết và thực tiễn theo pháp luật so sánh
21. Tự do hợp đồng: lý thuyết và thực tiễn trong pháp luật so sánh
3.2. Lĩnh vực Tố tụng dân sự và Sở hữu trí tuệ
1. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản trí tuệ
2. Thế chấp hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh theo pháp luật Việt Nam
3. Cầm giữ tài sản theo pháp luật Việt Nam
4. Bảo lưu quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam
5. Thứ tự ưu tiên thanh toán trong pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
6. Những vấn đề pháp lý về tài sản ảo
7. Trách nhiệm pháp lý của các nhà cung cấp dịch vụ Internet đối với hành vi xâm phạm quyền dân sự của người sử dụng
8. Nghĩa vụ trao đổi chứng cứ giữa các đương sự trong tố tụng dân sự
9. Thủ tục khởi kiện tập thể trong tố tụng dân sự
10. Hệ thống và phân loại các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
11. Nghiên cứu so sánh chế định bồi thẩm đoàn với chế định Hội thẩm nhân dân trong tố tụng dân sự Việt Nam
12. Chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự
IV. Bộ môn Tư pháp hình sự
1. Các xu hướng phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam
2. Các xu hướng phát triển của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
3. Các xu hướng phát triển của pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam
4. Chính sách hình sự trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
5. Chính sách pháp luật tố tụng hình sự trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
6. Chính sách pháp luật thi hành án hình sự trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0
7. Kỹ thuật lập pháp hình sự
8. Pháp luật hình sự Việt Nam trước thách thức an ninh phi truyền thống
9. Luật hình sự so sánh
10. Quyền con người trong Tư pháp hình sự
11. Thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân
12. Những biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự
13. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
14. Chủ thể của tố tụng hình sự
15. Hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
16. Kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự
V. Bộ môn Luật kinh doanh
5.1. Lĩnh vực luật thương mại
1. Cải cách luật thương mại đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0;
2. Pháp điển hóa luật thương mại;
3. Chủ thể luật thương mại;
4. Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại.
5.2. Lĩnh vực luật tài chính – ngân hàng:
1. Hoàn thiện pháp luật về thị trường tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa tài chính;
2. Hoàn thiện pháp luật về các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế;
3. Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện;
4. Pháp luật về thuế tài sản.
5.3. Lĩnh vực luật lao động và an sinh xã hội
1. Cải cách pháp luật lao động đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0;
2. Pháp luật việc làm cho lao động đặc thù;
3. Tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản và sự nội luật hóa trong pháp luật lao động Việt Nam;
4. Bảo vệ quyền của người lao động trong pháp luật lao động;
5. Pháp luật về bảo hiểm xã hội;
6. Pháp luật về trợ giúp xã hội cho người khuyết tật;
7. Tiếp cận các dịch vụ xã hội theo pháp luật Việt Nam.
5.4. Lĩnh vực luật đất đai
1. Pháp luật về thu hồi đất do vi phạm luật đất đai;
2. Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam;
3. Pháp luật về chủ thể kinh doanh bất động sản;
4. Pháp luật về hoạt động quản lý kinh doanh bất động sản;
5.5. Lĩnh vực luật môi trường
1. Pháp luật về tài nguyên môi trường biển;
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong các làng nghề truyền thống;
3. Pháp luật về bảo vệ đa dạng sinh học, rừng ngập mặn;
4. Pháp luật về phòng, chống ô nhiễm môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp;
5. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.
VI. Bộ môn Luật quốc tế
6.1. Lĩnh vực Công pháp quốc tế
1. Pháp luật và thực tiễn quốc tế liên quan đến an ninh, hòa bình, biên giới, lãnh thổ.
2. Các cơ chế, thiết chế, thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế
3. Các cơ chế, quy định, hợp tác quốc tế nhằm đối phó, giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu: biến đổi khí hậu; khủng bố; đói nghèo; tội phạm; môi trường...mang tính chất quốc tế…
4. Những phát triển mới về lý luận, học thuyết, thực tiễn trong lĩnh vực luật quốc tế: vai trò của các chủ thể phi nhà nước; nguồn của Luật quốc tế.
5. Những vấn đề liên quan trực tiếp đến Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, đảm bảo thực thi pháp luật quốc tế: vấn đề chủ quyền biển, đảo; hợp tác gìn giữ hòa bình, thực hiện sứ mạng nhân đạo quốc tế; hợp tác về quyền con người; bảo hộ công dân, nhà đầu tư; cơ chế quốc gia về ký kết và thực thi các điều ước quốc.
6.2. Lĩnh vực Tư pháp quốc tế
1. Những phát triển mới trong pháp luật Việt Nam về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật và tố tụng dân sự quốc tế.
2. Quy định và đảm bảo thực thi thẩm quyền xét xử dân sự, thương mại quốc tế của tòa án Việt Nam.
3. Các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài; bảo vệ người nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
4. Những vấn đề về hợp tác quốc tế (đa phương, song phương) giữa Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực dân sự, thương mại.
5. Nghiên cứu pháp luật, thực tiễn, kinh nghiệm nước ngoài về điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế.
6. Một số vẫn đề thuộc Tư pháp quốc tế đối với Việt Nam: nuôi con nuôi; hôn nhân quốc tế; lao động có yếu tố nước ngoài; bảo hộ công dân; hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và Hội nghị Lahaye về Tư pháp quốc tế.
6.3. Lĩnh vực Luật thương mại quốc tế
1. Những phát triển mới về Luật thương mại quốc tế về các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại đầu tư và thương mại sở hữu trí tuệ; trên bình diện đa phương, khu vực, song phương, đơn phương.
2. Nghiên cứu chính sách, pháp luật, thực tiễn thương mại quốc tế của một số đối tác thương mại quan trọng: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc…
3. Nghiên cứu những vấn đề pháp lý mới đặt ra đối với thương mại quốc tế trong bối cảnh hiện nay: những vấn đề liên quan đến thương mại (môi trường, tiêu chuẩn xã hội, lao động; nhân quyền….); vai trò của chủ thể phi nhà nước, doanh nghiệp, NGOs); tính pháp lý và đa phương của hệ thống thương mại của WTO.
4. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực thi các cam kết tự do hóa thương mại, hội nhập khu vực và quốc tế.
5. Các vấn đề liên quan đến thống nhất hóa, hài hòa hóa pháp luật giữa Việt Nam với nước ngoài, quốc tế như: luật hàng hải, luật thương mại, dân sự, doanh nghiệp, đầu tư…
B. Danh sách người hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn NCS
I. Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Stt | Họ và tên | Cơ quan công tác | Chuyên ngành |
-
| GS.TS Hoàng Thị Kim Quế | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS Nguyễn Văn Quân | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS Mai Văn Thắng | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
II. Bộ môn Luật hiến pháp và luật hành chính
Stt | Họ và tên | Cơ quan công tác | Chuyên ngành |
-
| GS.TS Phạm Hồng Thái | Khoa Luât, ĐHQGHN | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp - Luật hành chính |
-
| GS.TS Nguyễn Đăng Dung | Khoa Luât, ĐHQGHN | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp - Luật hành chính |
-
| PGS.TS Vũ Công Giao | Khoa Luât, ĐHQGHN | Luật Hiến pháp, Luật nhân quyền, Luật phòng, chống tham nhũng |
-
| PGS.TS Đặng Minh Tuấn | Khoa Luât, ĐHQGHN | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp - Luật hành chính |
-
| PGS.TS Võ Trí Hảo | Khoa Luật Kinh tế ĐH Kinh tế TP HCM | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp - Luật hành chính |
-
| PGS.TS Tô Văn Hòa | Đại học Luật HN | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật hiến pháp - Luật hành chính |
-
| PGS.TS Trương Hồ Hải | Học viện chính trị Quốc gia HCM | Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp - Luật Hành chính |
III. Bộ môn Luật dân sự
Stt | Họ và tên | Cơ quan công tác | Chuyên ngành |
-
| PGS.TS Ngô Huy Cương | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS. Nguyên Bích Thảo | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS. Trần Kiên | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS. Nguyễn Thị Phương Châm | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Bùi Nguyên Khánh | Học viên khoa học xã hội | |
-
| PGS.TS Nguyễn Minh Đức | Viện Nhà nước và Pháp luật | |
IV. Bộ môn Luật kinh doanh
Stt | Họ và tên | Cơ quan công tác | Chuyên ngành |
-
| PGS.TS Lê Thị Hoài Thu | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Ngô Huy Cương | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Doãn Hồng Nhung | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS Phan Thị Thanh Thủy | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| TS Nguyễn Thị Lan Hương | Khoa Luât, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Lê Thị Thu Thủy | ĐHQGHN | |
V. Bộ môn Luật quốc tế
Stt | Họ và tên | Cơ quan công tác | Chuyên ngành |
-
| PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh | Khoa Luật, ĐHQGHN | |
-
| GS.TS Nguyễn Bá Diến | Khoa Luật, ĐHQGHN | |
-
| TS.GVC Nguyễn Lan Nguyên | Khoa Luật, ĐHQGHN | |
-
| TS Nguyễn Thị Xuân Sơn | Khoa Luật, ĐHQGHN | |
-
| TS Nguyễn Như Hà | Khoa Luật, ĐHQGHN | |
-
| PGS.TS Nguyễn Hồng Thao | Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao | |
-
| PGS.TS Lê Mai Thanh | Viện Nhà nước và Pháp luật | |
-
| TS Nguyễn Đăng Thắng | Học viện Ngoại giao | |
-
| PGS.TS Nguyễn Minh Hằng | Đại học Ngoại thương | |
-
| GS.TS Hervé ACENSIO | Đại học Paris 1 Panthéon – Sorbonne, Cộng hòa Pháp | |
-
| GS.TS Pierre KLEIN | Đại học Libre de Bruxelles, Vương quốc Bỉ | |
-
| GS.TS Naoshi TAKASUGI | Đại học Kyoto, Nhật | |