Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc tế
Cập nhật lúc 0:00, 22/02/2015 (GMT+7)

1. Giới thiệu chung

Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế được thành lập theo Quyết định số 551/QĐ-TCCB ngày 09/05/2003 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trung tâm có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu và tài khoản riêng theo Quyết định số 509/QĐ-TCCB ngày 23/08/2004. Đội ngũ nhân sự của Trung tâm bao gồm đội ngũ chuyên viên và cộng tác viên của Trung tâm, các giảng viên, các nhà nghiên cứu khoa học, hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật về Biển và Hàng hải, pháp luật quốc tế…

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu khoa học theo hướng kết hợp nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng;

- Hỗ trợ và tư vấn pháp luật cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

- Tham gia đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực Luật Biển, Luật Hàng hải và ngoài nước;

- Thực hiện việc thu thập, xử lý, trao đổi và cung cấp thông tin về lĩnh vực Luật Biển, Hàng hải, Luật quốc tế và các lĩnh vực pháp luật có liên quan theo đúng quy định của pháp luật;

- Hợp tác với các tổ chức và cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án, chương trình hợp tác phù hợp với các quy định của pháp luật; hợp tác trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu hoa học và ứng dụng với các đối tượng trong và ngoài nước;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng và Đại học Quốc gia Hà Nội giao.

- Trung tâm còn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của Trung tâm được tham gia các khoá đào tạo cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Luật, các khoá đào tạo của các cơ sở đào tạo khác để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc. .

3. Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc Trung tâm: PGS. TS. Nguyễn Thị Xuân Sơn

4. Các công trình, dự án tiêu biểu

* Sách, giáo trình:

(1) SCK, Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, NXB. Tư pháp, 2009;

(2) SCK Toà án hình sự quốc tế và việc gia nhập của Việt Nam, NXB. Tư pháp, 2009;

(3) SCK, Hợp tác khai thác chung trong Luật Biển quốc tế hiện đại. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Tư pháp, 2010;

(4) SCK, Xây dựng khung pháp luật Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hoà bình. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB. Tư pháp, 2010;

(5) SCK, Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, NXB. ĐHQGHN, 2013;

(6) SCK, Các án lệ quốc tế về giải quyết tranh chấp biển-đảo và kinh nghiệm vận dụng đối với khu vực Biển Đông, 2015;

(7) SCK, Yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý và chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”, 2015;

(8) Tài liệu tổng hợp các hội thảo khoa học trong khuôn khổ dự án PIP (hợp tác quốc tế ĐHQGHN và CIDA (Canada) giai đoạn 2005-2009.

* Đề tài NCKH:

(1) Báo cáo khoa học thuộc Đề tài NCKH trọng điểm cấp ĐHQGHN do PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ trì về “Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và việc vận dụng với Việt Nam”, 2012;

(2) Một phần Báo cáo khoa học thuộc Đề tài cấp nhà nước “Cơ sở khoa học về vấn đề “Khai thác chung trên các vùng biển theo luật quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, 2010 (phần không thuộc phạm vi bảo mật theo quy định hiện hành);

(3) Một phần Báo cáo khoa học thuộc Đề tài cấp nhà nước (nhánh) “Cơ sở pháp lý phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ biển Việt Nam”, 2010;

(4) Một phần Báo cáo khoa học thuộc Đề tài cấp Nhà nước: “Xây dựng cơ sở khoa học, pháp lý cho việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra trên vùng biển Việt Nam”, 2011;

(5) Một phần Báo cáo khoa học thuộc Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc xây dựng khung pháp luật của Việt Nam về sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình”, 2011;

(6) Một phần sản phẩm của Đề tài cấp Nhà nước “Vai trò và khả năng sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông”, 2015 (phần không thuộc phạm vi bảo mật theo quy định hiện hành).

- Sản phẩm KH&CN dự kiến giai đoạn 2016-2020:

(1) Sản phẩm nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài KHCN cấp Nhà nước về cơ chế pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam , nếu Trung tâm đấu thấu thành công trong năm 2016 và được cơ quan chủ quản nhiệm vụ đặt hàng thực hiện;

(2) 02 đầu sách chuyên khảo/tham khảo và các sản phẩm nghiên cứu khác về chính sách, pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển-đảo của Việt Nam trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông; về kinh nghiệm quốc tế, nước ngoài trong giải quyết tranh chấp biển đảo và các chủ đề khác phục vụ hội nhập quốc tế và chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực luật biển, luật quốc tế;

(3) Nghiên cứu ứng dụng, tham gia xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy phục vụ hoạt động tham gia thực hiện chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật biển và quản lý biển, chương trình đào tạo Cử nhân chất lượng cao, Thạc sỹ, Tiến sỹ chuyên ngành Luật Quốc tế của Khoa Luật, ĐHQGHN;

(4) Sản phẩm nghiên cứu phục vụ hoạt động triển khai xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành và thư viện điện tử nếu nội dung này được Khoa Luật, ĐHQGHN phê duyệt, đầu tư kinh phí hỗ trợ…

5. Địa chỉ liên hệ

P420 - B2, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081