Trung tâm Nghiên cứu Luật hình sự - Tội phạm học
Cập nhật lúc 0:00, 05/08/2019 (GMT+7)

1. Giới thiệu chung

Trung tâm nghiên cứu Luật Hình sự và Tội phạm học là một đơn vị không có tư cách pháp nhân trực thuộc Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, được thành lập theo Quyết định của Chủ nhiệm Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Chức năng, nhiệm vụ

- Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu các vấn đề liên quan tới luật hình sự và tội phạm học. Trọng tâm nghiên cứu tập trung vào pháp luật hình sự của Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản,...và vấn đề phòng ngừa tội phạm, tìm kiếm và tổ chức thực hiện các dự án, các hợp đồng nghiên cứu khoa học, ứng dụng về pháp luật nước ngoài, triển khai các hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, ứng dụng về pháp luật nước ngoài, triển khai các hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học luật hình sự và tội phạm học;

- Đào tạo: Tham gia bồi dưỡng cấp chứng chỉ sau đại học về luật hình sự và tội phạm học cho các cán bộ thực tiễn tại các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án. Là đầu mối thực hiện các quan hệ quốc tế về luật hình sự và tội phạm học theo sự ủy quyền của Khoa Luật;

- Hỗ trợ và tư vấn pháp luật hình sự và tội phạm học nước ngoài theo yêu cầu của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;

- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu phổ biến khoa học pháp lý, các tài liệu tuyên truyền thông tin pháp luật về luật hình sự và tội phạm học. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học;

- Tham vấn, xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự và chính sách phòng ngừa tội phạm cho Nhà nước, Chính phủ.

3. Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc Trung tâm: TS. Nguyễn Khắc Hải.

4. Các công trình, dự án tiêu biểu

* Sách, giáo trình:

(1) SCK, Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong Tố tụng hình sự, NXB. ĐHQGHN, 2011;

(2) SCK, Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự một số nước trên thế giới, NXB. Thông tin Khoa học pháp lý, Bộ tư pháp, 2002;

(3) SCK, Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB. ĐHQGHN, 2009;

(4) SCK, Một số vấn đề cấp bách của khoa học pháp lý Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, NXB. ĐHQGHN, 2012.

* Đề tài NCKH:

(1) Đề tài cấp ĐHQGHN: “Bảo vệ các quyền con người bằng Pháp luật hình sự và pháp luật TTHS trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”. Nghiệm thu năm 2006. Kết quả tốt;

(2) Đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN do PGS. TSKH Lê Cảm chủ trì: “Những vấn đề cơ bản của LHS một số nước”. Nghiệm thu năm 2006. Kết quả tốt;

(3) Đề tài cấp ĐHQG Hà Nội: “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự nước ngoài và mô hình của nó trong pháp luật hình sự của Việt Nam tương lai”, Mã số: ĐHQG CB.03.02. Nghiệm thu năm 2005. Kết quả tốt;

- Sản phẩm KH&CN giai đoạn 2016-2020: Tư vấn, soạn thảo chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền; Tư vấn, soạn thảo chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự, chính sách pháp luật thi hành án hình sự; Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp hình sự.

5. Địa chỉ liên hệ

Phòng 306, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội


 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081