Chương trình đào tạo liên kết tổ chức tại Việt Nam, do Trường Đại học Luật, ĐHQGHN và ba trường đại học của Pháp gồm Toulouse 1 Capitole, Lyon 3 và Bordeaux phối hợp thực hiện. 1. Giới thiệu về chương trình Chương trình Thạc sĩ này được triển khai tại Hà Nội từ năm 2001. Một chương trình tương tự (Thạc sĩ Luật Kinh doanh quốc tế và so sánh) được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh với cùng mô hình và đối tác. Các chương trình này không thực hiện tại Pháp và ban đầu được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của sinh viên tại các nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF, Văn phòng Hà Nội) đã hỗ trợ triển khai chương trình và hiện vẫn bảo trợ. 2. Quyền lợi của người học Sinh viên tốt nghiệp nhận văn bằng do một trong ba trường ĐH Pháp cấp và được Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp công nhận. Cơ hội học tập và nghiên cứu hoàn toàn bằng tiếng Pháp, theo chương trình đào tạo của các trường Đại học Pháp. Ngoài ra, một số học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh (như Soạn thảo hợp đồng quốc tế, Quy trình trọng tài thương mại quốc tế). Được sử dụng các dịch vụ trực tuyến của trường đại học đăng ký, đặc biệt là thư viện số. Chương trình được giảng dạy bởi các giảng viên từ các Trường Đại học Pháp (70% thời lượng), Trường Đại học Luật, ĐHQGHN, Đại học Ngoại thương và các một số luật sư, chuyên gia từ các tổ chức của Pháp tại Việt Nam. Cơ hội tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học quốc tế tại Trường Đại học Luật, ĐHQGH và theo chương trình; có cơ hội thực tập tại nhiều tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội. Trở thành thành viên của mạng lưới cựu sinh viên của chương trình, bao gồm nhiều luật sư, chuyên gia trong lĩnh vực pháp lý làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới. 3. Thông tin về Chương trình: Thời gian học kéo dài 12 tháng (tháng 10/2025 đến tháng 9/2026) Lịch học vào buổi tối: từ 17h30–21h30 (thứ Hai đến thứ Sáu). Các học phần tập trung giảng dạy trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày tùy thời gian công tác của giảng viên. Học phí và các khoản thu khác: $2500. 4. Nội dung chương trình đào tạo Nội dung của chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo thạc sĩ tại Pháp và có sự điều chỉnh và mở rộng đến hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như các nước ở Đông Nam Á. Các học phần và các buổi thảo luận do các giảng viên là các giáo sư, tiến sĩ luật người Pháp và Việt Nam, Luật sư, chuyên gia pháp lý đang hành nghề tại Việt Nam và khu vực đảm nhận. Chương trình học đề cao việc giảng dạy phương pháp học tập và hướng dẫn nghiên cứu bởi các giảng viên và chuyên gia có kinh nghiệm. Học viên còn được các điều phối viên Pháp và Việt Nam hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và kết nối với mạng lưới cực người học đông đảo. Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Pháp và tiếng Anh và gồm phần chính: Luật hợp tác kinh tế: Luật hội nhập khu vực (ASEAN, EU) Luật đầu tư nước ngoài Luật đối tác công tư Luật sở hữu công Luật môi trường và phát triển bền vững Luật thương mại quốc tế: Luật kinh tế quốc tế (WTO) Luật cạnh tranh Luật hợp đồng và trọng tài thương mại quốc tế Pháp luật sở hữu trí tuệ quốc tế Luật thương mại điện tử Luật quốc tế và đạo đức kinh doanh: Luật tư pháp quốc tế Luật công ty: quản trị, đạo đức, tuân thủ Luật hình sự kinh doanh Luật lao động so sánh Luật thuế quốc tế và so sánh Luật tín dụng và bảo lãnh quốc tế Đào tạo nghiên cứu và hướng nghiệp: Phương pháp nghiên cứu Hội thảo chuyên đề Tiếng Anh kinh doanh (soạn thảo hợp đồng, thủ tục trọng tài thương mại quốc tế) Luận văn hoặc báo cáo thực tập Hội thảo tiếng Anh pháp lý do luật sư chuyên ngành phụ trách: Soạn thảo hợp đồng quốc tế Quy trình trọng tài thương mại quốc tế Thực tập – Luận văn Chương trình đào tạo yêu cầu làm luận văn tốt nghiệp và đề xuất một khóa thực tập trong suốt năm nếu không trùng với lịch học. 5. Các đối tác (đưa lên mục 2) Chương trình này là sự phối hợp giữa 3 trường ĐH Pháp (Bordeaux, Lyon 3, Toulouse 1 Capitole), Trường ĐH Luật, ĐHQGHN và các đối tác quan trọng cũng như là 2 cơ sở cấp dưới vùng của Tổ chức Đại học Pháp ngữ - Văn phognf châu Á – TBD tại Campuchia và Lào và ĐH Laval tại Quebec, Canada) 6. Lịch ghi danh thay đổi luân phiên theo trường ĐH cấp bằng theo năm học: 2022-2023: Toulouse 1 Capitole 2023-2024: Bordeaux 2024-2025: Lyon 3 2025-2026: Toulouse 1 Capitole 7. Chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh Chỉ tiêu: 35 học viên Phương thức xét tuyển: Tuyển sinh dựa trên hồ sơ và có thể phỏng vấn khi đã tốt nghiệp M1 tại 3 trường đại học Pháp. Nơi nhận hồ sơ tuyển sinh: Hồ sơ gửi đến người phụ trách tại 3 trường ĐH Pháp và điều phối viên Việt Nam. Phỏng vấn sẽ được diễn ra để đánh giá động lực và sự đáp ứng của học viên với chương trình đào tạo . Điều kiện ứng tuyển: Tiếng Pháp : DELF B2 hoặc tương đương Có một trong các bằng cấp sau: Cử nhân Luật (4 năm) Cử nhân Kinh tế/Kinh doanh hoặc ngôn ngữ Pháp (4 năm) Bằng tương đương 4 năm trong ngành gần với Chương trình và kèm theo ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí có trách nhiệm 8. Thông tin liên hệ Điều phối viên Việt Nam: Ông PHẠM Nguyễn Hoàng Long Email: longpnh@vnu.edu.vn Trường Đại học Luật , ĐHQGHN Phòng 504, Nhà E1, 144 Xuân Thủy, Hà Nội SĐT: (84-4) 3754.99.28 | Fax: (84-4) 3754.70.81 DĐ/Zalo : 0903209546 |