Hội nghị NCKH sinh viên Bộ môn Lý luận và lịch sử NN&PL thành công tốt đẹp
Cập nhật lúc 0:00, 06/04/2015 (GMT+7)

Ngày 04 tháng 04 năm 2015 tại phòng 306 Khoa Luật, ĐHQGHN Bộ môn Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật đã tổ chức Hội nghị NCKH sinh viên năm học 2014-2015.

 

Năm nay, các sinh viên Khoa Luật, ĐHQGHN đã đem tới Hội nghị NCKH cấp Bộ môn 13 báo cáo khoa học với sự tham gia của 47 sinh viên toàn Khoa.

Trong Hội nghị, các sinh viên đã có những bài trình bày, thảo luận, phản biện rất cởi mở, thẳng thắn nhiều vấn đề từ xã hội, lịch sử, pháp lý cho đến việc bảo vệ các quyền con người. Có thể nói, các đề tài năm nay khá hấp dẫn khi đã thổi được hơi thở cuộc sống vào các trăn trở của sinh viên nhằm đưa ra các giải pháp pháp lý vì mục tiêu quan trọng nhất là “đưa pháp luật gần hơn với cuộc sống” “trở thành cái khiên, thành trì vững chắc” bảo vệ công lý, công bằng và trật tự xã hội. Từ những vấn đề như phô-tô copy tài liệu tràn lan, vi phạm tác quyền hiện nay hay vấn đề sử dụng mạng xã hội, trôm chó, mèo dẫn đến các cách hành xử manh động như giết chết người trộm chó, hoặc các vấn đề rất gai góc như sự lỏng lẻo trong quản lý xuất bản dẫn đến có rất nhiều xuất bản phẩm kém chất lượng, đi ngược lại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, kích động bạo lực, lối sống không lành mạnh… đến các vấn đề rất thời sự như “mang thai hộ”, “tổ chức chính quyền địa phương”, “văn hóa giao thông”, “bạo lực học đường”, bảo vệ quyền con người….

  

Có thể khẳng định, từ cách chọn những đề tài rất thời sự, nhân văn nói trên, sinh viên Khoa Luật, ĐHQGHN không chỉ cho thấy sự nhạy bén với các vấn đề thời cuộc mà còn chứng tỏ các luật gia tương lại rất trăn trở với cuộc sống và luôn mong muốn đưa ra những giải pháp pháp lý để bảo vệ và phát triển xã hội.

Bên cạnh đó, việc có rất nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học không chỉ chứng tỏ sức hút của Bộ môn, mà còn cho thấy phong trào nghiên cứu khoa học đang thực sự trở thành một trong những thương hiệu của sinh viên Khoa Luật. Thông qua hoạt động NCKH, sinh viên không chỉ được học hỏi, rèn luyện khả năng phát hiện, trình bày vấn đề khoa học, tiếp cận các phương pháp nghiên cứu, mà còn giúp cho sinh viên trưởng thành hơn trong những bài viết, những lập luận cũng như bảo vệ quan điểm của mình – điều không thể thiếu ở mỗi luật gia.

 

Theo đánh giá của Hội đồng chấm báo cáo khoa học sinh viên cấp Bộ môn, Hội nghị năm nay rất ấn tượng và thành công tốt đẹp. Tất cả các báo cáo đều xuất sắc, có những kiến giải và lập luận bản lĩnh, thú vị. Các thành viên Hội đồng đã vô cùng khó khăn khi phải lựa chọn các báo cáo đạt giải theo cơ cấu giải thưởng.

 

Kết quả chung cuộc: 01 báo cáo đạt giải nhất (Báo cáo “Phụ nữ, hôn nhân và gia đình trong Quốc triều hình luật: nội dung và giá trị kế thừa”) 03 giải nhì (Báo cáo “Mạng xã hội – thực trạng và giải pháp”; báo cáo “Bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em: nhìn từ góc độ phòng chống bạo lực học đường”; Báo cáo “Những bất cập của việc phô-tô tài liệu tràn lan hiện nay và hướng xử lý”) và 02 giải ba (Báo cáo “Vấn nạ trộm chó, mèo hiện nay – thực trạng, nguyên nhân và biện pháp xử lý”; Báo cáo “Vấn đề quyền tiếp cận thông tin của người dân tại Việt Nam hiện nay”).

 

TT

Họ tên

Lớp

Tên báo cáo khoa học

Giáo viên hướng dẫn

1

Ngô Tuấn Anh

Nguyễn Thị Phương Thảo

Nguyễn Thị Thảo My

Lê Thị Nhung

K58C

Bạo lực trẻ em và cơ chế pháp lý phòng chống bạo lực trẻ em góp phần bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

TS. Mai Văn Thắng

2

Phạm Phương Ngọc

Nguyễn Phương Thảo

Bùi Phương Thảo

Nguyễn Hồng Hạnh

K59A

Văn hóa pháp luật giao thông của học sinh sinh viên Việt Nam hiện nay

TS. Mai Văn Thắng

3

Phạm Thị Thanh Hoa

Lê Hải Anh

Đỗ Ngọc Dung

Nguyễn Đạt Thành

Nguyễn Thành Trung

K59A

Bạo hành trẻ em ở Việt Nam dưới góc độ quyền con người

TS. Mai Văn Thắng

4

Trần Thị Hoài Thu

K58A

Một số vấn đề về quyền tiếp cận thông tin của người dân tại Việt Nam hiện nay

ThS Nguyễn Thị Hoài Phương

5

Hồ Thị Phương

Bùi Đức Mạnh

Hoàng Quý Đạo

Nguyễn Văn Kiên

Trần Thị Bích Nguyệt

Nguyễn Thị Diệu Thúy

Đinh Thị Bích Ngọc

K59A

Thực trạng quản lý nhà nước trong họat động xuất bản

TS. Mai Văn Thắng

6

Nguyễn Ngọc Ánh

Nguyễn Xuân Đình

Nguyễn Thị Thanh Tú

Nguyễn Thị Phương

K59 LKD

Vấn nạn trộm cắp chó, mèo hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp xử lý

TS. Nguyễn Minh Tuấn

7

Nguyễn Thùy Linh

Nguyễn Thị Thùy Vân

K59

Những bất cập của việc "phô tô tài liệu" tràn lan ở Việt Nam hiện nay và hướng xử lý

TS. Nguyễn Minh Tuấn

8

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nguyễn Hoàng Mỹ Hạnh

Nguyễn Thu Hiền

Hoàng Thu Huyền

Trần Văn Khánh

K59 CLC

Bảo vệ quyền, lợi ích của trẻ em nhìn từ góc độ phòng chống bạo lực học đường

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

9

Phạm Thị Phương Dung

Nguyễn Lan Chi

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Nguyễn Thanh Bình

K59 CLC

Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người đồng tính nhìn từ góc độ xã hội

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

10

Phạm Thị Hoài

K59 CLC

Phụ nữ, hôn nhân và gia đình trong Quốc triều hình luật: nội dung và giá trị kế thừa

TS. Nguyễn Minh Tuấn

11

Vũ Sơn Hà

Nguyễn Khắc Thu

Nguyễn Hồng Mạnh

Nguyễn Thị Bích

Hoàng Thị Mai Linh

Nguyễn Quỳnh Hoa

K59 CLC

Mạng xã hội - thực trạng và giải pháp

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

12

Mai Phi Hoàng

K59 CLC

Vị trí, vai trò của "Làng Việt" trong tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay: tiếp cận từ góc độ dân chủ và nhân quyền

GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế

13

Phạm Mai Hoa

Đinh Thị Diệu Khánh

Ngỗ Thị Thúy Phương

K59

Mang thai hộ - nhìn từ góc độ pháp lý và xã hội

TS. Nguyễn Minh Tuấn

  
Bộ môn LL&LSNN&PL
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081