Hội thảo “Văn hoá nhân quyền”
Cập nhật lúc 11:00, 15/08/2023 (GMT+7)

Sáng ngày 15/8/2023, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo “Văn hoá nhân quyền”. Hội thảo được tổ chức theo hai hình thức: trực tiếp tại Hội trường 703-E1 và trực tuyến thông qua nền tảng Zoom.

 

Hội thảo “Văn hoá nhân quyền” có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong linh vực nhân quyền như: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật -  ĐHQGHN), PGS.TS. Chu Hồng Thanh (Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ GD&ĐT), GS.TS. Võ Khánh Vinh (Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam), PGS.TS. Trịnh Tiến Việt (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật - ĐHQGHN), PGS.TS. Vũ Công Giao (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu QCN&QCD - Trường ĐH Luật ĐHQGHN), …

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt khẳng định: “Văn hóa nhân quyền là một khái niệm đa chiều, mô tả các giá trị, quan điểm và thực tiễn liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Xây dựng văn hóa nhân quyền đòi hỏi sự tôn trọng tất cả mọi người mà không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác hoặc bất kỳ yếu tố nào khác. Hội thảo về Văn hóa nhân quyền được tổ chức ngày hôm nay là một trong những hoạt động có ý nghĩa sâu sắc, giúp kết nối các chuyên gia, nhà khoa học có cùng mối quan tâm về chủ đề rộng lớn này”. Kết thúc bài phát biểu, Phó Hiệu trưởng chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

 
PGS.TS. Võ Khánh Vinh
 

Phiên 1 “Một số vấn đề lý luận về Văn hoá nhân quyền” bao gồm 05 tham luận, được điều hành bởi GS.TS. Nguyễn Đăng Dung và PGS.TS. Chu Hồng Thanh.

Tham luận 1:  “Hiện đại hóa tiếp cận nghiên cứu, giáo dục và đào tạo quyền con người, quyền công dân – Bước đầu tiếp cận văn hóa học đến quyền con người” (PGS.TS. Võ Khánh Vinh)

Tham luận 2: Khái niệm, yếu tố tác động và chỉ số đánh giá Văn hóa nhân quyền (ThS. Nguyễn Khánh Linh)

Tham luận 3: Quan hệ giữa Phật giáo và Nhân quyền. (TS. Lã Khánh Tùng)

Tham luận 4: Nhân quyền trong chủ nghĩa tư bản: Để tính văn hóa song hành cùng lợi ích kinh tế (Nguyễn Thị Ngọc Mai, Trần Lý Minh Ngọc)

Tham luận 5: Sự ảnh hưởng của Nho giáo và văn hóa phương Tây đối với vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945 (Th.s Lê Thị Hồng, Th.s Lê Thị Trường Giang)

 
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Mai
 
GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
 
 

Phiên 2 “Xây dựng văn hoá nhân quyền ở Việt Nam” bao gồm 05 tham luận

Tham luận 6: Văn hóa nhân quyền và việc xây dựng Văn hóa nhân quyền ở nước ta hiện nay

(TS. Nguyễn Huy Phòng)

Tham luận 7: Văn hóa Việt Nam và vấn đề nhân quyền. (ThS. Đậu Công Hiệp)

Tham luận 8: Thúc đẩy xây dựng Văn hoá nhân quyền trong gia đình Việt Nam (ThS. Bùi Thị Hường)

Tham luận 9: Xây dựng văn hoá quyền con người trong mối quan hệ với văn hóa nghĩa vụ con người một cách bền vững ở Việt Nam hiện nay (GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Lê Thị Phương Nga)

Tham luận 10: Văn hóa nhân quyền trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam (ThS. Nguyễn Mạnh Tuân)

 
TS. Mai Văn Thắng 

Kết thúc 02 phiên tham luận, các nhà nghiên cứu tiếp tục trao đổi, thảo luận sâu hơn một số vấn đề về Văn hoá nhân quyền tại Việt Nam thông qua phiên thảo luận chung.

Sau gần 04 tiếng làm việc, Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp.

 

 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081