Hội thảo khoa học “Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”
Cập nhật lúc 9:43, 29/03/2017 (GMT+7)

Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật có truyền thống và uy tín ở Việt Nam; với trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế và hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, ngày 28/3/2017, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”

 

Tham dự Hội thảo, về phía đại diện các cơ quan có, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Viện Trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Viênj Hàn lâm Khoa học Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Minh Phương – Phó Hiệu Trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, PGS.TS. Trương Hồ Hải – Phó Viện Trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, PGS.TS. Đinh Xuân Thảo – Nguyên Viện Trưởng Viện nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ; Về phía Khoa Luật có, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản – Q. Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Ngô Huy Cương – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Dân sự, PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm Bộ môn Hiến pháp – Hành chính, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận Lịch sử Nhà nước và Pháp luật, GS.TSKH. Đào Trí Úc; GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế cùng các chuyên gia, nhà khoa học, học viên, sinh viên của Khoa và các đơn vị.

 

Phát biểu Khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản cho rằng trên thế giới hiện nay, nói về chính phủ, người ta không chỉ nói đến chính phủ cầm lái mà còn nói đến chính phủ kiến tạo và nhà nước kiến tạo. Việc chuyển sang nhà nước kiến tạo là sự thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường trong điều kiện của xã hội hiện đại. Nhà nước kiến tạo phát triển không phải là hình thức quản trị và mô hình mới trên thế giới. Đã có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thành công mô hình này như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan,… Nhà nước kiến tạo đối với Việt Nam hiện nay là vấn đề rất cấp thiết và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.  Đặc biệt, sau những tuyên bố và hành động của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xây dựng “Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính và phục vụ”. Vì vậy, Hội thảo ngày hôm nay là kết quả của một quá trình chuẩn bị công phu của Khoa để các chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, chia sẻ. Trên cơ sở đó, Hội thảo sẽ đưa ra những khuyến nghị khoa học giúp hoàn thiện mô hình và đề xuất những giải pháp phù hợp, hiệu quả trong việc xây dựng và vận hành mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.

Theo đó, Hội thảo tập trung thảo luận, phân tích các vấn đề như:

Thứ nhất, Về những khía cạnh lý luận về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển. Khái quát hệ thống lý luận hay là minh định khung lý luận về Nhà nước kiến tạo phát triển.

Thứ hai, Phân tích thực tiễn vận hành, áp dụng thành công một số mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở một số quốc gia

Thứ ba, Thảo luận về bối cảnh, điều kiện thực tiễn, đánh giá, phân tích thực trạng ở Việt Nam trong mối tương quan với việc áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

Thứ tư, Đưa ra các khuyến nghị, đề xuất để áp dụng phù hợp và hiệu quả mô hình nhà nước kiến tạo ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay: Cần phải làm gì và làm như thế nào? 
 
Một số hình ảnh của Hội thảo:  
 
 
 
 
 
 
 


Minh Giang
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081