Ngày 23/3/2017, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Văn phòng Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (Liên bang Đức) tổ chức Hội thảo khoa học “Phương pháp giảng dạy Luật ở Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam hiện nay” Tới dự Hội thảo, về phía đại diện Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) có ông Erwin Schweishelm – Trưởng đại diện Viện tại Việt Nam, TS. Tiêu Tiến Dũng – Phó Trưởng đại diện Viện tại Việt Nam; về phía Khoa Luật có, PGS.TS Trịnh Quốc Toản – Q. Chủ nhiệm Khoa, TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Chủ nhiệm Khoa; các chuyên gia, diễn giả tham gia Hội thảo có, GS.TS. Michael Jaensch – Đại học Kỹ thuật và Kinh tế tại Berlin, bà Linda Schneider – Đại học Tổng hợp Humboldt tại Berlin, GS.TS. Phạm Hồng Thái – Chủ tịch Hội đồng ngành Luật – ĐHQGHN, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ pháp lý, PGS.TS. Ngô Huy Cương – Chủ nhiệm Bộ môn Pháp luật Dân sự và các chuyên gia, nhà khoa học, học viên, sinh viên từ các đơn vị.  Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Trịnh Quốc Toản đã gửi lời chào, lời cám ơn tới các vị khách quý, các nhà khoa học Đức và Việt Nam đã tham gia Hội thảo. PGS.TS. Trịnh Quốc Toản nhấn mạnh: Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn. Việc phát triển nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, trình độ cao là nhu cầu đặt biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia. Cùng với đó, Khoa Luật đang đặt cho mình mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu có khả năng đào tạo nguồn nhân lực pháp lý chất lượng cao, trình độ cao, tạo lập nguồn chuyên gia đầu ngành về pháp luật cho đất nước; đồng thời có khả năng sáng tạo, truyền bá tri thức pháp lý mang tính chiến lược trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền. Cộng hòa Liên bang Đức là quốc gia có uy tín trên thế giới với một nền luật học khoa học, hàn lâm và chuyên nghiệp. Là mô hình đào tạo luật điển hình của truyền thống pháp luật Châu Âu lục địa. Vì vậy, Hội thảo này là cơ hội quý để cùng nhau tìm hiểu về các hình thức, phương pháp tiếp cận giảng dạy luật hiện đại ở Đức và trao đổi, chia sẻ về các phương thức giảng dạy luật. Hội thảo diễn ra với 02 phiên gồm: Phiên 1: Quan điểm tiếp cận và các phương pháp giảng dạy luật ở Đức và Việt Nam - Đào tạo đại học hàn lâm ở Đức: Hình thức và phương pháp tiếp cận trong giảng dạy luật - GS.TS. Michael Jaensch – Đại học Kỹ thuật và Kinh tế tại Berlin - Các phương pháp giảng dạy lĩnh vực luật công ở Việt Nam hiện nay – PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chí – Khoa Luật, ĐHQGHN - Các phương pháp giảng dạy lĩnh vực luật tư ở Việt Nam hiện nay – PGS.TS. Ngô Huy Cương – Khoa Luật, ĐHQGHN - Các phương pháp giảng dạy luật - bà Linda Schneider – Đại học Tổng hợp Humboldt tại Berlin Phiên 2: Các hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá người học - Đánh giá luận án - GS.TS. Michael Jaensch – Đại học Kỹ thuật và Kinh tế tại Berlin - Cách thức và tiêu chí đánh giá luận văn, luận án ở Khoa Luật, ĐHQGHN – GS.TS. Phạm Hồng Thái – Khoa Luật, ĐHQGHN |