PGS.TS. Nguyễn NiênNguyên Chủ nhiệm Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội | Nhà nước và pháp luật luôn là vấn đề tâm điểm trong đời sống quốc tế cũng như trong thời sự mỗi nước. Trong thời kỳ tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm vấn đề Nhà nước và Pháp luật, được thể hiện trong Bản án chế độ thực dân Pháp; Mười yêu sách ở Hội Nghị Vécxây, trong đó có “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, với Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hiến pháp năm 1946 và hệ thống văn bản pháp luật được ban hành đã hình thành một nền pháp luật cách mạng nước ta.Việc đào tạo cán bộ pháp lý được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. |
Năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, Chính phủ đã có quyết định thành lập Trường Đại học Pháp lý nhưng do hoàn cảnh kháng chiến gặp nhiều khó khăn nên không có điều kiện chiêu sinh. Sau giải phóng miền Bắc năm 1954 đấu tranh thống nhất đất nước, chưa có điều kiện đào tạo ở trong nước, Nhà nước ta đã quan tâm cử một số cán bộ, sinh viên đi học luật ở Liên Xô (cũ), Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) và Ba Lan.Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng năm 1975, đào tạo cán bộ pháp luật trở thành một yêu cầu rất bức thiết để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. 1.Năm 1976, Khoa Pháp lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Khoa giáo Trung ương Đảng (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương). Khoa Pháp lý được thành lập có sứ mệnh lịch sử đặt nền móng đầu tiên, cái nôi của nền đại học luật Việt Nam. Trong 3 năm đầu, Khoa Pháp lý đã chiêu sinh hơn 350 sinh viên. Hầu hết là bộ đội, cán bộ trẻ trong đó có nhiều đảng viên được cử vào học. Cán bộ giảng dạy của Khoa được đào tạo từ Liên Xô (cũ), Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ) trở về và một số cán bộ được đào tạo trước cách mạng Tháng Tám năm 1945. Số cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của Khoa có 26 người và nhiều cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm. Bằng trái tim nhiệt huyết, tinh thần hăng say, khát vọng với khí thế hào hùng đại thắng xâm lược của dân tộc, thầy và trò bước vào một mặt trận mới, mặt trận pháp lý. Chỉ trong 3 năm đầu thành lập, dù gặp rất nhiều khó khăn của đất nước, bị chiến tranh tàn phá, nghèo nàn và lạc hậu, nhưng thầy và trò Khoa Pháp lý trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã vươn lên vượt khó, xây dựng Khoa về mọi mặt để dạy tốt và học tốt. Chỉ trong 3 năm, đã xây dựng Khoa Pháp lý đạt danh hiệu Khoa lao động xã hội chủ nghĩa.Cuối năm 1979, trước yêu cầu bức thiết của đất nước cần phải đào tạo nhiều cán bộ pháp lý với quy mô lớn hơn, Nhà nước đã quyết định thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội trên cơ sở Khoa Pháp lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý vừa mới có quyết định thành lập. Như vậy, Khoa Pháp lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội có vinh dự đặt nền móng xây dựng Trường Đại học Pháp lý Hà Nội và đi đầu trong việc khắc phục sự chậm trễ của việc đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học cho nước ta. 2.Đại hội Đảng lần thứ Vi(năm 1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chuyển từ quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp sang quản lý theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải thay đổi cách quản lý nhà nước và đổi mới quản lý pháp luật một cách cơ bản. Năm 1987, Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp được tái lập. Một lần nữa, Khoa Luật hầu như được xây dựng lại từ đầu về mọi mặt.Sau 11 năm thành lập, Khoa Pháp lý, Đại học Tổng hợp Hà Nội và sau 7 năm thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội đã có 7 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường. Số cán bộ luật được đào tạo ở nước ngoài về nước cũng nhiều hơn, trong đó có một số phó tiến sĩ, cho nên việc tiếp nhận những người này vào Khoa làm giảng viên cũng có nhiều thuận lợi hơn. Với kinh nghiệm của 11 năm giảng dạy, các chương trình và giáo trình dần được bổ sung và hoàn thiện, việc tổ chức và quản lý có nền nếp, các mặt hoạt động của khoa đều được đẩy mạnh. Khoa Luật đào tạo cả 3 loại hình: đại học, cao học và tiến sĩ. Đến năm 2000, trước khi trở thành Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật đã trưởng thành về nhiều mặt và là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng. 3. Đầu năm 2000, Khoa Luật được nâng cấp trở thành Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong 16 năm qua, từ khi trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật được tổ chức và hoạt động thực sự như một Trường Đại học Luật, có quyền tự chủ, có tư cách pháp nhân như một Trường Đại học Luật.Đến nay, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trưởng thành về mọi mặt, có quy mô đào tạo tương đối lớn ở cả ba loại hình (đại học, cao học, tiến sĩ) với đội ngũ giảng viên đông đảo, nhiều người có trình độ cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ). Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý có uy tín và chất lượng, có đủ các điều kiện được nêu ra trong đề án thành lập Trường Đại học Luật trình Chính phủ để trở thành Trường Đại học Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội.Sau 40 năm thành lập, xây dựng và phát triển với những mốc son đáng nhớ, đến nay Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo được hàng vạn cán bộ luật cho đất nước, trong đó có nhiều người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, đồng thời nghiên cứu khoa học, tư vấn, phản biện chính sách pháp luật cho Đảng và Nhà nước. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thực sự trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật hàng đầu có chất lượng, tin cậy của nước ta được Đảng, Nhà nước, các đối tác trong và ngoài nước và Nhân dân ghi nhận và ngưỡng mộ. |