Thông tin LATS của NCS Vũ Việt Tường
Cập nhật lúc 11:00, 13/09/2022 (GMT+7)

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ  

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Việt Tường              2. Giới tính: Nam                    

3. Ngày sinh: 19/12/1983                                              4. Nơi sinh: Hải Phòng

5.             Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: Quyết định số 4301/QĐ-ĐHQGHN ngày 17/12/2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.             Các thay đổi trong quá trình đào tạo (nếu có): Quyết định số 4402/QĐ-ĐHQGHN ngày 30/12/2021 và Quyết định số 2217/QĐ-ĐHQGHN ngày 01/07/2022 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc kéo dài thời gian học tập.

7.             Tên đề tài luận án: Các tội phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam.

8.             Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự      9. Mã số: 9380101.03

10.          Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt

11.          Tóm tắt các kết quả mới của luận án: 

1)            Góp phần hoàn thiện, xây dựng khung lý thuyết và cơ sở của việc quy định các tội phạm về hối lộ trong luật hình sự Việt Nam, cũng như so sánh với Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng và một số nước trên thế giới;

2)            Tập trung nghiên cứu sâu, làm rõ hơn nữa chủ thể và trách nhiệm pháp lý của tội nhận hối lộ (Điều 354) và “của đưa hối lộ” vì đây là chủ thể, hành vi, căn cứ mấu chốt, quyết định các hành vi đưa, làm môi giới hối lộ;

3)            Nghiên cứu, xem xét để kiến nghị, đề xuất chuyển ba tội danh - đưa hối lộ (Điều 364), môi giới hối lộ (Điều 365) cùng nhận hối lộ (Điều 354) sang nhóm tội phạm riêng (mục riêng) để tăng tính răn đe, phòng ngừa tội phạm đối với nhóm tội phạm này;

4)            Nghiên cứu, đề xuất lộ trình tham gia các công ước, hợp tác quốc tế về chống tham nhũng và tư pháp có liên quan đến các tội phạm về hối lộ;

5)            Kiến nghị, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 hiện hành về các tội phạm về hối lộ và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm này.

12.          Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Kết quả của luận án còn có ý nghĩa chính trị - xã hội và pháp lý quan trọng trong việc đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hiện thực chủ trương toàn Đảng, toàn quân và toàn dân kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chức vụ nói chung, các tội phạm về hối lộ nói riêng; qua đó xác lập một khuôn khổ pháp lý cơ bản làm tiền đề cho việc xây dựng chiến lược toàn diện và lâu dài cho cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam; khẳng định với cộng đồng quốc tế về một Việt Nam cam kết thực hiện có hiệu quả Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về đấu tranh phòng, chống tham nhũng. 

Ngoài ra, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích cho các nhà nghiên cứu, các NCS, học viên cao học, sinh viên đại học ở các cơ sở đào tạo về luật trong cả nước, cũng như phục vụ việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015 theo tinh thần Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi nêu rõ: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách …” với tư cách là nhiệm vụ trọng tâm thứ năm trong sáu nhiệm vụ quan trọng.

 

13.          Các hướng nghiên cứu tiếp theo:

-                     NCS mong muốn tiếp tục nghiên cứu vấn đề này sâu hơn ở góc độ lập pháp hình sự về các tội phạm về hối lộ gắn với việc hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam về các loại tội phạm này.

-                     Thường xuyên nghiên cứu, cập nhật về tình hình lập pháp hình sự của các nước trên thế giới, nhất là các nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam về chính trị, văn hóa, pháp luật... và các Công ước, thỏa thuận... quốc tế mà nước ta tham gia để mạnh dạn kiến nghị những vấn đề mới, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với các tội phạm về hối lộ trong thời gian tới. 

14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:

1)            Vũ Việt Tường (2018), “Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 và những vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật hình sự”, Tạp chí Khoa học và chiến lược, (05), tr. 65 - 68.

2)            Vũ Việt Tường (2019), “Quy định về tội nhận hối lộ trong Luật Hình sự Việt

Nam”, Tạp chí Luật và pháp luật (Được giới thiệu bởi Hội đồng Khoa học cấp cao của Bộ

Giáo dục và Khoa học Liên bang Nga nhằm công bố những công trình khoa học là nền tảng cho việc thực hiện luận án), (12), tr. 112-114.

3)            Pham Cong Tung- Vu Viet Tuong (2021), “Application of information technology in managing the national database on control of assets and incomes of public officials in Vietnam”, International Conference Proceedings: Good governance and anti-corruption: Opportunites and challenges in the era of digital technology, Social Science Publishing house, ISBN: 978-604-308-485-6, pp. 464-475.

4)            Vu Dinh Hoang- Vu Viet Tuong (2021), “The role of Decriminalization and depenlization in the abolition of the death penalty: the case of Vietnam in period 19852015”, International Conference Proceedings: Good governance and anti-corruption: Death Penalty in ASIA: Law and practice, Social Science Publishing house, ISBN: 978-604308-589-1, pp. 214-232.

5)            Vũ Việt Tường (2021), “Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về hối lộ trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 22(446), tr. 36 - 39.

6)            Vũ Việt Tường (2021), “Chính sách pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay đối với các tội phạm về hối lộ”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (Chuyên đề),  tr. 18 - 24. 

7)            Vũ Việt Tường (2021), “Nhìn nhận về hối lộ, các tôi phạm về hối lộ”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, Chuyên đề 04 (54), tr. 23-29.

Hà Nội, ngày    tháng 8 năm 2022

Nghiên cứu sinh

Vũ Việt Tường            


 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 

1. Full name: Vu Viet Tuong                     2. Sex: Nam                               

3. Date of birth: 19/12/1983                      4. Place of birth: Hai Phong

 5. Admission decision number: Decision No 4301/QĐ-ĐHQGHN December 17th

2018 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6.             Changes in academic process: Extending the study period Decision No 4402/QĐ-

ĐHQGHN December 30th 2021 and Decision No 2217/QĐ-ĐHQGHN July 1st 2022 by the President of Vietnam National University, Hanoi.

7.             Official thesis title: Crime of bribery in the Criminal Law of Vietnam.

8.             Major: Criminal Law and Criminal Procedure Law      9. Code: 9380101.03 10. Supervisors: Associate Professor Dr. Trinh Tien Viet 11. Summary of the new findings of the thesis: 

1)            Contributing to perfecting and building a theoretical framework and basis for the regulation of bribery crimes in Vietnam's criminal law, as well as comparing with the United Nations Convention on Anti-Corruption and some other countries in the world;

2)            Focusing on in-depth research, further clarifying the subject and legal responsibility of the crime of taking bribes (Article 354) and "of giving bribes" because this is the subject, act, key basis, deciding the acts of giving, brokering bribes;

3)            Researching and considering to recommend and propose to transfer three crimes - giving bribes (Article 364), brokering bribes (Article 365) and accepting bribes (Article 354) to a separate criminal group (separate section) to increase deterrence and crime prevention for this criminal group;

4)            Researching and proposing a roadmap to join international conventions and cooperation on anti-corruption and justice related to bribery crimes;

5)            Requesting and proposing solutions to improve the current provisions of the 2015 Penal Code on crimes related to bribery and solutions to improve the effectiveness of their application to meet the requirements of preventing and combating these crimes.

12.          Practical applicability:

The results of the thesis also have important socio-political and legal significance in proposing groups of solutions to realize the policy of the whole Party, army and people to resolutely fight against corruption. positions in general, and crimes related to bribery in particular; thereby establishing a basic legal framework as a premise for building a comprehensive and long-term strategy for the fight against corruption in Vietnam; affirming to the international community that Vietnam is committed to effectively implementing the United Nations International Convention on the Fight against Corruption.

In addition, the thesis is a necessary and useful reference for researchers, researchers, graduate students, and university students at law training institutions throughout the country, as well as serving the continue to amend and supplement the 2015 Penal Code in the spirit of the Document of the 13th National Congress of the Party, stating: "Completely complete the legal system, mechanisms and policies ..." as is the fifth of the six important missions.

13.          Further research directions:

-                     The Post graduate wishes to continue to study this issue more deeply from the perspective of criminal legislation on bribery crimes associated with the improvement of Vietnam's criminal law on these types of crimes.

-                     Regularly research and update on the criminal legislative situation of countries around the world, especially countries with similar characteristics to Vietnam in terms of politics, culture, law... and conventions, international agreements that our country participates in to boldly propose new issues, contributing to improving the effectiveness of prevention and fight against bribery crimes in the coming time. 

14.          Thesis-related publications:

1)            Vu Viet Tuong (2018), “Basic new points of the 2015 Penal Code, revised in 2017 and problems posed to the study and improvement of criminal law”, Journal of Science and Strategy, (05), pp. 65 - 68.

2)            Vu Viet Tuong (2019), “Regulations on the crime of accepting bribes in the Criminal Law of Vietnam”, Journal of Law and Laws (Introduced by the Higher Scientific Council of the Ministry of Education and Science of the Russian Federation to publish scientific works that are the basis for the implementation of the thesis), (12), pp. 112-114.

3)            Pham Cong Tung- Vu Viet Tuong (2021), “Application of information technology in managing the national database on control of assets and incomes of public officials in Vietnam”, International Conference Proceedings: Good governance and anti-corruption: Opportunites and challenges in the era of digital technology, Social Science Publishing house, ISBN: 978-604-308-485-6, pp. 464-475.

4)            Vu Dinh Hoang- Vu Viet Tuong (2021), “The role of Decriminalization and depenlization in the abolition of the death penalty: the case of Vietnam in period 19852015”, International Conference Proceedings: Good governance and anti-corruption: Death Penalty in ASIA: Law and practice, Social Science Publishing house, ISBN: 978-604308-589-1, pp. 214-232.

5)            Vu Viet Tuong (2021), “Completing Vietnam's criminal law on bribery crimes in the current situation”, Journal of Legislative Studies, 22(446), pp. 36 - 39.

6)            Vu Viet Tuong (2021), “Current policy of Vietnam's criminal law for crimes of bribery”, Journal of Procuratorial Science, (Thematic),  pp. 18 - 24. 

7)            Vu Viet Tuong (2021), “Perspectives on bribery, bribery crimes”, Journal of Procuratorial Science, Thematic 04 (54), pp. 23-29.

                                                                                                                    

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081