HỎI - ĐÁP VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỨ 2 TẠI KHOA LUẬT (Trước đây gọi là Chương trình đào tạo ngành kép) (Điện thoại tư vấn: 024.37547826 – mail: tuvantuyensinhkhoaluat@gmail.com.vn) CÂU HỎI 1: Chương trình đào tạo thứ 2 (Bằng kép) là gì? + Đây là chương trình tạo cơ hội cho sinh viên theo học đồng thời hai ngành đào tạo khác nhau và nhận được hai bằng cử nhân từ hai đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội. + Được xây dựng từ hai chương trình chuẩn, có một phần khối lượng kiến thức trùng nhau. Sinh viên chỉ phải học bổ sung các học phần cần thiết cho chương trình học thứ hai. CÂU HỎI 2: Những ai được theo học Chương trình đào tạo thứ 2? Sinh viên đang học tại các đơn vị đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) theo hình thức đào tạo chính quy được học thêm một chương trình đào tạo thứ 2 nếu đáp ứng các điều kiện tại Quy chế đào tạo đại học ở ĐHQGHN. CÂU HỎI 3: Lợi ích của việc học Chương trình đào tạo thứ 2 (Bằng kép). + Sinh viên được nhận hai bằng đại học chính quy trong khoảng thời gian từ 5 đến 6 năm hoặc có thể sớm hơn, tùy theo việc thực hiện kế hoạch học tập và sự cố gắng của sinh viên. + Mở rộng cơ hội nghề nghiệp khi cơ hội của ngành thứ nhất chưa chắc chắn. + Học song song hai ngành sẽ giúp các bạn sinh viên tiếp thu những kiến thức, kỹ năng tốt nhất của hai lĩnh vực. + Được bảo lưu kết quả học tập của những học phần chung. CÂU HỎI 4. Hiện nay Khoa Luật, ĐHQGHN có những chương trình đào tạo thứ hai (Bằng kép) nào? Khi học Chương trình đào tạo thứ 2 tại Khoa Luật, sinh viên có được bảo lưu kết quả học tập đối với các học phần chung có cùng tên, mã học phần và cùng số lượng tín chỉ đã học ở Chương trình đào tạo thứ 1 không, nếu có, cụ thể được bảo lưu bao nhiêu tín chỉ? Hiện nay, Khoa Luật, đang tổ chức chương trình đào tạo thứ 2 đối với ngành Luật và Luật Kinh doanh, tính đến thời điểm tháng 01/2019, sinh viên của 3 trường thành viên và một Khoa trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội được tham gia học tập Chương trình này. Sinh viên học Chương trình đào tạo thứ 2 sẽ được bảo lưu kết quả đối với những học phần chung, có cùng tên, mã học phần và cùng số tín chỉ, cụ thể như sau: Trường/ Khoa | Số TC được bảo lưu | Số TC phải tích lũy | Ngành đào tạo thứ 2 | Trường Đại học Ngoại ngữ | 33 | 102 | Luật học | Trường Đại học KHXH&NV | 33 | 102 | Luật học | Trường Đại học Kinh tế | 35 | 98 | Luật Kinh doanh | Khoa Quốc tế - ĐHQGHN | 35 | 98 | Luật Kinh doanh | + Trường Đại học Ngoại ngữ: Tất cả các ngành
+ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tất cả các ngành + Trường Đại học Kinh tế: Tất cả các ngành + Khoa Quốc tế: Ngành Hệ thống thông tin Quản lý, ngành Kinh doanh Quốc tế và ngành Kế toán, Phân tích và Kiểm toán. CÂU HỎI 5. Chỉ tiêu tuyển sinh chương trình đào tạo thứ 2 năm 2018: 150 chỉ tiêu CÂU HỎI 6. Điều kiện để xét tuyển Chương trình đào tạo thứ 2 là gì? + Sinh viên Đại học Chính quy các trường Đại học và các Khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, đã học ít nhất hai học kỳ. + Có điểm Trung bình chung tất cả các học phần tính từ đầu Khóa học đến thời điểm đăng ký xét tuyển đạt 2.0 trở lên. Điểm xét tuyển là điểm chung bình chung các học phần lấy từ cao xuống thấp. CÂU HỎI 7. Làm thế nào có thể học được cả hai văn bằng một lúc? + Xác định và chọn lựa chính xác ngành học thứ 2: Sinh viên xác định chọn một ngành học tương đồng mang tính chất tiệm cận và bổ trợ cho ngành học thứ nhất theo định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường. + Lịch học chương trình đào tạo thứ hai được sắp xếp linh hoạt dựa trên nguyện vọng của sinh viên (thời gian học chính của Chương trình đào tạo thứ 2 tại Khoa Luật là cả ngày thứ bẩy và chủ nhật, bên cạnh đó, sinh viên còn có thể được đăng ký môn học cùng các lớp chính quy). Chương trình được giảng dạy 3 học kỳ/ năm (Hai học kỳ chính và 1 học kỳ phụ). + Căn cứ lịch học, thời gian học tập ở của 2 ngành học, sinh viên xây dựng kế hoạch học tập cụ thể và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu gặp khó khăn khi xây dựng & thực hiện kế hoạch học tập, sinh viên nên tham khảo ý kiến của Cố vấn học tập/ Giáo viên chủ nhiệm/ Cán bộ phòng Đào tạo & CTSV/ các anh chị sinh viên khóa trước. Ø Điều quan trọng nhất: Sinh viên phải thực sự nghiêm túc và nỗ lực, chủ động trong suốt quá trình học tập, đây cũng chính là cơ hội để sinh viên khẳng định được chính mình. CÂU HỎI 8. Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên hoàn thành Chương trình đào tạo thứ 2 tại Khoa Luật, ĐHQGHN. Sinh viên học chương trình đào tạo thứ hai Khoa Luật sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở những bậc học cao hơn, cụ thể: Cao học (bằng thạc sĩ); Nghiên cứu sinh (bằng tiến sĩ). Những sinh viên, học viên, có kết quả học tập tốt có cơ hội tìm kiếm học bổng du học tại các nước trên thế giới: Anh, Úc, Mỹ, Canada, Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đức...Và đặc biệt có cơ hội tìm kiếm việc làm ở rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau: ü Hệ thống Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân nhân, Cơ quan thi hành án, Uỷ ban nhân dân ü Hệ thống Toà án quân sự, Viện kiểm sát quân sự ü Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học, các học viện, viện nghiên cứu và đào tạo về luật ü Hội luật gia, Văn phòng luật sư, Phòng công chứng ü Công ty luật, Trung tâm trợ giúp về lĩnh vực pháp lý ü Vụ pháp chế, Phòng pháp chế của các Bộ, ngành, Công ty nhà nước, Công ty liên doanh, Công ty TNHH… ü Vụ pháp chế, Phòng pháp chế của hệ thống ngân hàng. ü Tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ trong và ngoài nước ü Cơ quan thuộc các Bộ và liên ngành, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ... ü Các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội khác.
|