Ngày 23 tháng 12 năm 2022, tại Lương Sơn, Hòa Bình, Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính thuộc Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Khoa học Luật Hành chính Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại”. Đây là Hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận, khảo cứu và đánh giá một cách toàn diện những quan điểm, tư tưởng, thành tựu, sự chuyển biến và các xu hướng phát triển của khoa học Luật hành chính Việt Nam từ sau năm 1945 đến nay. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng được tổ chức để tri ân những đóng góp của GS.TS. Phạm Hồng Thái đối với sự phát triển của khoa học luật hành chính Việt Nam nói chung cũng như những đóng góp của Thầy đối với hoạt động đào tạo và NCKH trong lĩnh vực luật hành chính của Trường nói riêng. Tới tham dự Hội thảo, Ban Tổ chức vui mừng chào đón sự hiện diện của các chuyên gia, nhà khoa học, đồng nghiệp và các thế hệ học trò của GS.TS. Phạm Hồng Thái. Có thể kể đến GS.TSKH. Đào Trí Úc – Ủy viên Hội đồng giáo sư nhà nước, Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành luật học; GS.TS. Võ Khánh Vinh – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng giáo sư ngành luật học; GS.TS. Nguyễn Đăng Dung – Nguyên Phó Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN nay là Trường Đại học Luật, ĐHQGHN, TS. Nguyễn Văn Thanh – Nguyên Phó Tổng thanh tra Chính phủ; PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn – Nguyên thường trực Ban Chỉ đạo CCTPTW; PGS.TS. Lương Thanh Cường – Phó Giám đốc Học viện HCQG; PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ; PGS.TS. Bùi Xuân Đức – Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Mặt trận, MTTQVN; PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật và lý luận cơ sở, Học viện Hành chính quốc gia; PGS.TS. Lê Thiên Hương – Nguyên Trưởng Khoa Nhà nước và pháp luật, Học viện Hành chính quốc gia và nhiều chuyên gia, nhà khoa học đến từ các cơ sở, đơn vị đào tạo, nghiên cứu luật khác.  Về phía Trường Đại học Luật, ĐHQGHN có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng; PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; TS.GVC. Nguyễn Trọng Điệp – Phó Hiệu trưởng; PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính – Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Chủ nhiệm Khoa Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; TS.GVC Nguyễn Bích Thảo – Chủ nhiệm Khoa Luật Dân sự; TS.GVC Trần Thu Hạnh – Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng Phòng Đào tạo và CTHSSV; TS.GVC Mai Văn Thắng – Trưởng Phòng QLKH&HTPT; PGS.TS. Đặng Minh Tuấn – Phó Chủ nhiệm Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính – Phó Trưởng BTC Hội thảo và nhiều cán bộ, giảng viên, học viên, NCS của Trường…  Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Vũ Công Giao tự hào nhắc lại những đóng góp của GS.TS. Phạm Hồng Thái trong nghiên cứu và đào tạo luật ở Trường Đại học Luật, ĐHQGHN và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật khác. PGS cũng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với các chuyên gia, nhà khoa học đã không quản ngại đường xá xa xôi tới dự, thảo luận tại Hội thảo hôm nay, đồng thời cám ơn các chuyên gia đã dành thời gian viết bài cho Hội thảo. BTC đã vinh dự nhận được 45 bài viết của các chuyên gia và điều này không chỉ khẳng định tinh thần trách nhiệm, đóng góp lớn lao của các chuyên gia về luật hành chính và khoa học luật hành chính mà còn thể hiện tình cảm trân quý đối với GS.TS. Phạm Hồng Thái.  Phát biểu chào mừng Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh thay mặt Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường bày tỏ sự tri ân đối với GS.TS. Phạm Hồng Thái, một trong những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về Luật Hành chính hiện đại, nhà quản lý và nhà sư phạm có nhiều đóng góp đối với sự hình thành và phát triển của Khoa Luật, ĐHQGHN nay là Trường Đại học Luật, ĐHQGHN. PGS.TS tự hào khẳng định, Hội thảo này là sự kế tục truyền thống, văn hóa của cán bộ, viên chức, người học của Nhà trường trong việc tri ân những chuyên gia, thế hệ đi trước vì những đóng góp cho khoa học pháp lý, cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường. Đây là nét văn hóa đặc sắc cần được tiếp tục dung dưỡng và phát triển ở Ngôi trường này và Hội thảo này là một trong những hành động để gìn giữ và phát triển truyền thống ấy. Hội thảo nhận được 45 bài viết của các đồng nghiệp, chuyên gia và cả các học trò của GS Phạm Hồng Thái ở mọi miền đất nước. Trong 4 giờ liên tục của Hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận sôi nổi về những giai đoạn lịch sử của luật hành chính và khoa học luật hành chính ở Việt Nam. Những khó khăn không thể kể hết từ lúc không có tài liệu, chuyên gia, đến những vất vả của thế hệ đi trước để tạo nên lĩnh vực khoa học luật hành chính tương đối hùng hậu ngày nay. Các chuyên gia tham dự hội thảo thảo luận về những việc cần phải làm, các xu hướng mới của luật hành chính và khoa học luật hành chính hiện đại và gắn với yêu cầu hội nhập sâu rộng, định hướng chiến lược xây dựng và hoàn thiện NNPQXHCN ở Việt Nam trong giai đoạn mới của đất nước.  Cuối Hội thảo, BTC đã dành thời gian để tri ân những đóng góp của GS.TS Phạm Hồng Thái với sự phát triển của khoa học luật hành chính và những phát biểu cảm tưởng từ đồng nghiệp, học trò của GS nhân sự kiện GS sắp bước sang tuổi thứ 70.  Danh sách các bài viết tham dự Hội thảo DANH MỤC BÀI VIẾT 1. Sự phát triển của khoa học luật hành chính Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại GS.TS. Phạm Hồng Thái 2. Luật hành chính Việt Nam và xu hướng của ngành luật này trong nền kinh tế thị trường GS.TS Nguyễn Đăng Dung 3. Luật hành chính trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng của nó với việt nam hiện nay Lương Lê Minh - Vũ Công Giao 4. Những điểm mới cơ bản liên quan đến khoa học luật hành chính, luật hành chính trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới GS.TS. Võ Khánh Vinh 5. Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, phục vụ nhân dân PGS.TS. NGƯT. Chu Hồng Thanh 6. Thiết lập và xây dựng cơ chế thực hiện quyền hành pháp – một chuyển đổi căn bản trong nền hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay PGS.TS. Bùi Xuân Đức 7. Tổ chức và hoạt động của chính phủ Việt Nam trước đây và trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay TS Lê Đinh Mùi 8. Phát huy vai trò của chính phủ trong đổi mới tư duy, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam TS Dương Thị Tươi 9. Vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý cung ứng dịch vụ sự nghiệp công PGS.TS Lương Thanh Cường 10. Chức năng của Chính phủ và bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh đổi mới quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả PGS.TS Vũ Công Giao - TS Nguyễn Văn Quân 11. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả và yêu cầu đặt ra với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ PGS.TS Vũ Công Giao - TS Nguyễn Văn Quân 12. Pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh 13. Đô thị vệ tinh và tự quản đô thị PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh 14. Tổ chức chính quyền đô thị ở Việt Nam: Lịch sử, thực trạng và những vấn đề đặt ra TS. Nguyễn Thị Minh Hà - TS. Nguyễn Quang Đức 15. Phân cấp, phân quyền trong quản lý hành chính nhà nước giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam và những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay TS Đoàn Thị Tố Uyên 16. Phân cấp thẩm quyền giữa trung ương và địa phương: Thực trạng và những vấn đề đặt ra TS Trần Nho Thìn 17. Phân cấp, phân quyền giữa chính phủ và các bộ, ngành ở Việt Nam trước đây và những yêu cầu đặt ra trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay TS. Tạ Đức Hòa - TS Trần Thị Vân Thùy 18. Vai trò của cải cách hành chính nhà nước đối với sự phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam TS Phạm Thị Duyên Thảo 19. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xhcn Việt Nam trong giai đoạn mới TS. Hoàng Thị Ngân 20. Cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới PGS. TS. Vũ Thư 21. Cải cách dịch vụ công đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới TS. Tạ Quang Ngọc 22. Cải cách chế độ công vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xhcn Việt Nam trong giai đoạn mới TS. Trần Thị Hải Yến 23. Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức hành chính chuyên nghiệp, có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam TS Nguyễn Đức Hòa 24. Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức và một số khuyến nghị trong thời gian tới PGS.TS. Lê Thị Hương 25. Trách nhiệm giải trình của công chức trong khuôn khổ quy định của luật pháp Việt Nam Hồ Đức Hiệp 26. Chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài làm việc trong khu vực công ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo cho Việt Nam Nguyễn Võ Anh 27. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo bồi dưỡng cán bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay PGS.TS Đỗ Đức Minh 28. Một vài suy nghĩa về công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay PGS.TS Đỗ Đức Minh 29. Xây dựng chính phủ số, xã hội số ở Việt Nam: Những thuận lợi, thách thức và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay NCS Phạm Thị Hồng Nghĩa 30. Quyết định hành chính TS Cao Vũ Minh 31. Công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới PGS.TS. Bùi Thị Đào 32. Hoàn thiện pháp luật thanh tra đáp ứng yêu cầu kiểm soát quyền lực trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xhcn Việt Nam TS. Bùi Thị Thanh Thuý 33. Sửa đổi Luật Thanh tra: cần một kim chỉ nam định hướng TS Nguyễn Quốc Văn 34. Vai trò của thanh tra trong cơ chế kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay TS. Đinh Thị Hương Giang 35. Kiểm soát thi hành pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam PGS.TS. Đặng Minh Tuấn - ThS. Hoàng Thị Ái Quỳnh 36. Thay đổi về phương thức kiểm soát hoạt động hành chính nhà nước hiện nay TS Nguyễn Thị Minh Hà 37. Sự phát triển của pháp luật trọng tài trong bối cảnh đổi mới quản trị quốc gia ở Việt Nam hiện nay ThS. NCS. Đào Lộc Bình 38. Bảo đảm quyền con người trong pháp luật hành chính: Những biến chuyển và xu hướng ở Việt Nam TS. Nguyễn Anh Đức 39. Tư pháp hóa hành chính ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ nhân quyền TS. Lã Khánh Tùng 40. Trình tự pháp luật công bằng trong thủ tục xử lý hành chính PGS.TS. Bùi Tiến Đạt - ThS. Ninh Viết Tùng 41. Quyền tham gia vào các vấn đề công cộng theo luật nhân quyền quốc tế và pháp luật Việt Nam NCS Nguyễn Phương Uyên 42. Tin giả: Thực trạng và giải pháp ở Việt Nam TS. Phạm Hải Chung - TS. Ngô Thị Minh Hương - ThS. Đỗ Thị Nụ 43. Sự phát triển của luật hành chính Nhật Bản và những giá trị tham khảo cho Việt Nam Bùi Bảo Ngọc – Dương Văn Mai 44. Khoa học luật hành chính: Nhìn từ một số lý thuyết về quản lý, quản trị PGS.TS. Vũ Công Giao - Vũ Thành Cự 45. Luật hành chính toàn cầu: Lý thuyết và một số liên hệ với Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh |