Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm”
Cập nhật lúc 11:00, 06/07/2024 (GMT+7)

Sáng ngày 05/7/2024, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng bộ nguyên tắc thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam”, phối hợp tổ chức bởi CSIRO (Cơ quan khoa học quốc gia Úc), Bộ KH&CN và Trường ĐH Luật.

 

Hội thảo thu hút sự tham gia trực tiếp của hơn 150 đại biểu tại Hội trường 703-E1. Đáng chú ý trong đó có nhiều chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực pháp luật, công nghệ. Về phía Trường Đại học Luật có sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Trọng Điệp (Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Trường lâm thời); PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh (Hiệu trưởng – chủ nhiệm nhiệm vụ); PGS.TS. Trịnh Tiến Việt (Phó hiệu trưởng); PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh (Phó Hiệu trưởng);  TS. Nguyễn Bích Thảo (Chủ nhiệm Khoa LDS – đồng chủ nhiệm nhiệm vụ); … Về phía các chuyên gia, nhà quản lý có: TS. Kim Wimbush (Tham tán CSIRO, Giám đốc Chương trình Aus4Innovation); GS. TS. Andy Hall (chuyên gia cao cấp - CSIRO); Ông Jonathan Wallace Baker (Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, Văn phòng UNESCO Hà Nội); Bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ KH&CN); Ông Bùi Danh Tuyên (Vụ trưởng Vụ Tin học, Văn phòng Quốc hội); Ông Trần Anh Tú (Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ KH&CN); Bà Lê Thị Hoàng Thanh (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp); TS. Trần Văn Biên (Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội); Bà Nguyễn Minh Hằng (Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông); Ông Đinh Quang Trung (Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông); PGS. TS. Nguyễn Việt Hà (Giảng viên cao cấp, Viện Trí tuệ nhân tạo, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN); PGS.TS. Hà Quang Thụy (Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN); PGS.TS. Nghiêm Xuân Huy (Viện trưởng Viện Đảm bảo chất lượng, ĐHQGHN); TS. Trần Quốc Long (Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo, Trường ĐH Công nghệ ĐHQGHN); PGS. TS. Lê Hoàng Sơn (Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, ĐHQGHN); …

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh cho biết: “Trường đại học Luật là cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật lâu đời nhất tại Việt Nam với 48 năm lịch sử, gắn liền vs sứ mệnh phát triển trở thành cơ sở đào tạo luật theo định hướng nghiên cứu. Gần đây chúng tôi bắt đầu tiếp cận các hướng nghiên cứu mới, một trong số đó là những nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, thành tựu cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh đó, dưới sự hỗ trợ của Aus4innovation, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Luật đang triển khai xây dựng xây dựng bộ nguyên tắc về TTNT có trách nhiệm tại Việt Nam, với mục tiêu quan trọng là tác động vào chính sách, định hướng cho hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm hướng tới phát triển bền vững loại công cụ này”. Kết bài phát biểu, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật gửi lời cảm ơn tới Bộ KHCN, Aus4AI, các cơ quan truyền thông báo chí, các chuyên gia, nhà quản lý đã đồng hành, hỗ trợ nhằm lan toả những cách tiếp cận mới về TTNT có trách nhiệm tại Việt Nam.

 

Phát biểu đại diện cho Cơ quan khoa học quốc gia Úc, TS. Kim Wimbush cho rằng sự phát triển mạnh mẽ của AI đã đặt ra những thách thức về mặt đạo đức, nhận thấy điều này, CSIRO đã bắt đầu hợp tác với Bộ Khoa học & Công nghệ từ năm 2020 để hỗ trợ chiến lược về TTNT của Việt Nam và đã đạt được một số kết quả nhất định. Sự hợp tác giữa Trường Đại học Luật và CSIRO là giai đoạn tiếp theo trong chiến lược, định hướng về TTNT của CSIRO. Trong bài phát biểu, Ông cũng nhấn mạnh rằng Aus4Innovation sẽ tiếp tục cam kết hợp tác, chia sẻ những thực hành tốt cũng như cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong quá trình Việt Nam định hình lĩnh vực AI có trách nhiệm.

Hội thảo bao gồm 04 tham luận chính:

Tham luận 1: Đổi mới có trách nhiệm: Những lựa chọn công nghệ và sự phù hợp với các giá trị xã hội - GS. TS. Andy Hall

Tham luận 2: Khuyến nghị của UNESCO về đạo đức trí tuệ nhân tạo và công cụ đánh giá mức độ sẵn sàng của các quốc gia - TS. Jonathan Baker

Tham luận 3: Giới thiệu một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam - TS. Trần Anh Tú

Tham luận 4: Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về xây dựng Bộ nguyên tắc về trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm và giá trị tham khảo cho Việt Nam - PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh; TS. Nguyễn Bích Thảo; TS. Đỗ Giang Nam

 

Các tham luận tại Hội thảo đã cung cấp những góc nhìn, kiến thức, kinh nghiệm quốc tế nổi bật trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo, bao gồm một số nội dung đáng chú ý như: những rủi ro, tác hại của việc sử dụng AI không phù hợp; những khuyến nghị của UNESCO về đạo đức trí tuệ nhân tạo; chính sách, cách tiếp cận của các cơ quan quản lý Việt Nam về xây dựng và phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm; và một số kinh nghiệm quốc tế có giá trị tham khảo cho Việt Nam; …

 

 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081