THÔNG
TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1.
Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Hương Thủy 2.
Giới tính: Nữ
3.
Ngày sinh: 22/9/1978 4. Nơi sinh: Hưng Yên
5.Quyết định công nhận
nghiên cứu sinh số 5385/QĐ-ĐHQGHN ngày 31/12/2015 của Giám đốc Đại học Quốc gia
Hà Nội.
6. Các thay đổi trong
quá trình đào tạo:
- Quyết định thay đổi giáo viên hướng dẫn số 310/QĐ-KL ngày 14/6/2016 của Chủ nhiệm Khoa Luật- Đại học
Quốc gia Hà Nội;
- Quyết định gia hạn số 107/QĐ-ĐHQGHN
ngày 14/01/2019; số 183/QĐ-ĐHQGHN ngày 20/01/2020; số 2146/QĐ-ĐHQGHN ngày
23/7/2020 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội;
7. Tên đề tài luận án: Bảo vệ
quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự Việt Nam
8. Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự 9.
Mã số: 938 01 01.03
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS
Trần Văn Độ và TS. Lê Lan Chi
11. Tóm tắt các kết quả
mới của luận án:
Kết quả chính của luận án:
Luận án đã
nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận và thực tiễn bảo vệ quyền
con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự dưới góc độ tiếp cận quyền
con người khi là nạn nhân của tội phạm và người phạm tội (theo luật hình sự)
hay là người bị hại và người bị buộc tội, bị kết án (theo luật tố tụng hình sự)
hoặc là phạm nhân, người chấp hành án (theo luật thi
hành án hình sự).
Thông qua cơ sở
lý luận, tổng quan nghiên cứu cũng như phân tích chuẩn mực quốc tế, luận án đã
xây dựng phương thức bảo vệ các quyền con người của phụ nữ bằng pháp luật trong
lĩnh vực tư pháp hình sự cũng như xác định những khoảng trống pháp lý nhằm kiến
nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ các quyền con người của phụ nữ trong thực tiễn.
Trên cơ sở những
kết quả nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật bảo vệ quyền con người của phụ nữ ở Việt Nam trong 10 năm gần
đây thông qua việc khai thác số liệu thứ cấp và khảo sát gần 300 khách thể
trong hệ thống cơ quan tư pháp trực tiếp tham gia giải quyết các vụ án hình sự;
300 bản án, hồ sơ vụ án có bị cáo, bị hại là nữ; tác giả đã đề xuất định hướng
hoàn thiện một số quy định pháp luật cũng như gợi ý một số giải pháp nhằm tăng
cường bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự Việt Nam.
Đóng góp mới của
luận án:
Về mặt lý luận: công trình nghiên cứu chuyên khảo và đồng bộ đầu tiên đề cập một cách hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo
vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự, có thể đóng góp luận chứng
khoa học trong hệ thống tri thức về bảo vệ quyền con người của giới nữ.
Về
mặt thực tiễn: Luận
án phân tích, đánh giá thực tiễn bảo vệ QCN của phụ
nữ bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự cũng như những vướng mắc, tồn
tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật của các cơ quan, người tiến hành tố tụng
khi giải quyết các vụ án liên quan đến phụ nữ nhằm đề xuất
kiến nghị biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả các quy
định ở khía cạnh lập pháp và thực thi pháp luật.
Kết luận: Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống
đầu tiên về bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực tư pháp hình sự
góp phần đề xuất hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn (nếu có): Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu,
giảng viên, sinh viên trong các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học chuyên ngành
luật hình sự và tố tụng hình sự cũng như cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ
hoạt động lập pháp trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện
nay.
13. Các hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): mở rộng phạm
vi nghiên cứu về chủ thể là trẻ em gái, vị thành niên hoặc một số đối tượng đặc
thù khác.
14. Các công trình công bố liên quan đến luận án:
14.1. Le Lan Chi, Hoang Huong Thuy (2021), “Law on criminal
procedure on ensuring women’s human rights” (Pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm các quyền con người
của phụ nữ), International Workshop Proceedings of School of Law,
Vietnam National University, Hanoi: The assurance of women’s human rights in criminal justice, National Political Publishing House,
pp.370-392. ISBN:978.604.57.7140.2.
14.2.
Hoàng Hương Thủy (2020), “Bảo vệ quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình
sự”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, (10), tr.108-121
14.3.
Hoàng Hương Thủy (2020), “Pháp luật tố tụng hình sự với việc bảo đảm quyền con
người của phụ nữ”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học trực tuyến quốc tế
của Khoa Luật, Đại học Quốc gia và Viện FES Việt Nam, tr.193-201,
(Law on criminal procedure on ensuring women’s human rights, pp.1-12)
14.4. Hoàng Hương Thủy (2020), “Bảo đảm quyền con
người của phụ nữ trong pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 5(338), tr.24-29
14.5.
Hoàng Hương Thủy (2019), “Chuẩn mực quốc tế
về bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong tư pháp hình sự”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật số 4(325), tr.3-8
14.6.
Hoàng Hương Thủy (2017), “Một số vấn đề lý luận về đảm bảo quyền con người của
phụ nữ trong pháp luật Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia của Tạp chí
Cộng sản và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, tr.292-301.
ISBN:9786049516580.
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Hoàng Hương Thủy
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Hoang
Huong Thuy 2. Sex: Female
3. Date of birth: September 22,1978 4. Place of birth: Hung
Yen
5. Admission decision number: 5385/QĐ-ĐHQGHN dated December 31, 2015 issued
by the President of Vietnam National University, Hanoi.
6.
Changes in academic process:
- Decision
No.310/QĐ-KL dated June 14, 2016 of the Dean of School of Law- VNU to change
the supervisor;
- Extending the study period by decision no.107/QĐ-ĐHQGHN
dated January14, 2019; no.183/QĐ-ĐHQGHN dated January 20, 2020;
no.2146/QĐ-ĐHQGHN dated July 23, 2020 issued by the President of Vietnam
National University, Hanoi.
7. Official thesis title: Protection of women's human rights in the
Vietnamese criminal justice field.
8. Major: Law Speciality: Criminal Law and
Criminal Procedure Law
9.
Code: 938 01 01.03
10. Supervisors: A.Prof. PhD.Tran Van Do and PhD. Le
Lan Chi
11. Summary of the
new findings of the thesis:
Main results of the thesis:
This thesis has a comprehensive, systematic and
specialized research on the protection of women's human rights in the criminal
justice in terms of access to the human rights-based approach considering women
as victims of crimes and offenders (under The Vietnamese criminal law) or the
victim and the accused, convicted (under The Vietnamese criminal procedure
law).
Through studying the theory, academic literature and
desk reviewing of policy papers, government documnets as well as analysing of
international standards, this thesis has built a method to protect human rights
of women through legal regulations in the criminal justice as well as
identifying legal gaps to recommend improving the effectiveness of women's
human rights protection in practice.
Based on the results of comprehensive research on the
legal situation and practice of human rights protection of women in the last 10
years in Vietnam through the analysis of secondary data as well as 300 subjects
survey in the judicial system who directly participate in the settlement of
criminal cases and 300 judgments and case files with the accused or the victim
are female; PhD candidate has proposed a complete orientation legal provisions
as well as suggested some solutions to strengthen the protection of women's
human rights in Vietnam's criminal
justice.
The new findings of the thesis:
In terms
of reasoning: this study that systematically and comprehensively
addresses theoretical and practical issues about the protection of women's
human rights in the criminal justice field that can contribute to scientific
evidence in the knowledge system about the protection of women's human rights.
In practical terms: The thesis
contributes to the assessment of the practical application of Vietnam's
criminal justice as well as recommendations to ensure the implementation and
improve the effectiveness of regulations in terms of legal formulation and
enforcement.
Conclusions:
This thesis is a comprehensive, systematic and intensive research on the
protection of women’s human rights in the criminal justice field that proposes
to better improve the law system in Vietnam.
12.
Practical applicability: This thesis also
serves as a reference for researchers, lecturers and students in
undergraduate and postgraduate training institutions specializing in criminal
justice as well as providing scientific evidence and serves legislative
activities in the crime prevention in Vietnam.
13. Further research directions: expand the scope of
research on girls, adolescents or some other specific subjects.
14. Thesis-related publications:
14.1. Le Lan Chi,
Hoang Huong Thuy (2021), “Law on criminal procedure on ensuring
women’s human rights”, International Workshop Proceedings of School of Law,
Vietnam National University, Hanoi: The assurance of women’s human rights in criminal justice, National Political Publishing House,
pp.370-392. ISBN:978.604.57.7140.2.
14.2. Hoang
Huong Thuy (2020), “Protection of women's
human rights in the Vietnam criminal justice”, Journal of Vietnam Social Sciences, (10), pp.108-121
14.3. Hoang
Huong Thuy (2020), “Law on criminal procedure on ensuring women’s human
rights”, The International Conference
Proceedings of VNU School of Law and FES, pp.193-201.
14.4. Hoang Huong Thuy (2020),
“Ensuring women’s human rights on Law on criminal procedure in Vietnam”, Journal of Democracy and law, No.5(338), pp.24-29
14.5. Hoang Huong
Thuy (2019), “International standard on guaranty of women rights in the
criminal justice”, Journal of Democracy and law
No.4(325), pp.3-8
14.6. Hoang Huong Thuy (2017), “Some theories on
Ensuring women’s human rights in the Vietnam legal system”, The National Conference Proceedings of Communist
Review and VWU, pp.292-301. ISBN:9786049516580.
Hanoi, November 15, 2021
Post-graduate student
Hoang Huong Thuy
|