Căn cứ Quyết định số 1783/QĐ-ĐHL và Quyết định số 1784/QĐ-ĐHL, ngày 30/11/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN về việc ban hành chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo về việc tổ chức khóa học bổ sung kiến thức để dự tuyển chương trình thạc sĩ ngành Luật năm 2025. Học viên hoàn thành khóa học bổ sung kiến thức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện dự thi chương trình thạc sĩ ngành Luật. Giấy chứng nhận có thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp chứng nhận đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ. 1. Đối tượng học bổ sung kiến thức 1.1. Áp dụng cho thí sinh đăng ký dự tuyển thạc sĩ ngành Luật, chuyên ngành: - Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (theo định hướng nghiên cứu) - Luật Hiến pháp và luật hành chính (theo định hướng nghiên cứu) - Luật Dân sự và tố tụng dân sự (theo định hướng nghiên cứu) - Luật Hình sự và tố tụng hình sự (theo định hướng nghiên cứu) - Luật Kinh tế (theo định hướng nghiên cứu và theo định hướng ứng dụng) - Luật Quốc tế (theo định hướng nghiên cứu) - Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (theo định hướng ứng dụng) - Luật Hiến pháp và luật hành chính (theo định hướng ứng dụng) - Luật Dân sự và tố tụng dân sự (theo định hướng ứng dụng) - Luật Hình sự và tố tụng hình sự (theo định hướng ứng dụng) - Luật Kinh tế (theo định hướng ứng dụng) Ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức: + Nhóm 1: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quản trị - Quản lí” gồm: Khoa học quản lí; Quản lí công. + Nhóm 2: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Khoa học chính trị”: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Quản lí nhà nước; Chính trị học. + Nhóm 3: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quản lí tài nguyên và môi trường”: Quản lí tài nguyên môi trường; Quản lí đất đai. + Nhóm 4: Một số ngành thuộc nhóm ngành “An ninh và trật tự xã hội”: Trinh sát an ninh; Trinh sát cảnh sát; Điều tra hình sự; Quản lí nhà nước về an ninh trật tự; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Quản lí trật tự an toàn giao thông; Tình báo an ninh. 1.2. Áp dụng đối với thí sinh dự tuyển thạc sĩ ngành Luật, chuyên ngành Pháp luật về quyền con người (theo định hướng nghiên cứu) Ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức: + Nhóm 1: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quản trị - Quản lí”: Khoa học quản lí; Quản lí công; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin quản lí; Quản lí giáo dục; Quản lí văn hóa; Quản lí thông tin; Kinh doanh và quản lí; Quản lí tài nguyên rừng; Tổ chức và quản lí y tế; Quản lí bệnh viện;; Quản lí tài nguyên và môi trường; Quản lí đất đai; + Nhóm 2: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Khoa học chính trị”: Chính trị học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Quản lí nhà nước; + Nhóm 3: Một số ngành thuộc nhóm ngành “An ninh và trật tự xã hội” gồm: Trinh sát an ninh; Trinh sát cảnh sát; Điều tra hình sự; Quản lí nhà nước về an ninh trật tự; Quản lí trật tự an toàn giao thông; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân; Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quản lí trật tự an toàn giao thông; Tình báo an ninh; + Nhóm 4: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quân sự”: Biên phòng; Tình báo quân sự. 1.3 . Áp dụng đối với thí sinh dự tuyển thạc sĩ ngành Luật, chuyên ngành Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ( theo định hướng nghiên cứu) Ngành phù hợp phải bổ sung kiến thức: + Nhóm 1: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quản trị - Quản lí”: Khoa học quản lí; Quản lí công; Quản trị nhân lực; Hệ thống thông tin quản lí; Quản lí giáo dục; Quản lí văn hóa; Quản lí thông tin; Kinh doanh và quản lí; Quản lí công nghiệp; Quản lí đô thị và công trình; Quản lí xây dựng; Quản lí tài nguyên rừng; Quản lí thủy sản; Tổ chức và quản lí y tế; Quản lí bệnh viện; Quản lí thể dục thể thao; Quản lí tài nguyên và môi trường; Quản lí đất đai. + Nhóm 2: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Khoa học chính trị”: Chính trị học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; Quản lí nhà nước. + Nhóm 3: Một số ngành thuộc nhóm ngành “An ninh và trật tự xã hội” gồm: Trinh sát an ninh; Trinh sát cảnh sát; Điều tra hình sự; Quản lí nhà nước về an ninh trật tự; Quản lí trật tự an toàn giao thông; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Tham mưu, chỉ huy công an nhân dân; Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Quản lí trật tự an toàn giao thông; Tình báo an ninh. + Nhóm 4: Một số ngành thuộc nhóm ngành “Quân sự”: Biên phòng; Tình báo quân sự. + Nhóm 5: Một số ngành thuộc về nhóm ngành kinh tế, tài chính, kế toán, bất động sản: Kinh tế; Kinh tế đầu tư; Kinh tế xây dựng; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Tài chính - ngân hàng; Kế toán; Kiểm toán; Bất động sản; Quản trị kinh doanh. 2. Số tín chỉ phải học bổ sung kiến thức: 21 tín chỉ ( 6 học phần) 3. Thời gian và địa điểm đăng ký nộp hồ sơ: - Thời gian đăng ký học: + Đợt 1: Từ ngày 01/01/2025 đến 20/02/2025 + Đợt 2: Từ ngày 01/05/2025 đến 15/06/2025 - Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ: Phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN P.309 (tầng 3) nhà E1, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. 4. Hồ sơ bao gồm: - Đơn xin đăng ký học bổ sung kiến thức (theo mẫu đính kèm); - Bản sao y công chứng bằng tốt nghiệp đại học (01 bản); - Bản sao y công chứng bảng điểm đại học (01 bản). 4. Thời gian và địa điểm học: Lớp sẽ được tổ chức khi có tối thiểu 10 thí sinh đăng ký tham gia học bổ sung kiến thức. - Thời gian học dự kiến: + Đợt 1: Từ 25/02/2025 đến 05/04/2025 + Đợt 2: Từ ngày 20/06/2025 đến 15/08/2025 - Địa điểm học: Trường Đại học Luật, ĐHQGHN, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. 5. Học phí dự kiến: 700.000đ/tín chỉ 6. Hình thức nộp học phí học bổ sung kiến thức: - Nộp qua tài khoản: + Người thụ hưởng: Trường Đại học Luật, ĐHQGHN + Số tài khoản: 2600787760 tại Ngân hàng BIDV, Chi nhánh Mỹ Đình, Hà Nội. + Nội dung chuyển khoản: Họ tên thí sinh_ngày tháng năm sinh_TSSĐH đợt…BSKT_2025 * Lưu ý: Thí sinh nộp từ tài khoản cá nhân. Đề nghị không chuyển khoản qua cây ATM. Thông tin chi tiết liên hệ: Phòng Đào tạo và công tác chính trị học sinh sinh viên - Phòng 309 (tầng 3) nhà E1, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 0243 754 66 74./. |