Diễn đàn Luật Hiến pháp Châu Á lần thứ 8 với chủ đề “Luật Hiến pháp Châu Á: Những phát triển gần đây và xu hướng tương lai”
Cập nhật lúc 10:32, 06/12/2019 (GMT+7)

Sáng ngày 06/12/2019, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Hiệp hội nghiên cứu Hiến pháp Châu Á phối hợp tổ chức Diễn đàn Luật Hiến pháp Châu Á lần thứ 8 với chủ đề “Luật Hiến pháp Châu Á: Những phát triển gần đây và xu hướng tương lai” tại khách san La Thành. Đây là lần đầu tiên một sự kiện lớn về luật học diễn ra tại Việt Nam và Khoa Luật là đơn vị đồng tổ chức.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo đã thu thu hút hơn 300 chuyên gia, nhà nghiên cứu uy tín đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu độc lập của gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự tiêu biểu có thể kể đến Đại học Cambridge, Đại học London, Đại học Warwick, Đại học Bologna, Đại học Melboure, Đại học California, Đại học Washington, Đại học Virginia, Đại học Lodz, Đại học Debrecen, Đại học Herat, Đại học Quốc gia Đài Loan, Đại học Hongkong, Đại học Trung hoa Hongkong, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Monash, Đại học Indonesia, Đại học Gadjah Mada, Đại học Pakuan, Đại học Airlangga, Đại học công nghệ Mara, Đại học Malaysia, Đại học giáo dục Sultan Idris, Đại học Yangon, Đại học Chiang Mai, Đại học Chulalongkorn, Đại học Maihidol, Tòa hiến pháp Hàn Quốc, Ban Thanh tra bầu cử Indonesia, Bộ giáo dục Myanmar,... Ngoài ra, Diễn đàn còn vinh dự đón tiếp các chuyên gia tham gia chủ trì các phiên, GS. Andrew Harding – Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Hiến pháp Châu Á, GS. Pip Nicholson - Hiệu trưởng Trường Luật, Đại học Melbourne, Australia, TS. Sriprapha Petcharamesree - Viện Nhân quyền và Hòa bình, Đại học Mahidol, Thái Lan, GS. Jiunn-rong Yeh - Đại học Quốc gia Đài Loan, GS. Lijiang Zhu - Đại học Khoa học Chính trị và Pháp luật, Trung Quốc, GS. Akihiko Morita - Đại học Shokei Gakuin, Nhật Bản, GS. Hugh Spitzer - Khoa Luật, Đại học Washington, TS. Pasquale Viola - Đại học Bologna, TS. Shamshad Pasarlay - Đại học Herat, Afghanistan, TS. Lasse Schuldt - Đại học Thammasat, Thái Lan, Md Lokman Hussain - Trợ lý giáo sư, Đại học Châu Á Thái Bình Dương, Bangladesh.

Về phía các khách quý đến tham dự Hội thảo có Bà Rebecca Bryant - Phó Đại sứ, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, Bà Anna Coleman – Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam,  Ông Michael Sadlon – Giám đốc Chương trình Aus4Skill, Bà Đàm Thị Kiều Trang – Phó Giám đốc Chương trình Aus4Skill,  ông Mai Thế Bình – Phó Giám đốc Quỹ phát triển KHCN quốc gia Nafosted, ông Quách Văn Dương – Phó Giám đốc NXB Tư Pháp.

Về phía ĐHQGHN có PGS.TS. Vũ Văn Tích – Trưởng Ban Khoa học và Công nghệ.

Về phía Khoa Luật có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Trịnh Tiến Việt – Phó Chủ nhiệm Khoa, TS. Nguyễn Trọng Điệp – Phó Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Chủ nhiệm Bộ môn Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật … và các đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ nhiều đơn vị.

 

Toàn cảnh Hội thảo

Được biết, Diễn đàn Hiến pháp Châu Á là nơi các học giả hàng đầu và các nhà nghiên cứu trẻ chia sẻ các nghiên cứu và ý tưởng khoa học về luật hiến pháp châu Á, nhằm mở rộng mạng lưới hợp tác nghiên cứu và thúc đẩy công bố khoa học. Diễn đàn lần đầu tiên được tổ chức tại Đại học Quốc gia Seoul vào năm 2005; lần thứ hai tại Trung tâm Trao đổi Pháp lý Châu Á, Đại học Nagoya vào năm 2007; lần thứ ba tại Trường Luật, Đại học Quốc gia Đài Loan vào năm 2009; lần thứ tư tại Trung tâm Luật So sánh và Luật công, Khoa Luật, Đại học Hong Kong vào năm 2011; Lần thứ năm tại Trung tâm Luật công, Trường Luật, Đại học Thanh Hoa vào năm 2013; Lần thứ sáu tại Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật Châu Á, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore vào năm 2015; Lần thứ bảy tại Khoa Luật, Đại học Thammasat vào năm 2017 và năm nay, Diễn đàn được tổ chức tại Khoa Luật, ĐHQGHN.

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh đã bày tỏ sự vui mừng và cho rằng đây là vinh dự lớn cho Khoa Luật, ĐHQGHN khi lần đầu tiên một Diễn đàn lớn và uy tín hàng đầu châu lục được tổ chức Diễn đàn Luật Hiến pháp châu Á - một sự kiện luật học có tầm vóc và uy tín lớn trên thế giới - ở Việt Nam và Khoa Luật, ĐHQGHN là đơn vị đồng tổ chức. Trong gần 45 năm hoạt động kể từ 1976, Khoa Luật là đơn vị đào tạo đầu tiên được giao nhiệm vụ đào tạo ở cả ba bậc và đến nay Khoa đã đào tạo hàng chục ngàn chuyên gia luật ở cả ba cấp độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ và đóng vai trò là một trung tâm nghiên cứu luật học năng động bậc nhất ở Việt Nam. Tiếp nối truyền thống ấy, Khoa Luật đang nỗ lực phát triển hơn nữa thông qua việc đăng cai tổ chức các hội thảo quốc tế để nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, cũng như để chia sẻ với cộng đồng luật học trên thế giới những kiến thức mà các giáo sư, giảng viên của chúng tôi đã tích luỹ được trong hoạt động nghiên cứu. Diễn đàn này là một trong những cơ hội tuyệt vời để chúng tôi đạt được mục tiêu phát triển đó.

 

GS. Andrew James Harding phát biểu tại Hội thảo

GS. Andrew Harding - người đã tạo cơ hội và sát cánh hỗ trợ Khoa Luật hơn một năm nay trong việc chuẩn bị cho Diễn đàn chia sẻ sự vui mừng và gửi lời chào mừng tới tất cả đại biểu đã tham gia Diễn đàn ngày hôm nay. GS cũng gửi lời cám ơn Khoa Luật, ĐHQGHN đã đồng hành cũng Hiệp hội để tổ chức thành công Diễn đàn lần thứ 8 này. Theo GS, Hội thảo này có sự tham gia của đông đảo các đại biểu của các trường Đại học và các đại biểu từ các đơn vị nghiên cứu độc lập trong đó cũng có hơn 50 đại biểu là thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Hiến pháp Châu Á tham gia. GS cũng nhấn mạnh Diễn đàn Hiến pháp Châu Á đã trải qua 14 năm với 8 Diễn đàn được tổ chức cho thấy sức hút của Hội thảo. GS hi vọng Diễn đàn này sẽ là nơi để các đại biểu có thể chia sẻ và kết nối với nhau.

 

Bà Rebecca Bryant phát biểu tại Hội thảo

Đại diện Đại sứ quán Úc tại Việt Nam, bà Rebecca Bryant rất vui mừng có dịp tham gia một trong nhưng Hội thảo uy tín với hàng trăm học giả hàng đầu và nhà nghiên cứu trẻ của nhiều quốc gia tham dự. Theo Bà, Đại sứ quán Úc tại Việt Nam đã có nhiều hoạt động hợp tác với Khoa Luật trong nhiều năm qua đặc biệt là hoạt động hỗ trợ thông qua Chương trình Aus4Skills và phối hợp với Khoa Luật tổ chức nhiều Hội thảo chung nhằm hỗ trợ quá trình làm luật tại Việt Nam gần với thực tiễn thi hành hơn. Bà cũng gửi lời chúc Diễn đàn sẽ diễn ra thành công và chúc các vị đại biểu sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời tại Việt Nam.

 

Ảnh lưu niệm của Hội thảo

Hội thảo sẽ diễn ra trong 02 ngày 06 – 07 tháng 12 năm 2019 với 04 phiên và 04 nhóm thảo luận riêng về các nội dung: Quyền Hiến pháp tại Asean , Tòa án nhân quyền châu Âu, kinh nghiệm trong bối cảnh châu Á, Xu hướng và lý thuyết hiến pháp, Đông á và chủ nghĩa hợp hiến (Room A); Thời điểm lập hiến tại Nhật Bản: tính phổ quát và phù hợp hoàn cảnh, Hiến pháp và phân quyền, Tổng quan Hiến pháp, Tạo dựng hiến pháp, Bầu cử, chính trị và pháp luật, Khái niệm hóa và bảo vệ quyền con người ở châu Á, Góc nhìn so sánh của Nhà nước pháp quyền tại Trung Quốc (Room B); Luật quốc tế và sự phát triển của Luật hiến pháp và Luật hành chính, Những thách  thức đối với quyền xã hội và quyền kinh tế, Cách mạng 4.0 và pháp luật, Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến tại Hong Kong, Quyền của người yếu thế, Cải cách tư pháp (Room C); Chủ nghĩa hợp hiến và công bằng xã hội, Chủ nghĩa hợp hiến, nhà nước pháp quyền và chính trị, Các vấn đề về nhà nước pháp quyền tại Trung Quốc, Đông Nam Á và chủ nghĩa hợp hiến, Đổi mới hiến pháp (Room D).

Một số hình ảnh khác của Hội thảo: https://drive.google.com/drive/folders/1R16eXDurL1xlEd7A00QmEdbiztH5b_Gc

Minh Giang
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081