Hội thảo quốc tế “Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam”
Cập nhật lúc 11:00, 03/11/2021 (GMT+7)

Ngày 01 – 02/11/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức Hội thảo quốc tế “Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam”. Hội thảo được phối hợp tổ chức bởi 05 đơn vị là Khoa Luật, ĐHQGHN, Trường Đại học Tổng hợp Mát-xcơ-va mang tên Lô-mô-nô-xoov, Trường Đại học Chính pháp Bắc Kinh Trung Quốc, Học viện KHXH và Viện NNPL, Học viện CTQG Hồ Chí Minh. Do bổi cảnh dịch bệnh Covid-19, Hội thảo được tổ chức kết hợp cả hình thức trực tiếp tại Khoa Luật, ĐHQGHN và trực tuyến trên ứng dụng Zoom.

 
Toàn cảnh Hội thảo qua Zoom 

Tham dự Hội thảo, đại diện lãnh đạo các đơn vị đồng tổ chức có TSKH chính trị, TS triết học, PGS. Arthur Leonovich Demchuk - Chủ nhiệm Bộ môn chính trị so sánh, Khoa Chính trị học, Đại học Tổng hợp Mat-xcơ va, GS. Zhu Lijiang - Phó Chủ nhiệm Khoa Luật quốc tế, Đại học Chính – Pháp, Trung quốc , PGS.TS. Trương Hồ Hải - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện CTQG Hồ Chí Minh, PGS.TS Bùi Nguyên Khánh - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện HLKHXH Việt Nam. Về phía Khoa Luật có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp – Luật Hành chính, TS. Mai Văn Thắng – Trưởng Phòng QLKH&HTPT, TS. Bùi Tiến Đạt – Phó Trưởng Phòng QLKH&HTPT và hơn 180 đại biểu, diễn giả tham gia Hội thảo từ các đơn vị đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam, Nga và Trung Quốc.

 
PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh phát biểu khai mạc 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh đã gửi lời chào tới các đối tác từ Trung Quốc, học viên CTQG Hồ Chí Minh, Học viện KHXH và Viện NNPL – đối tác mà Khoa đã hợp tác với nhau nhiều lần, trong nhiều lĩnh vực khác nhau và đối tác từ Liên Bang Nga. Khoa Luật, ĐHQGHN - cơ sở đào tạo luật lớn và uy tín với tinh thần học thuật khai phóng rất vui mừng khi có cơ hội phối hợp với các đối tác để cùng tổ chức Hội thảo quốc tế “Truyền thống và hiện đại hóa pháp luật và chính trị ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam”. PGS cho biết, trong số các Hội thảo quốc tế mà Khoa đã phối hợp tổ chức trong thời gian vừa qua, Hội thảo này có nhiều điểm đặc biệt. Thứ nhất, hội thảo này có đến 5 cơ quan đồng tổ chức – đều là những cơ sở học thuật hàng đầu ở Việt Nam, Trung Quốc và Liên bang Nga. Thứ hai, Hội thảo bàn về một chủ đề rất thời sự, đặc biệt với Trung Quốc và Việt Nam – những quốc gia ở mức độ nào đó đã tiếp nhận mô hình Xô Viết trong vận hành hệ thống chính trị, tổ chức quyền lực và luật pháp và hiện đang có những cải cách, hiện đại hóa. PGS hi vọng thông qua Hội thảo này, các đại biểu, nhà nghiên cứu sẽ được một lượng kiến thức, thông tin lớn về chủ đề hội thảo - mà sẽ có nhiều ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Hội thảo diễn ra trong 02 ngày với 6 phiên làm việc. Tại các phiên của Hội thảo, các đại biểu đã được nghe các diễn giả trình bày tham luận và cùng nhau bàn về các vấn đề như: Hoạch định chiến lược thời ký hậu Xô – Viết; Vấn đề thực hiện các nguyên tắc pháp quyền trong nền kinh tế số hoá, vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân, chính sách pháp lý của mỗi nước trong kỷ nguyên kỹ thuật số; Tác động theo hướng kìm hãm hay phát triển trong thời kỳ đại dịch, vấn đề thương mại quốc tế, vấn đề quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu, dịch bệnh toàn cầu, vấn đề thương mại, nhân quyền, quản lý xung đột môi trường …

 
 
 
Các đại biểu, diễn giả trao đổi tại các Phiên của Hội thảo 

Với mục đích trao đổi, tìm hiểu về truyền thống và tiến trình hiện đại hóa chính trị và pháp luật ở Nga, Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó, cung cấp những phân tích và ý kiến tư vấn cho các cơ quan nhà nước trong việc hiện đại hóa pháp luật và chính trị trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm phù hợp của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Trong phần thảo luận của Hội thảo, các đại biểu và diễn giả đã thảo luận sâu hơn và có tính gợi mở cho Việt nam về các nội dung: Cơ chế hợp tác tố tụng lợi ích công về an toàn thực phẩm giữa Trung Quốc và Việt Nam; Các quy tắc thương mại đa phương và khu vực đối với doanh nghiệp nhà nước của 3 nước Trung Quốc, Nga và Việt Nam; Quy chế về quyền sử dụng đất giữa Việt Nam và Trung Quốc; Khung pháp lí về giờ làm việc giữa Việt Nam và Trung Quốc;

Do tính chất rộng lớn của chủ đề và thời gian hạn hẹp của hai ngày Hội thảo, chắc chắn sẽ có những nội dung còn thiếu hoặc chưa được thảo luận một cách thấu đáo. Nhưng với hơn 70 bài viết gửi đến Hội thảo và 29 bài được trình bày và thảo luận tại các phiên, Hội thảo chắc chắn sẽ giúp đại biểu, chuyên gia có thể đối chiếu so sánh các ứng xử của các nước để có thể tìm hiểu, kế thừa những kinh nghiệm quý, đồng thời tìm ra những điểm đặc thù của từng nước, cùng thảo luận và có các khuyến nghị phù hợp đảm bảo hài hoà tính truyền thống và hiện đại hoá trong chính trị và pháp luật của mỗi nước.

 

 

Minh Giang
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081