Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI - Tiểu ban 7 “Nhà nước và Pháp luật”
Cập nhật lúc 11:00, 30/10/2021 (GMT+7)

Sáng ngày 29/10/2021, nội dung của Tiểu ban 7 “Nhà nước và Pháp luật” do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) và Viện Nhà nước pháp Luật, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì đã diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ VI. Hoạt động được tổ chức theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.

 

Tham dự hoạt động của Tiểu ban 7 có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa Luật, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Viện trưởng Viện Nhà nước Pháp luật, PGS.TS. Bùi Nguyễn Khánh – Phó Giám đốc phụ trách Học viện Khoa học xã hội, PGS.TS. Võ Khánh Vinh – Nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và hơn 150 đại biểu tham dự qua hình thức trực tuyến.

Nội dung về “Nhà nước, pháp luật” của Tiểu ban 7 góp phần góp phần nhận diện một số hạn chế trong một số khía cạnh của Nhà nước và pháp luật, những vấn đề lớn đặt ra, những thách thức Việt Nam cần giải quyết trong xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật; đề xuất các giải pháp đổi mới, cải cách Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững đất nước. Hoạt động này được chia làm 2 phiên với các nội dung là: Xây dựng Nhà nước pháp quyền và quản trị nhà nước ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.

 

Nội dung "Nhà nước, pháp luật" đã rất nhận được sự quan tâm rất lớn của giới luật học trong nước và quốc tế với 184 bài tóm tắt của các nhà khoa học gửi đến liên quan đến các vấn đề:Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Tổ chức, thực hiện và kiểm soát quyền lực nhà nước; Vai trò, chức năng của Nhà nước pháp quyền Việt Nam; tính phổ quát và tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền Việt Nam; Quản trị nhà nước ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; Mối quan hệ nhà nước – công dân và sự tham gia của người dân vào công việc của Nhà nước ở Việt Nam; Quản lý xã hội trong các tình huống bất thường về xã hội, tự nhiên ở Việt Nam;Pháp luật về hội nhập quốc tế và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập; Vai trò của Việt Nam trong xây dựng và thực thi các cam kết quốc tế; Pháp điển hóa pháp luật và sự du nhập pháp luật nước ngoài ở Việt Nam; Pháp luật thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; Hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm; Pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, tố tụng dân sự ở Việt Nam; Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự ở Việt Nam; Pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; Pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Pháp luật lao động, an sinh xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững; Các giải pháp pháp lý cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tiểu ban đã được nghe nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp tâm huyết, có những ý tưởng độc đáo, những luận cứ khoa học rất thuyết phục, qua đó đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể và sinh động hơn về định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, về hoàn thiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững. Những ý kiến của các đại biểu đồng thời cũng có thể là những gợi ý cho các nhà hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật, gợi mở các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.

 

 

 

Minh Giang - ảnh: Xuân Giang
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081