Trong hai ngày 3 – 4/6/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp cùng phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế tại Hà Nội (ILO Hà Nội), Chương trình thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về nhân quyền và hòa bình tại ASEAN/Đông Nam Á (SHAPE-SEA) và Mạng lưới nghiên cứu nhân quyền Đông Nam Á (SEARHN) tổ chức Hội thảo quốc tế trực tuyến “Phòng chống lao động trẻ em ở Đông Nam Á”. Đại diện cho đơn vị tổ chức Hội thảo, về phía Khoa có PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa, PGS.TS. Vũ Công Giao – Chủ nhiệm Bộ môn Luật Hiến pháp – Luật Hành chính. Về phía đơn vị đồng tổ chức có Bà Nguyễn Mai Oanh - Quản lý Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quốc gia Phòng ngừa và Giảm thiểu Lao động trẻ em tại Việt Nam, Bà Melizel Asuncion - Giám đốc Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu về quyền con người ở Đông Nam Á (SEAHRN), Ông Joel Mark Barredo - Điều phối viên Chương trình thúc đẩy nghiên cứu về quyền con người và hoà bình ở ASEAN (SHAPE-SEA), Ông Hadi Punama - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Đại học quốc gia Indonesia. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, như: Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Luật thuộc Đại học Huế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc ĐHQGHN, và các chuyên gia quốc tế đến từ Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Trung Quốc, … Hội thảo là diễn đàn để các học giả từ nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng thảo luận cả về lý luận và thực tiễn về Lao động trẻ em. Việc này cũng là một phần quan trọng để có thể có những khuyến nghị phù hợp để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam trong thời gian tới. Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh nhấn mạnh lao động trẻ em là một vấn đề xã hội lớn, làm tổn hại nghiêm trọng đến các quyền của trẻ em, đồng thời cản trở sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của hầu hết quốc gia, trong đó có Việt Nam và các nước ASEAN, đều cấm sử dụng lao động trẻ em. Nhiều nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tham gia tất cả các công ước quốc tế về vấn đề này nhằm xoá bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Mặc dù vậy, do lao động trẻ em là một vấn đề xã hội phức tạp, nên việc xoá bỏ nó cần phải có sự chung sức của nhiều chủ thể, bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và cơ sở học thuật. Hội thảo hôm nay chính là để các cơ sở học thuật ở ASEAN đóng góp trí tuệ vào việc thực hiện Lộ trình của Hiệp hội ASEAN hướng đến việc xoá bỏ hoàn toàn những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất trong khu vực vào năm 2025. PGS đặc biệt đánh giá cao và rất cám ơn các chuyên gia từ một số tổ chức quốc tế, cơ sở học thuật ở Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã nhiệt tình tham dự và dành thời gian viết bài tham luận để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu về vấn đề lao động trẻ em. PGS cũng gửi lời cám ơn tới các đối tác Chương trình thúc đẩy nghiên cứu và giáo dục về nhân quyền và hòa bình tại ASEAN/Đông Nam Á (SHAPE-SEA) và Mạng lưới nghiên cứu nhân quyền Đông Nam Á (SEARHN) đã cùng Khoa Luật tổ chức Hội thảo hôm nay. Hội thảo đã nhận được 18 bài viết của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, thu hút hơn 130 đại biểu tham gia cho thấy sự hấp dẫn và sự quan trọng của chủ đề mà Hội thảo đưa ra. Chương trình của Hội thảo chia làm 05 phiên chính, gồm: Phiên 1,2 – Sự dễ tổn thương của lao động trẻ em; Phiên 3 – Lao động trẻ em trong các lĩnh vực khác nhau; Phiên 4 – Tác động của dịch Covid – 19 và lao động trẻ em; Phiên 5: Pháp luật liên quan tới lao động trẻ em Phiên 1 và 2 của Hội thảo có 5 tham luận được trình bày với sự chủ trì của TS. Ngô Minh Hương và ThS.NCS Nguyễn Thùy Dương. Mở đầu là tham luận của Ông Manotar Tampubolon - Khoa Luật, ĐH Công giáo, Indonesia nghiên cứu về việc xóa bỏ các hành vi tình dục trẻ em từ quan điểm nhân quyền. Tham luận tập trung vào: Giới thiệu chung về hành vi tình dục trẻ em ở Indonesia; Tổng quan nghiên cứu về mại dâm trẻ em tại Indonesia; Lao động tình dục trẻ em. Theo đó có nhiều hành vi tình dục trẻ em tại Indonesia và nguyên nhân dẫn đến hành vi này là xuất phát tự sự nghèo đói và lối sống (môi trường tiêu cực – xu thế của xã hội). Theo nghiên cứu của Ông Manotar Tampubolon có 342 trẻ tham gia mại dâm (83% coi là 1 nghề, 11% bóc lột về kinh tế, 6% bị mua bán). Trong phiên 3 của Hội thảo, trình bày tham luận về “Lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp: Nghiên cứu tại hộ gia đình trồng cà phê tại Đăk Lăk”, TS. Lê Thị Nga cho biết bài viết tập trung vào xác định lao động trẻ em trong các hộ trồng cà phê ở Daklak; và xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định sử dụng lao động trẻ em trong sản xuất của nông dân. Nghiên cứu dựa trên số liệu sơ cấp thu thập từ khảo sát thực tế tại 6 xã thuộc 5 huyện, thị xã và thành phố tỉnh ĐăkLăk năm 2018. Phương pháp chính được sử dụng là thảo luận nhóm về cà phê nông dân, nhóm trẻ em trong hộ gia đình và phỏng vấn bán cấu trúc cho địa phương có liên quan các quan chức. Phiên 3 của Hội thảo do Ông Hadi Punama chủ trì.
Phiên 4 của Hội thảo có 5 tham luận với nội dung xoay quanh về ảnh hưởng của dịch Covid – 19 và lao động trẻ em. Theo đó, các diễn giả trình bày tham luận đã đưa ra các quan điểm khác nhau về lao động trẻ em như: Những thách thức đối với việc so sánh việc gia tăng bóc lột trẻ em trong thời kỳ bùng phát - 19 Bùng phát ở Indonesia của tác giả Desi Yunitaasari và Devi Yúsvitasari từ Đại học Sư phạm Bali; Tác động của suy thoái kinh tế đối với lao động trẻ em: trường hợp của Việt Nam của TS. Nguyễn Thanh Huyền (Khoa Luật, ĐHQGHN); Ảnh hưởng của covid-19 đối với lao động trẻ em trong lĩnh vực xây dựng của TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (Học viện Phụ nữ); Ngăn chặn và loại bỏ lao động trẻ em trong các doanh nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch covid 19 của tác giả Đỗ Thị Quỳnh Trang và Nguyễn Thị Lan Anh (Đại học Luật, Đại học Huế); Tác động của đại dịch covid -19 đối với lao động trẻ em ở Việt Nam và một số khuyến nghị nhằm cải thiện pháp luật về lao động trẻ em của PGS.TS. Nguyễn Hiên Phương (Đại học Luật Hà Nội) Phiên 5 của Hội thảo về pháp luật về lao động trẻ em do TS. Lã Khánh Tùng chủ trì cùng thảo luận về việc xóa bỏ lao động trẻ em và những thách thức trong việc xóa bỏ lao động trẻ em từ góc độ luật pháp. |