Tên đề tài: Tên đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng ngắn gọn, cô đọng vấn đề nghiên cứu, chuyên biệt, không trùng lặp với tên các đề tài đã có, có địa điểm, thời gian …, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ. Phải phù hợp với mã ngành đào tạo Không nên có nội dung nghiên cứu quá rộng dẫn đến hậu quả không thực hiện được. Cần tránh các đề tài có chung nhiều chuyên ngành, quá đặc thù. Vấn đề được nghiên cứu phải có giá trị khoa học và thực tiễn. Nên đi sâu vào nghiên cứu 1 – 2 vấn đề để kết luận có tính khoa học cao. 1. Đặt vấn đề 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trình bày lí do tại sao chọn vấn đề nghiên cứu. Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu vấn đề. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nêu được mục tiêu cuối cùng, chung nhất của vấn đề nghiên cứu là nhằm giải quyết vấn đề gì cho thực tiễn hoặc cho nghiên cứu khoa học. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Xác định một số mục tiêu cụ thể cần đạt được để đạt được mục đích tổng quát. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài được lựa chọn có gì mới so với các đề tài khác/đề tài nghiên cứu đã được hoàn thành. Những đóng góp của đề tài về mặt khoa học cũng như thực tiễn. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng nào? Phạm vi nghiên cứu (ở đâu? thời gian nào?)? Tổng quan tài liệu Phần này rất quan trọng học viên cần trình bày kĩ, trong đó phần tổng quan chung chiếm 1/3, các vấn đề cần nghiên cứu cần được phân tích kĩ (khoảng 2/3 tổng quan tài liệu). Học viên cần trình bày/viết có logic các vấn đề để chỉ đúng tầm quan trọng của đề tài. Nêu được các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước (chú ý các tài liệu gốc, mới, trong vòng 4 – 5 năm trở lại đây) các tài liệu, tạp chí liên quan trực tiếp tới các vấn đề sẽ được nghiên cứu). Đề tài nghiên cứu hiện tại đang ở trạng thái nào? (đề tài mới bắt đầu? hay tiếp tục những nghiên cứu trước đây của học viên?…….). Các tác giả, nhà nghiên cứu khác trong cùng lĩnh vực đã làm được gì? Những vấn đề gì còn tồn tại cần nghiên cứu tiếp? 2. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu cần theo sát các mục tiêu nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu Mỗi nội dung nghiên cứu cần có phạm vi, địa điểm và phương pháp nghiên cứu riêng, phù hợp yêu cầu. 2.3. Địa điểm nghiên cứu Nêu tóm tắt các nội dung chính về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu, những đặc điểm này có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu. 3. Dự kiến kết quả (viết theo từng nội dung nghiên cứu) 4. Tiến độ Học viên cần trình bày những việc làm cụ thể trong từng giai đoạn/thời kì, những hoạt động nào tiến hành trước/sau, thời gian dự kiến cho từng hoạt động. STT | Hoạt động/ Nội dung | Thời gian (tính bằng tháng) | 1 | | | 2 | | | 3 | | | 4 | | | 5 | | | 6 | Báo cáo tiến độ | | 7 | Viết Luận văn | | 8 | Bảo vệ Luận văn | | 5. Tài liệu tham khảo HÌNH THỨC TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề cương luận văn thạc sĩ được trình bày trên một mặt giấy, giấy trắng khổ A4, chữ Times New Roman 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương, mật độ chữ bình thường, không kéo dãn hay nén chữ, dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 line. Lề trái 3cm, các lề còn lại 2cm. Trang bìa được in trên bìa màu, giấy mềm theo mẫu sau: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Họ tên học viên TÊN ĐỀ TÀI Đề cương Luận văn thạc sĩ Ngành: Chuyên ngành: Mã số: (*) Hà Nội, 2020 | Ghi chú: (*) Mã số các chuyên ngành: 1. Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (mã số: 8380101.01) 2. Luật dân sự và tố tụng dân sự (mã số: 8380101.04) 3. Luật hình sự và tố tụng hình sự (mã số: 8380101.03) 4. Luật kinh tế (mã số: 8380101.05) 5. Luật quốc tế (mã số: 8380101.06) 6. Luật Hiến pháp và luật hành chính (mã số: 8380101.02) 7. Pháp luật về quyền con người (mã số: 8380101.07) 8. Luật Biển và Quản lý biển (mã số: 8380101.08). |