Thông tin về LATS của NCS Chu Quang Duy
Cập nhật lúc 9:47, 25/11/2021 (GMT+7)

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

1. Họ và tên học viên:    CHU QUANG DUY          2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 25/04/1990                                          4. Nơi sinh: Bắc Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: Quyết định số 3239/QĐ-ĐHQGHN ngày 22/8/2017 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Quyết định trả về địa phương số 948/QĐ-KL ngày 21/08/2020 của Chủ nhiệm Khoa Luật.

7. Tên đề tài luận án: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại

8. Chuyên ngành:              Luật Quốc tế                   9. Mã số: 9380101.06

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hồng Thao; PGS.TS Nguyễn Tiến Vinh

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu đề tài luận án có những điểm mới sau:

Thứ nhất, luận án đã làm rõ và bổ sung vấn đề lý luận về biện pháp TRIMs như: Định nghĩa, nội dung, phạm vi, đối tượng áp dụng và đặc trưng riêng. Qua đó, luận án đã làm sáng tỏ bản chất pháp lý của biện pháp TRIMs là những biện pháp định hướng đầu tư của nước chủ nhà nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và các sản phẩm trong nước; Phương pháp và việc xác định “hàng hóa tương tự” bị phân biệt đối xử thông qua các yếu tố làm thay đổi mối quan hệ cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu.

Thứ hai, bằng việc so sánh quy định của biện pháp TRIMs giữa các IIAs tác giả đã cho thấy sự phát triển về quy định đối với biện pháp TRIMs tại IIAs. Theo đó, nội dung các biện pháp đã có sự phát triển đi cùng với sự phát triển của IIAs, đặc biệt là FTAs thế hệ mới. Tại đây, biện pháp TRIMs được quy định rõ ràng thông qua từng biện pháp PRs và được phân loại theo mức độ áp dụng: Thứ nhất, là các biện pháp cấm, không được áp dụng, bao gồm cả những biện pháp không mang tính chất bắt buộc nhưng là điều kiện để nhận được ưu đãi. Thứ hai, là các biện pháp được áp dụng đi kèm với những ưu đãi.

Thứ ba, quá trình sử dụng và giải quyết tranh chấp tại WTO cho thấy. Nhu cầu sử dụng biện pháp TRIMs là tất yếu, tùy thuộc vào mối quan tâm của từng quốc gia, từng thời điểm trong lịch sử và trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp tại WTO, biện pháp TRIMs không dẫn đến hậu quả buộc bên bị đơn phải có nghĩa vụ bồi thường một khoản thiệt hại cho nguyên đơn. Mà đơn giản chỉ cần sửa đổi các biện pháp đó phù hợp với quy định.

Thứ tư, luận án đã đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy định tại IIAs: Một là, nâng cao quan điểm và vị thế của Việt Nam trong quá trình đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế có các điều khoản về biện pháp TRIMs. Hai là, thể hiện quan điểm của Việt Nam đối với việc sử dụng biện pháp TRIMs theo quy định tại WTO. Ba là, đưa ra đề xuất xây dựng hiệp định chung về đầu tư quốc tế tại các diễn đàn đa phương. Bốn là, đưa ra ý tưởng xây dựng cơ quan giải quyết tranh chấp về đầu tư quốc tế. Năm là, Việt Nam cần đưa ra quan điểm về việc hỗ trợ các nước đang phát triển và kém phát triển trong việc xây dựng các chính sách đối với các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế.

Cuối cùng, căn cứ vào thực tiễn mối quan hệ giữa các IIAs mà Việt Nam tham gia, thực tiễn quy định, sử dụng biện pháp TRIMs và định hướng phát triển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế pháp lý và các vấn đề liên quan tới việc sử dụng, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát sinh. Trong đó giải pháp cấp thiết cần thực hiện là: Ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung quy định, văn bản hướng dẫn sử dụng biện pháp TRIMs; Phải có cơ chế bảo vệ đầu tư toàn diện thông qua việc hoàn thiện thể chế pháp lý, xây dựng cơ chế riêng biệt về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Toà án nhân dân tối cao đối với tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với Chính phủ Việt Nam.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Ứng dụng trong việc hoạch định các chính sách, pháp luật về đầu tư liên quan tới thương mại để phát triển đất nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nội địa; Phòng ngừa và chủ động giải quyết có hiệu quả các tranh chấp liên quan tới thương mại và đầu tư quốc tế.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những gợi ý về chính sách pháp luật đối với các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong từng lĩnh vực cụ thể và việc xây dựng hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ tại Việt Nam.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1. Chu Quang Duy (2017), “Giải quyết tranh chấp liên quan tới hiệp định TRIMs trong khuôn khổ WTO”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại – Đại học Ngoại thương, số 90/2017, tr.86-94.

2. Chu Quang Duy (2019), “Vấn đề đầu tư trong các hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới”, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02-2019, tháng 01/2019, tr.14-22.

3. Chu Quang Duy (2020), “Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo theo quy định tại EVFTA”, Tạp chí Công Thuơng, số 06, tháng 4/2020, tr.40-45.

 

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021

NGHIÊN CỨU SINH

 

 

 

Chu Quang Duy

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

­­­­­­­­­­

1. Full name: Chu Quang Duy                                            2. Sex: Male

3. Date of birth: April 25, 2020                                         4. Place of Birth: Bac Ninh

5. Admission decision number: Decision No. 3239/QD-DHQGHN dated 22/8/2017 issued by the President of Vietnam National University, Hanoi.

6. Changes in academic process: Returning to the place under the decision number No.948/ QD- KL dated on August 21, 2020 by the Dean of School of Law – VNU.

7. Official thesis title: Theoretical and practical issues on using trade-related investment measures

8. Major: International law                                       9. Code: 9380101.06               

10. Supervisors: Assoc. Prof. Nguyen Hong Thao, Assoc. Prof. Nguyen Tien Vinh

11. Summary of the new points in the thesis:

The thesis research results have the following new findings:

Firstly, the thesis has clarified and added theoretical issues about TRIMs such as: Definition, content, scope, applicable object and specific characteristics. Thereby, the thesis has clarified the legal nature of TRIMs which are investment-oriented measures of the host country to increase the competitiveness of the economy and domestic products; The method and definition of “similar goods” are discriminated against through factors that change the competitive relationship between domestically produced goods and imported goods.

Second, by comparing the regulations of TRIMs between the IIAs, the author showed the development of regulation for TRIMs in IIAs. Accordingly, the content of measures has developed along with the development of IIAs, especially the new generation of FTAs. Here, TRIMs are clearly defined through each PRs measure and classified according to the degree of application: First, are prohibitive measures, not applied, including non-arrest measures. is required but is a condition for receiving preferential treatment. Second, are the measures taken in conjunction with incentives.

Third, the process of using and resolving disputes at the WTO shows. The need to use TRIMs is indispensable, depending on the interests of each country, each time in the history and in each particular sector, especially in the early stages of development. However, when a dispute arises at the WTO, TRIMs do not result in the defendant's obligation to compensate the plaintiff for damages. Simply modify those measures in accordance with the regulations.

Fourth, the thesis has given directions and solutions to complete the provisions of the IIAs: Firstly, to raise Vietnam's viewpoint and position in the process of negotiating and signing international treaties containing provisions on TRIMs measures. Second, expressing Vietnam's position on the use of TRIMs in accordance with WTO regulations. Third, make proposals to build a general agreement on international investment at multilateral forums. Fourth, put forward the idea of building an international investment dispute settlement agency. Fifth, Vietnam needs to take a stance on assisting developing and least-developed countries in formulating policies for trade-related investment measures in accordance with the law international.

Finally, based on the practical relationship between the IIAs that Vietnam participates in, the practice of regulation, use of TRIMs and the development orientation of Vietnam in the integration period, the author has come up with solutions. to perfect the legal system, improve legal institutions and issues related to the effective use and settlement of arising disputes. In which, the necessary urgent solutions are: Promulgating documents amending and supplementing regulations, guiding documents for the use of TRIMs; There must be a comprehensive investment protection mechanism through perfecting legal institutions, building a separate mechanism on dispute settlement competence of the Supreme People's Court over disputes between foreign investors with the Government of Vietnam.

12. Practical applicability, if any: Applying in the formulation of policies and laws on investment related to trade to develop the country, improve the competitiveness of domestic products; Prevent and proactively settle effectively disputes related to international trade and investment.

13. Further research directions, if any: Continuing to research to give suggestions on legal policies for trade-related investment measures in each specific field; and the building, perfecting mechanism to settle disputes between foreign investors and the government in Vietnam.

14. Thesis-related publications:

1. Chu Quang Duy (2017), “TRIMs-related dispute settlement under WTO’s framework”, External Economics Review - Foreign Trade University, No. 90/2017, pp.86-94.

2. Chu Quang Duy (2019), “Investment issues in Free Trade Agreements (FTAs)”, People's Court Journal, No. 02-2019, January 2019, pp.14-22.

3. Chu Quang Duy (2020), “Trade-related investment measures in renewable energy sector under the EVFTA”, Viet Nam Trade and Industry Review, No. 06, April 2020, pp. 40-45.

Date: Ha Noi, 26th October 2021

Signature: …………………

Full name: Chu Quang Duy

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081