Tuyển sinh sau đại học năm 2023 của Trường Đại học Luật
Cập nhật lúc 11:00, 01/03/2023 (GMT+7)

Trường Đại học Luật, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh sau đại học (bậc thạc sĩ và bậc tiến sĩ) ngành Luật năm 2023 như sau:

 
Đường link để đăng ký tuyển sinh sau đại học năm 2023: http://tssdh.vnu.edu.vn/
 

I. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO THẠC SĨ

1.1. Hình thức tuyển sinh và thời gian tuyển sinh:

1.1.1. Xét tuyển thẳng:

a. Điều kiện xét tuyển thẳng:

Hình thức xét tuyển thẳng chỉ áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp cử nhân tại Trường Đại học Luật, ĐHQGHN đáp ứng những điều kiện sau:

- Về bằng tốt nghiệp trình độ đại học: đáp ứng một trong các yêu cầu:

+ Tốt nghiệp cử nhân Luật chất lượng cao (Chương trình chất lượng cao được nhà nước đầu tư) và tốt nghiệp cử nhân Luật Kinh doanh: hệ chính quy, xếp hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ). (Lưu ý: đối với thí sinh tốt nghiệp cử nhân Luật CLC (được nhà nước đầu tư) cần phải có xác nhận của phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên là cử nhân chương trình chất lượng cao do nhà nước đầu tư khi nộp hồ sơ xét tuyển thẳng);

+ Tốt nghiệp cử nhân Luật, cử nhân Luật Thương mại quốc tế; cử nhân Luật chất lượng cao theo Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT của ĐHQGHN hệ chính quy, xếp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ).

- Về năng lực ngoại ngữ: thí sinh nộp minh chứng về trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu của CTĐT tại thời điểm nộp hồ sơ (Phụ lục 1, Phụ lục 2).

Lưu ý: Điểm thưởng về thành tích nghiên cứu khoa học (xem quy định tại Phụ lục 8) có thể được cộng thêm vào điểm trung bình chung tích lũy toàn khóa của thí sinh để xét tuyển thẳng.

1.1.1.2. Thời gian xét tuyển thẳng và thông báo kết quả xét tuyển thẳng:

Công việc

Thời gian

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển thẳng (hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục 3)

Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/03/2023 đến 17h00 ngày 14/04/2023.

Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/05/2023 đến 17h00 ngày 30/08/2023.

Thời gian xét tuyển thẳng

Đợt 1: từ ngày 15/04/2023 đến trước ngày 20/04/2023

Đợt 2: từ ngày 31/08/2023 đến trước ngày 07/09/2023

Thời gian thông báo

kết quả xét tuyển thẳng

Đợt 1: dự kiến trước ngày 21/04/2023

Đợt 2: dự kiến trước ngày 08/09/2023

Lưu ý: Những thí sinh không được xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức xét tuyển của đợt tuyển sinh đó.

- Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển thẳng ngoài việc đăng ký trực tuyến cần nộp đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 trong thời gian quy định. Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới địa chỉ: Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo & Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật - Phòng 309, Nhà E1, ĐHQGHN, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 37546674.

b) Các chuyên ngành thạc sĩ Luật học áp dụng hình thức xét tuyển thẳng:

- Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;

- Luật hiến pháp và luật hành chính;

- Luật dân sự và tố tụng dân sự;

- Luật hình sự và tố tụng hình sự;

- Luật kinh tế;

- Luật quốc tế;

- Pháp luật về quyền con người;

- Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

1.1.2. Xét tuyển (xét hồ sơ và phỏng vấn):

a) Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng yêu cầu theo mục 1.4

b) Thời gian xét tuyển và thông báo kết quả xét tuyển:

Công việc

Thời gian

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển (hướng dẫn chi tiết hồ sơ cần nộp tại Phụ lục 3 và các điểm mới trong tuyển sinh thạc sĩ năm 2023 tại Phụ lục 11)

Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/03/2023 đến 17h00 ngày 14/04/2022.

Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2023.

Công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 25/04/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 13/09/2023

Thời gian xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 07/05/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 17/09/2023

Thời gian thông báo kết quả xét tuyển

Đợt 1: Dự kiến trước ngày 14/05/2023

Đợt 2: Dự kiến trước ngày: 24/09/2023

c) Các chuyên ngành thạc sĩ Luật học áp dụng hình thức xét tuyển:

- Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;

- Luật hiến pháp và luật hành chính;

- Luật dân sự và tố tụng dân sự;

- Luật hình sự và tố tụng hình sự;

- Luật kinh tế;

- Luật quốc tế;

- Pháp luật về quyền con người;

- Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng

            1.2. Chuyên ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh:

Stt

Chuyên ngành

Tổng chỉ tiêu

Dự kiến chỉ tiêu

tuyển sinh

Xét tuyển thẳng

Xét tuyển

 

             1. 

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.01.

20

04

16

             2. 

Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.02.

15

03

12

             3. 

Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.04.

50

05

20

             4. 

Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng ứng dụng);

Mã số: 838 0101.04.

05

20

 

             5. 

Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.03.

50

05

20

             6. 

Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng ứng dụng);

Mã số: 838 0101.03.

05

20

             7. 

Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.05.

50

05

20

             8. 

Luật kinh tế (định hướng ứng dụng);

Mã số: 838 0101.05.

05

20

             9. 

Luật quốc tế      (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.06.

20

04

16

          10. 

Pháp luật về quyền con người (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.08.

15

03

12

          11. 

Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (định hướng nghiên cứu);

Mã số: 838 0101.09.

30

06

24

 

Cộng:

250

50

200

Lưu ý: Chỉ tiêu có thể được điều chỉnh dựa trên số thí sinh đăng ký dự tuyển vào từng chuyên ngành.

1.3. Thời gian đào tạo:

- Thời gian đào tạo đối với bậc đào tạo thạc sĩ: 1.5 năm đến 02 năm.

- Thời gian được phép kéo dài tối đa: Không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa.

1.4. Điều kiện dự tuyển đào tạo bậc thạc sĩ:

a) Yêu cầu đối với người dự tuyển: Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật; hoặc ngành phù hợp với ngành Luật (chi tiết về ngành phù hợp tại Phụ lục 3); Riêng chuyên ngành Pháp luật về quyền con  người và Thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng có tuyển sinh một số ngành gần (chi tiết tại Phụ lục 5, mục 2 và Phụ lục 6, mục 6.2), trường hợp ứng viên phải học bổ sung kiến thức để đăng ký dự thi vào ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lí thì phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi;

Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

Thí sinh có văn bằng cử nhân hạng tốt nghiệp dưới KHÁ nhưng CHƯA có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu, vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ theo địa chỉ:

Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên

Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

Phòng 309, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 37546674

Email: tuyensinhsdhkl@gmail.com

- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ của CTĐT;

- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;

- Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành học.

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

- Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự tuyển theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Luật.

Lưu ý: Việc xét tuyển người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào học tại ĐHQGHN được thực hiện theo quy định riêng.

b) Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển với điều kiện thí sinh có sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) để xét và công nhận tốt nghiệp trình độ đại học (chứng chỉ ngoại ngữ gửi kèm hồ sơ đăng ký dự tuyển).

- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi các cơ sở tổ chức thi chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo và ĐHQGHN công nhận (phụ lục 1 và phụ lục 2). Riêng đối với các ngoại ngữ khác tiếng Anh, do tình hình thực tế tổ chức thi các chứng chỉ quốc tế ở Việt Nam, trong năm 2023, Trường Đại học Luật chấp nhận giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ đủ 4 kỹ năng được ĐHQGHN công nhận (phụ lục 2).

1.5. Bổ sung kiến thức:

a)                  Thí sinh thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải hoàn thành các học phần bổ sung trước khi dự thi.

b)                  Thí sinh được cấp giấy chứng nhận kèm theo bảng điểm sau khi hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức.

c)                   Người học phải đóng học phí các học phần bổ sung theo mức học phí quy định đối với trình độ đại học.

1.6. Đối tượng và chính sách ưu tiên: Không áp dụng chính sách ưu tiên đối với các chuyên ngành tuyển sinh theo phương thức xét tuyển.

1.7. Hồ sơ đăng kí dự tuyển:

Năm 2023, việc đăng kí dự tuyển tiếp tục được thực hiện trên phần mềm tuyển sinh sau đại học.

Thí sinh cần:

1.7.1. Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh đã đăng ký tài khoản trong những kỳ tuyển sinh trước và chưa nhập học tại bất kỳ đơn vị nào trong ĐHQGHN có thể sử dụng tài khoản đã có để đăng ký dự tuyển trong năm 2023. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.

-                      Thời gian đăng ký:

o    Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/3/2023 đến 17h00 ngày 14/4/2023.

o    Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/5/2023 đến 17h00 ngày 30/8/2023.

-                      Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng ngoài đăng ký trực tuyến cần phải nộp đầy đủ hồ sơ (theo phụ lục 3) tại HĐTS trong thời gian đăng ký dự tuyển.

1.7.2. Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Luật hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.

a) Mức thu lệ phí dự tuyển (gồm cả lệ phí xét duyệt hồ sơ):

Bậc thạc sĩ: 420.000đ

Lưu ý: Không hoàn lại lệ phí khi thí sinh rút hồ sơ không tham gia dự tuyển.

b) Thông tin chuyển khoản 

- Đơn vị hưởng: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Số tài khoản: 26010000787760, Ngân hàng BIDV, chi nhánh Mỹ Đình.

c) Thông tin nộp tiền mặt

Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN.

- Địa chỉ: P302, nhà E1, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- ĐT: 024. 37547085.

Lưu ý: Trường hợp chuyển khoản lệ phí tuyển sinh từ ngân hàng hoặc qua hệ thống Internet Banking vào tài khoản của Trường Đại học Luật thí sinh cần ghi đầy đủ các nội dung chuyển khoản như sau:

-           Cấu trúc nộp lệ phí tuyển sinh: CK LPTSSDH2023

-           Họ và tên thí sinh.

-           Mã đăng ký dự tuyển của thí sinh (được cấp trong phiếu ĐKDT của thí sinh)

-           Bậc đào tạo đăng ký dự tuyển (thạc sĩ)

Ví dụ: CK LPTSSDH2023, Nguyễn Văn A, 060123, thạc sĩ.

1.8. Thời gian hướng dẫn ôn tập cho thí sinh dự tuyển đào tạo thạc sĩ năm 2023

Đợt 1: Dự kiến từ 01/04/2023 đến 20/04/2023

Đợt 2: Dự kiến từ 15/08/2023 đến 05/09/2023

Lịch tổ chức hướng dẫn ôn tập cụ thể cho từng đợt thi sẽ được thông báo trên website của Trường Đại học Luật tại địa chỉ: law.vnu.edu.vn.

1.9. Thời gian nhập học dự kiến

Đợt 1: Trước ngày 03/06/2023

Đợt 2: Trước ngày 13/10/2023

1.10. Học phí dự kiến cho toàn khóa học thạc sĩ

 Đơn vị tính: Đồng

TT

NỘI DUNG

Học phí 01 tháng

Học phí 01 năm

(10 tháng)

Ghi chú

1

Năm học 2023-2024

3.116.100

31.161.000

 

2

Năm học 2024-2025

3.513.900

35.139.000

 

 

Cộng

 

66.300.000

 

1.11. Học bổng:

* Học viên được xét cấp học bổng: Học viên cao học khóa tuyển sinh năm 2023 thuộc các chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người; Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng.

* Số lượng học bổng: 14 suất học bổng trị giá khoảng 26.000.000VND ( 1000 Euro)/học viên/khóa cho cả hai chuyên ngành nêu trên

 

            II. TUYỂN SINH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

            2.1. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

            2.2. Chuyên ngànhchỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến):

Stt

Chuyên ngành

Chỉ tiêu dự kiến

năm 2023

1. 

Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số:  938 0101.01.

06

2. 

Luật hiến pháp và luật hành chính

Mã số: 938 0101.02.

06

3. 

Luật dân sự và tố tụng dân sự

Mã số:  938 0101.04.

06

4. 

Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số:  938 0101.03.

06

5. 

Luật kinh tế

Mã số: 938 0101.05.

05

6. 

Luật quốc tế

Mã số: 938 0101.06.

06

 

Cộng:

35

2.3. Thời gian đào tạo:

- Đối với người có bằng thạc sĩ (dự tuyển từ thạc sĩ): 03 năm;

- Đối với người có bằng cử nhân và chưa có bằng thạc sĩ (dự tuyển từ cử nhân): 04 năm.

Nghiên cứu sinh được kéo dài thời gian đào tạo khi có lý do chính đáng nhưng tổng thời gian đào tạo không vượt quá 06 năm (72 tháng) tính từ ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh có hiệu lực đến thời điểm luận án được thông qua tại đơn vị chuyên môn.

2.4. Điều kiện dự tuyển:

Người dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện sau:

2.4.1. Yêu cầu chung đối với người dự tuyển:

a) Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

b) Có đủ sức khoẻ để học tập.

c) Đã tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học chính quy hạng Giỏi trở lên ngành/chuyên ngành phù hợp, hoặc tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành/chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (phụ lục 12). Trường hợp thí sinh phải học bổ sung kiến thức (phụ lục 12) thì cần hoàn thành trước khi đăng ký dự tuyển. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

d) Đáp ứng yêu cầu đầu vào theo chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và của chương trình đào tạo tiến sĩ đăng ký dự tuyển.

e) Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của CTĐT định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định đơn vị đào tạo (nếu có). Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc có bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành phù hợp nhưng phải học bổ sung kiến thức hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

f) Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

g) Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

+ Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;

+ Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh (nếu có).

+ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

Thí sinh cần được tư vấn hỗ trợ về các điều kiện nêu tại các điểm e, f, g mục 2.4.1 phía trên, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

Bộ phận Sau đại học, Phòng Đào tạo và công tác học sinh sinh viên

Trường Đại học Luật, ĐHQGHN

Phòng 309, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024 37546674

Email: tuyensinhsdhkl@gmail.com

h) Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng chuyên ngành đào tạo.

i) Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của đơn vị đào tạo.

2.4.2. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về ngoại ngữ của chương trình đào tạo, được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự tuyển, được Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN công nhận (quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của văn bản này). Riêng đối với các ngoại ngữ khác tiếng Anh, trong năm 2023, thí sinh có thể sử dụng giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ (đủ 4 kỹ năng) được ĐHQGHN công nhận (phụ lục 2).

- Người dự tuyển ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phải có năng lực về ngôn ngữ tiếng nước ngoài khác ở trình độ tương đương như quy định tại 3 điểm nêu trên.

2.4.3. Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học chương trình đào tạo tiến sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương) trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của chương trình đào tạo tiến sĩ (nếu có) trừ trường hợp là người bản ngữ của ngôn ngữ được sử dụng trong chương trình đào tạo.

Thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89 của Bộ GD&ĐT phải đáp ứng tiêu chuẩn tham gia tuyển chọn tại Điều 5 Thông tư 25/2021/TT-BGDĐT ngày 08/09/2021.

Thí sinh dự tuyển đáp ứng điều kiện tại Điều 4 Quy định xét cấp học bổng của ĐHQGHN cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc ban hành theo QĐ số 3688/QĐ-ĐHQGHN ngày 19/11/2021 của Giám đốc ĐHQGHN có thể nộp hồ sơ đăng ký xét cấp học bổng dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc.

Ghi chú: Thông tin chi tiết về danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu, đề tài nghiên cứu đang thực hiện hoặc có kế hoạch triển khai tại các Khoa và danh sách người hướng dẫn đáp ứng đủ điều kiện hướng dẫn nghiên cứu sinh chi tiết tại Phụ lục 7.

2.5. Hồ sơ đăng kí dự thi:

Việc đăng ký dự tuyển tiến sĩ được thực hiện trực tuyến một phần trên cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN.

Thí sinh cần:

1) Truy cập vào phần mềm tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn.

2) Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại Trường Đại học Luật 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Phụ lục 3.

Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện):

- Đợt 1: từ 8h00 ngày 01/03/2023 đến 17h00 ngày 14/04/2023.

- Đợt 2: từ 8h00 ngày 22/05/2023 đến 17h00 ngày 30/08/2023.

3) Chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Trường Đại học Luật hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Trường.

a) Mức thu lệ phí dự tuyển (gồm cả lệ phí xét duyệt hồ sơ): 260.000đ

Lưu ý: Không hoàn lại lệ phí khi thí sinh rút hồ sơ không tham gia dự tuyển.

b) Thông tin chuyển khoản 

- Đơn vị hưởng: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Số tài khoản: 26010000787760, Ngân hàng BIDV, chi nhánh Mỹ đình.

c) Thông tin nộp tiền mặt

- Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN.

- Địa chỉ: P302, nhà E1, số 144 đường Xuân Thuỷ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- ĐT: 024 37547085.

Lưu ý: Trường hợp chuyển khoản lệ phí tuyển sinh từ ngân hàng hoặc qua hệ thống Internet Banking vào tài khoản của Trường Đại học Luật thí sinh cần ghi đầy đủ các nội dung chuyển khoản như sau:

            - Cấu trúc nộp lệ phí tuyển sinh: CK LPTSSDH2023

            - Họ và tên thí sinh.

            - Mã đăng ký dự thi của thí sinh (được cấp trong phiếu ĐKDT của thí sinh)

            - Bậc đào tạo đăng ký dự thi (tiến sĩ)

- Ví dụ: CK LPTSSDH2023, Nguyễn Văn A, 060123, tiến sĩ.

2.6. Thời gian nhập học dự kiến:

- Đợt 1: Trước ngày 03/06/2023

- Đợt 2: Trước ngày 13/10/2023

2.7. Học phí dự kiến cho toàn khóa học:

TT

NỘI DUNG

Học phí 01 tháng

Học phí 01 năm (10 tháng)

Ghi chú

I

Người có bằng Thạc sỹ

 

 

 

1

Năm học 2023-2024

4.794.000

47.940.000

 

2

Năm học 2024-2025

5.406.000

54.060.000

 

3

Năm học 2025-2026

6.086.000

60.860.000

 

 

Cộng học phí toàn khóa

 

162.860.000

 

II

Người có bằng Cử nhân

 

 

 

1

Năm học 2023-2024

4.794.000

47.940.000

 

2

Năm học 2024-2025

5.406.000

54.060.000

 

3

Năm học 2025-2026

6.086.000

60.860.000

 

4

Năm học 2026-2027

6.694.600

66.946.000

 

 

Cộng học phí toàn khóa

 

229.806.000

 

2.8. Chính sách hỗ trợ học tập, nghiên cứu cho nghiên cứu sinh:

2.8.1. Hỗ trợ học bổng:

Để khuyến khích, thu hút nghiên cứu sinh tham gia các chương trình đào tạo tiến sĩ của ĐHQGHN, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín của chương trình, ĐHQGHN và Trường Đại học Luật có chính sách hỗ trợ học bổng ưu tiên, đầu tư, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh có kết quả học tập, nghiên cứu xuất sắc:

+ Học bổng áp dụng cho đợt tuyển sinh ban hành theo Quyết định số 1600/QĐ–ĐHQGHN ngày 17/05/2018, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 2810/QĐ-ĐHQGHN ngày 10/09/2019 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội về việc hỗ trợ học bổng cho nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội và Quyết định số 1044/QĐ-KL ngày 17/08/2018 của Chủ nhiệm Khoa Luật (nay là Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, ĐHQGHN) về việc hỗ trợ học bổng cho nghiên cứu sinh.

-                      Tiêu chí xét cấp học bổng:

Dựa trên thành tích nghiên cứu khoa học; kết quả học tập ở bậc cử nhân và/hoặc thạc sĩ; năng lực ngoại ngữ; đề cương nghiên cứu; giải thưởng, sáng chế, giải pháp hữu ích trong lĩnh vực liên quan đến đề tài luận án.

Lưu ý: Đề nghị thí sinh thống kê toàn  bộ công trình nghiên cứu khoa học (trong vòng 3 năm tính đến ngày đăng  ký dự tuyển), giải thưởng, sáng chế, giải pháp… để Trường Đại học Luật có căn cứ xét học bổng sau khi thí sinh trúng tuyển.

-                      Hồ sơ xét cấp học bổng lần đầu (hoàn thiện sau khi có thông báo của Trường):

+ Đơn xin xét cấp học bổng lần đầu (theo mẫu Phụ lục 4a, 4b): 01 bản

+ Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ kèm theo bảng điểm học tập; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: 01 bản

+ Minh chứng về: chuyên môn; ngoại ngữ; kinh nghiệm, thành tích nghiên cứu khoa học (đóng tập, bìa và có danh mục) và thâm niên công tác: 01 bản

+ Đề cương nghiên cứu: 01 bản

-           Mức học bổng toàn phần cho nghiên cứu sinh như sau:

Đối tượng

Học bổng của ĐHQGHN

Học bổng của

Trường Đại học Luật

NCS từ thạc sĩ

60.000.000 đồng/khóa học

45.000.000 đồng/khóa học

NCS từ cử nhân

90.000.000 đồng/khóa học

70.000.000 đồng/khóa học.

 

+ Học bổng áp dụng cho thí sinh đăng ký xét cấp học bổng dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc, thí sinh đăng ký xét cấp học bổng tại địa chỉ http://hocbong.vnu.edu.vn và nộp hồ sơ về cơ sở đào tạo tính đến ngày đăng ký dự tuyển nghiên cứu sinh.

-  Điều kiện đăng ký học bổng dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc:

a) Tuổi không quá 40 tính đến ngày quyết định công nhận NCS;

b) Có điểm trung bình chung học tập ở bậc đại học và thạc sĩ đạt tối thiểu từ 2.8  trở lên (thang điểm 4) đối với ứng viên dự tuyển từ thạc sĩ; có điểm trung bình chung học tập ở bậc đại học đạt tối thiểu từ 2.8 trở lên (thang điểm 4) đối với ứng viên dự tuyển từ cử nhân;

c) đề cương nghiên cứu, trong đó dự kiến kế hoạch thực hiện để đạt được kết quả đầu ra của khóa đào tạo tiến sĩ tối thiểu như sau: Trong thời gian đào tạo, NCS là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) của tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus, trong đó ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q1 (đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ) hoặc ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q2 trở lên (đối với các lĩnh vực khác);

d) Có nhà khoa học có uy tín bảo trợ giới thiệu. Nhà khoa học bảo trợ không nhất thiết là người hướng dẫn luận án của NCS;

đ) Cam kết thực hiện các quy định của ĐHQGHN về xét cấp học bổng cho NCS có năng lực nghiên cứu xuất sắc (theo mẫu tại Phụ lục 4c);

e) Ngoài các điều kiện trên, ứng viên là thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện tuyển sinh theo Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành.

- Hồ sơ đề nghị cấp học bổng dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc:

Hồ sơ xét cấp học bổng lần đầu:

- Đơn xin xét cấp học bổng lần đầu (theo mẫu Phụ lục 4d): 01 bản

- Sơ yếu lý lịch cá nhân: 01 bản

- Bản sao hợp lệ giấy khai sinh: 01 bản

- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ kèm theo bảng điểm học tập; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp: 01 bản

- Minh chứng về chuyên môn; ngoại ngữ; kinh nghiệm, thành tích nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác: 01 bản

- Đề cương nghiên cứu: 05 bản

- Thư giới thiệu của người bảo trợ nghiên cứu và người hướng dẫn: 05 bản

- Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức): 01 bản.

- Mức học bổng toàn phần dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc: 100 triệu đồng/NCS.

2.8.2. Hỗ trợ đăng bài báo, công bố quốc tế:

ĐHQGHN, Trường Đại học Luật, các Khoa cũng như cán bộ được phân công hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho nghiên cứu sinh trong việc đăng bài, công bố công trình nghiên cứu, sản phẩm khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế và các diễn đàn khoa học uy tín khác.

III. MỘt sỐ điỂm cẦn lưu ý khi nỘp hỒ sơ đăng ký dỰ thi

1. Thí sinh dự tuyển đào tạo sau đại học sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp lệ trong các kì thi tuyển sinh sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ không được tham gia dự thi trong năm đó và 2 năm tiếp theo.

2. Thí sinh nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo qui định của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Luật.

3. Trường hợp thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì văn bằng phải được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Phòng Đào tạo và Công tác học sinh sinh viên, Trường Đại học Luật, ĐHQGHN.

Địa chỉ: Phòng 309 nhà E1, ĐHQGHN - 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Website: law.vnu.edu.vn.

Hotline tuyển sinh sau đại học

- Điện thoại: 024 37546674.

- Email: tuyensinhsdhkl@gmail.com.

 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081