Thư mời viết bài
Cập nhật lúc 15:38, 30/04/2021 (GMT+7)
 

THÔNG BÁO VÀ MỜI VIẾT BÀI

DIỄN ĐÀN LUẬT HỌC MÙA THU LẦN THỨ HAI (2nd VALF), NĂM 2022

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

 

             I. KHÁI QUÁT VỀ VALF

Diễn đàn Luật học Mùa Thu là sự kiện khoa học thường niên do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nay là Trường Đại học Luật, ĐHQGHN sáng lập từ năm 2021, có tên gọi bằng tiếng Anh là “VNU-UL Autumn Law Forum” (viết tắt là VALF).  

Mục tiêu của VALF:

- Góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, thảo luận, chia sẻ các kết quả nghiên cứu luật học và liên ngành luật học với các lĩnh vực khoa học khác của các học giả, chuyên gia, nhà quản lý, nhà hoạt động xã hội trong và ngoài nước;

- Góp phần cung cấp ý kiến tư vấn cho các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về những vấn đề pháp lý-xã hội mới nảy sinh trên thế giới và Việt Nam;

- Góp phần thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu luật học và liên ngành luật học của Việt Nam và nước ngoài;

- Góp phần tổng kết lý luận và khai phá những hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực luật học và liên ngành luật học ở Việt Nam và trên thế giới.

Thông tin chi tiết về Diễn đàn xem tại: http://law.vnu.edu.vn/acategory-Dien-dan-VALF-1468-1.html

 

II. VỀ VALF LẦN THỨ HAI, NĂM 2022

VALF lần thứ hai sẽ được tổ chức theo hình thức kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến trong hai ngày: 28 và 29 tháng 10 năm 2022 tại Hà Nội, với chủ đề “PHÁP LUẬT VIỆT NAM: HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”. Diễn đàn năm nay cũng nhằm để kỷ niệm 46 năm truyền thống Khoa Luật, ĐHQGHN và hướng tới chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 Ngoài các sự kiện bên lề, dự kiến VALF 2022 bao gồm các hội thảo chuyên đề và toạ đàm về những vấn đề sau đây:

(1) Hội thảo 1 “Hội thảo toàn thể”- Hội thảo quốc tế: Legal Cooperation, Harmonization and Unification: An ASEAN Perspective (Hợp tác, hài hoà và nhất thể hoá pháp luật – góc nhìn ASEAN);

(2) Hội thảo 2: Cấy phép pháp luật trong lĩnh vực luật tư ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và triển vọng;

 

(3) Hội thảo 3: Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong Nhà nước pháp quyền: Những vấn đề lý luận, thực tiễn;

 

(4) Hội thảo 4: Hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong bối cảnh thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới;

 

(5) Hội thảo 5: Các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam: quá trình tiếp biến và hoàn thiện"

(6) Hội thảo 6: Những vấn đề nhân quyền hiện đại.

 

(7) Hội thảo 7- Hội thảo dành cho nhà nghiên cứu trẻ “Tiến trình hội nhập pháp luật của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay”

 

III. GỬI TÓM TẮT, BÀI VIẾT VÀ ĐĂNG KÝ THAM DỰ

3.1. QUY ĐỊNH CHUNG

Các hội thảo sẽ do các bộ môn, các trung tâm thuộc Khoa trực tiếp phụ trách về việc mời, đặt bài và xây dựng chương trình, nội dung của Hội thảo, báo cáo Ban Tổ chức để phê duyệt.

Tất cả những ai quan tâm đều có thể gửi tóm tắt bài viết để đăng ký tham gia trước ngày 30/9/2022, vào địa chỉ email của từng Tiểu ban chuyên môn phụ trách các Hội thảo chuyên đề. Tóm tắt bài viết không quá 300 từ (bao gồm cả tiêu đề và các từ khóa). Dưới tóm tắt xin ghi thông tin về tác giả (họ tên, học hàm, học vị, chức vụ, cơ quan công tác và địa chỉ liên hệ, gồm email và số điện thoại liên hệ).

Toàn văn bài viết có dung lượng từ 3.000 đến dưới 7.000 từ (bao gồm cả phần tóm tắt bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu bài viết gửi tham gia Hội thảo quốc tế) cùng danh mục tài liệu tham khảo) gửi vào địa chỉ email của từng Tiểu ban tổ chức các Hội thảo chuyên đề trước ngày 18/10/2022.

Đối với các hội thảo quốc tế, tóm tắt và toàn văn bài viết cần bằng tiếng Anh hoặc bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Ngoại trừ các bài viết được Ban tổ chức đặt riêng, tóm tắt và toàn văn các bài viết gửi đến các hội thảo chuyên đề của Diễn đàn đều được thẩm định độc lập và được xuất bản dưới hình thức sách kỷ yếu sau hội thảo (nếu tác giả đồng ý) để phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

Ban tổ chức sẽ thông báo kết quả thẩm định chậm nhất sau 01 tuần kể từ thời điểm kết thúc nhận tóm tắt bài viết để các tác giả chuẩn bị toàn văn tham luận, và chậm nhất  sau 01 tháng kể từ khi kết thúc Diễn đàn để tác giả chỉnh sửa bài viết để đăng vào Kỷ yếu hội thảo chuyên đề của Diễn đàn được in tại nhà xuất bản uy tín trong lĩnh vực luật học ở Việt Nam.

Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, việc tham gia Diễn đàn, gửi bài viết, trình bày và đăng bài vào sách kỷ yếu không phải đóng phí, song cũng không có thù lao.

Đăng ký tham dự: Mọi người đều có thể tham dự toàn bộ hoặc một, một số hội thảo chuyên đề của VALF mà mình quan tâm, dưới hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Việc đăng ký trước là không bắt buộc, tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác tổ chức, Diễn đàn mong nhận được sự ủng hộ của các đại biểu bằng cách đăng ký tham dự  trước ngày 20/10/2022, tại địa chỉ email: kl.qlkh.htpt@gmail.com.

 

3.2. QUY ĐỊNH CỤ THỂ, ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG CÁC HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ

 

3.2.1.HỘI THẢO SỐ 1 – Hội thảo quốc tế (Phiên mở đầu)

Chủ đề Legal Cooperation, Harmonization and Unification: An ASEAN Perspective (Hợp tác, hài hoà và nhất thể hoá pháp luật – góc nhìn ASEAN)

- Các định hướng nội dung thảo luận:

+ Role of ASEAN (structure, framework, objectives);

+ Commerce and trade;

+ Criminal justice cooperation – including, for example, transnational crime, such as human trafficking, money laundering, cybercrime and extradition;

+ Legal frameworks for harmonization of laws;

+ Harmonization through private standard setting – eg. Corporate social responsibility;

+ Frameworks for public health cooperation;

+ Labour migration and labour protection within the ASEAN region;

- Lưu ý riêng về việc sử dụng quy cách trích dẫn: Oxford Standard for the Citation of Legal Authorities (OSCOLA):

https://www.law.ox.ac.uk/sites/files/oxlaw/oscola_4th_edn_hart_2012quickreferenceguide.pdf.

Lưu ý: Hội thảo quốc tế này có cơ chế mời viết bài riêng và đã kết thúc phần đăng ký viết bài.

- Địa chỉ liên hệ: PGS.TS. Đặng Minh Tuấn, email: tuandangvnu@gmail.com, Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

3.2.2. HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ SỐ 2

Chủ đềCấy phép pháp luật trong lĩnh vực luật tư ở Việt Nam: Thành tựu, thách thức và triển vọng.”.

- Các định hướng nội dung mời viết bài:

(Lưu ý: Ngoài những nội dung gợi ý dưới đây, các tác giả có thể lựa chọn nội dung khác nhưng phải phù hợp với chủ đề Hội thảo. Các bài viết không thuần túy mô tả luật thực định Việt Nam mà phân tích sự phát triển của pháp luật Việt Nam (toàn bộ hệ thống pháp luật, hoặc một lĩnh vực pháp luật, một chế định pháp luật, một quy định pháp luật) từ góc độ cấy phép và du nhập, tiếp nhận pháp luật quốc tế/pháp luật nước ngoài: những thành công đã đạt được trong cấy ghép pháp luật, những hạn chế, thách thức, khó khăn khi cấy ghép pháp luật quốc tế/pháp luật nước ngoài vào pháp luật Việt Nam, phân tích, chỉ ra nguyên nhân của tình trạng đó và giải pháp khắc phục.

Nhóm 1: Những vấn đề lý luận chung về cấy ghép pháp luật (legal transplant)

+ Khái niệm, các lý thuyết về cấy ghép pháp luật

+ Các phương thức/con đường cấy ghép pháp luật

+ Các mô hình cấy ghép pháp luật

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến cấy ghép pháp luật

+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cấy ghép pháp luật

+ Những khó khăn, thách thức, rào cản trong cấy ghép pháp luật

+ Lịch sử cấy ghép pháp luật tư trên thế giới

+ Lịch sử cấy ghép pháp luật tư ở Việt Nam

+ Kinh nghiệm quốc tế về cấy ghép pháp luật trong lĩnh vực luật tư và giá trị tham khảo cho Việt Nam

Nhóm 2: Thành tựu, thách thức và triển vọng cấy ghép pháp luật trong một số lĩnh vực luật tư ở Việt Nam hiện nay

+ Cấy ghép pháp luật dân sự Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại

+ Cấy ghép pháp luật thương mại Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại

+ Cấy ghép pháp luật về pháp nhân ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật tài sản ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật hợp đồng ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật về quyền nhân thân ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật hôn nhân và gia đình ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật tố tụng dân sự ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật doanh nghiệp ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật phá sản ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật lao động và an sinh xã hội ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật tài chính - ngân hàng ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật đất đai và kinh doanh bất động sản ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật về hòa giải thương mại ở Việt Nam

+ Cấy ghép pháp luật về trọng tài thương mại ở Việt Nam

….

Địa chỉ liên hệ: ThS. Trần Thị Kim Anh (Khoa Luật ĐHQGHN) qua email: thukybomonluatdansu@gmail.com, điện thoại: 0888833695.

 

3.2.3. TOẠ ĐÀM CHUYÊN ĐỀ SỐ 3

 Chủ đề “Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong Nhà nước pháp quyền      : Những vấn đề lý luận, thực tiễn”

- Các định hướng nội dung mời viết bài:

+ Quan điểm về bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật trong các học thuyết triết học.

+ Quan điểm về bình đẳng, bình đẳng trước pháp luật trong các tôn giáo.

+ Vị trí, vai trò của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

+ Nội hàm của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong luật nhân quyền quốc tế. 

+ Nội hàm của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong thương mại quốc tế.

+ Nội hàm của nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong các ngành luật khác nhau (dân sự, hình sự, hiến pháp, hành chính, kinh tế…)

+ Nội hàm và cơ chế bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong Hiến pháp và pháp luật của các quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam.

+ Nội hàm và cơ chế bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong xã hội Việt Nam thời phong kiến.

+ Nội hàm và cơ chế bảo đảm thực hiện nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thời hiện đại.

+ Giải pháp cho những vấn đề thực tiễn đặt ra về bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Địa chỉ liên hệ, nhận bài viết, nhận tóm tắt: PGS.TS Đặng Minh Tuấn; email: tuandangvnu@gmail.com (Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

3.2.4. HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ SỐ 4

Chủ đề  “Hoàn thiện pháp luật kinh doanh trong bối cảnh thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới”  

- Các định hướng nội dung mời viết bài:

+ Các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới và những thách thức đặt ra với pháp luật kinh doanh

+ Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử Việt Nam để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế

+ Hoàn thiện pháp luật về tài chính – ngân hàng trong bối cảnh thực thi thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

+ Hoàn thiện pháp luật về thuế trong bối cảnh thực thi thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

+ Hoàn thiện pháp luật về lao động trong bối cảnh thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

+ Hoàn thiện pháp luật về đất đai trong bối cảnh thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

+ Hoàn thiện pháp luật về môi trường trong bối cảnh thực thi các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới

- Địa chỉ liên hệ, gửi tóm tắt và bài viết toàn văn: TS. Nguyễn Lê Thu, email: thunl@vnu.edu.vn, điện thoại: 0906489696 (Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

3.2.5. HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ SỐ 5

Chủ đề “Các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự Việt Nam: quá trình tiếp biến và hoàn thiện"

- Các định hướng nội dung mời viết bài:

+ Các vấn đề chung về quá trình tiếp nhận, biến đổi và hoàn thiện chế định những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam: những lần tiếp biến (bối cảnh, nội dung, giá trị..., bản sắc, dấu ấn riêng của Việt Nam, sự tiếp nhận các chuẩn mực pháp luật quốc tế, sự rập khuôn & sáng tạo, cải biến các nguyên tắc của luật tố tụng hình sự nước ngoài khi tiếp nhận vào Việt Nam);

+ Chế định những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự Việt Nam trong bối cảnh cải cách tư pháp, chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Quá trình tiếp biến và hoàn thiện các nguyên tắc cụ thể: mỗi bài viết nên tập trung vào một nguyên tắc thực sự cơ bản, quan trọng. Tác giả làm rõ và lý giải sự tương đồng, khác biệt với cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, của các quốc gia khác và các mô hình tố tụng khác; cơ sở, ý nghĩa/sự cần thiết tiếp tục ghi nhận nguyên tắc; những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện quy định về nguyên tắc (trong chế định những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS hiện hành) và trong các quy định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự cũng như trong thực tiễn áp dụng để thể hiện được yêu cầu của nguyên tắc.

- Địa chỉ liên hệ, gửi tóm tắt và bài viết toàn văn: ThS. Bùi Thu Dung; SĐT:  0967820190 / 02437547512, Email: tuphaphinhsu@gmail.com (Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

3.2.6. HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ SỐ 6

Chủ đề “Những vấn đề nhân quyền hiện đại”

- Nội dung thảo luận, mời viết bài:

+ Toàn cầu hóa, đô thị hóa và nhân quyền

+ Biến đổi khí hậu và nhân quyền

+ Khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và nhân quyền

+ Công nghệ sinh học và nhân quyền

+ Dịch bệnh Covid19 và nhân quyền

+ Dân chủ, dân chủ hóa, tự do và nhân quyền

+ Quản trị tốt, nhà nước pháp quyền và nhân quyền

+ Tôn giáo và nhân quyền

+ Quyền hòa bình, chiến tranh và nhân quyền

+ Quyền phát triển

+ Quyền con người về môi trường

+ Quyền tiếp cận thông tin, quyền riêng tư, an toàn thông tin trong không gian mạng

+ Các phương pháp, chỉ số đánh giá việc thực thi nhân quyền

+ Cải cách Liên hợp quốc, các cơ chế khu vực, quốc gia bảo vệ nhân quyền

 

-          Địa chỉ liên hệ, gửi tóm tắt, bài viết toàn văn cho Hội thảo chuyên đề: TS. Lã Khánh Tùng, email: lakhanhtung@gmail.com, điện thoại: 0916048478 (Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

3.2.7. HỘI THẢO SỐ 7

 HỘI THẢO DÀNH CHO NHÀ KHOA HỌC TRẺ

(dành cho nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên)

 

 Chủ đề “Tiến trình hội nhập pháp luật của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay”

          - Gợi ý nội dung mời viết bài:

Nhóm 1: Những vấn đề chung về tiến trình hội nhập pháp luật của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay

+ Khái niệm và các hình thức biểu hiện của hội nhập pháp luật

+ Bối cảnh quốc tế, nhu cầu hội nhập pháp luật của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay

+ Chủ trương, chính sách của Đảng về hội nhập pháp luật từ sau đổi mới đến nay

+ Các giai đoạn của tiến trình hội nhập pháp luật của Việt Nam từ năm 1986 đến nay

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến hội nhập pháp luật

+ Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hội nhập pháp luật

+ Những khó khăn, thách thức, rào cản trong hội nhập pháp luật

+ Đóng góp của tiến trình hội nhập pháp luật đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ sau đổi mới đến nay

Nhóm 2: Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam từ năm 1986 đến nay trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật hiến pháp

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật hành chính

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật dân sự và tố tụng dân sự

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật hình sự và tố tụng hình sự

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật thương mại

+ Thành tựu hội nhập pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực luật sở hữu trí tuệ

- Địa chỉ liên hệ, gửi tóm tắt, bài viết toàn văn cho Hội thảo chuyên đề: TS. Nguyễn Thị Phương Châm, sđt: 0776696688; email: chamnguyen1706@gmail.com (Khoa Luật, ĐHQGHN).

 

IV. THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ TỔ CHỨC DIỄN ĐÀN LẦN THỨ HAI, 2022

            -  Khoa Luật, ĐHQGHN (chi tiết xem tại: http://law.vnu.edu.vn/article-Gioi-thieu-Khoa-Luat-12609-1103.html);

- Email chung của BTC Diễn đàn: kl.qlkh.htpt@gmail.com;

- Số điện thoại thư ký BTC VALF lần thứ hai: TS. Mai Văn Thắng, 0947.055.811;

            - Địa chỉ liên hệ của Đơn vị Tổ chức: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà E1, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

            BTC DIỄN ĐÀN LUẬT HỌC MÙA THU LẦN THỨ HAI, 2022

  
Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081