1.
Giới thiệu tổng quan:
Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính (tiền thân là Khoa Lý luận – Hiến pháp – Hành chính) được thành lập theo Quyết định số 2889/QĐ-TCCB ngày 06/8/2007 của Giám đốc ĐHQGHN về việc thành lập các Khoa thuộc Trường Đại học Luật. Giảng viên cơ hữu của khoa hiện có 11 người và gần 20 giảng viên thỉnh giảng và cộng tác viên hiện đang làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và cơ quan nhà nước ở trung ương. Với bề dày hơn 30 năm hoạt động, Khoa đã và đang thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học các ngành luật công chủ yếu, trong đó bao gồm Luật Hiến pháp Việt Nam, Luật hiến pháp nước ngoài, Luật Hành chính Việt Nam, Luật Hành chính nước ngoài, Luật Tố tụng Hành chính, Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Lý luận và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chính trị học, Lịch sử các học thuyết chính trị-pháp lý... Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính từ trước đến nay đã quy tụ nhiều nhà khoa học hàng đầu về luật công của Việt Nam như: GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (Luật Hiến pháp); GS.TS Phạm Hồng Thái (Luật Hành chính), PGS.TS Nguyễn Cửu Việt (Luật Hành chính); PGS.TS Bùi Xuân Đức (Luật Hiến pháp); PGS.TS Chu Hồng Thanh (Luật nhân quyền)… Khoa cũng có nhiều giảng viên trẻ được đào tạo ở nước ngoài, có kiến thức chuyên sâu, nhiệt tình, năng động, đã khẳng định được uy tín cả trong nghiên cứu, giảng dạy các ngành luật hiến pháp, luật hành chính, luật nhân quyền và luật phòng, chống tham nhũng ở trong nước như PGS.TS Vũ Công Giao, TS Đặng Minh Tuấn, ThS NCS Lã Khánh Tùng, ThS NCS Bùi Tiến Đạt, TS Võ Trí Hảo, TS Bùi Ngọc Sơn (TS Võ Trí Hảo, TS Bùi Ngọc Sơn vừa chuyển công tác vào TP.HCM)... Tất cả các giảng viên cơ hữu của Khoa đều đã trải qua quá trình đào tạo và tiếp thu kiến thức chuyên môn ở nước ngoài. Về công tác đào tạo chuyên môn, ngoài các môn học ở cấp cử nhân, Khoa hiện đang phụ trách Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính (mới được tách ra từ chuyên ngành Thạc sĩ và Tiến sĩ Lý luận- Lịch sử Nhà nước và Pháp luật). Khoa cũng đồng thời phụ trách các vấn đề chuyên môn của Chương trình thạc sĩ Pháp luật về quyền con người và đồng quản lý Chương trình đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ Lý luận- Lịch sử Nhà nước và Pháp luật. Hiện tại, Khoa đang chủ trì xây dựng các đề án mở mã ngành mới đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tốt và phòng chống tham nhũng và đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Hành chính pháp. Về thành tích nghiên cứu khoa học, trong hơn 30 năm qua, các giảng viên của Khoa đã bảo vệ thành công hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các cấp độ, xuất bản hàng trăm giáo trình và sách chuyên khảo, và công bố hàng ngàn bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành ở trong và ngoài nước. Nhiều giáo trình, sách chuyên khảo do các giảng viên của Khoa biên soạn là những ấn phẩm đầu tiên ở Việt Nam, được sử dụng rộng rãi trong giảng dạy, nghiên cứu ở nhiều cơ sở đào tạo, ví dụ như Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, Giáo trình Lý luận và Pháp luật về phòng, chống tham nhũng…Một số sách chuyên khảo do các giảng viên Khoa biên soạn đã nhận được giải thưởng của ĐHQG Hà Nội về công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu. Tập thể giảng viên của Khoa là nòng cốt của Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQG Hà Nội về Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Có được những thành công nêu trên là do Khoa đã xây dựng được văn hóa ứng xử tập thể tốt, nhờ đó có sự đoàn kết nội bộ cao, các thế hệ giảng viên luôn tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp và trong đời sống. 2. Các môn học phụ trách: Bậc Đại học + Luật hiến pháp Việt Nam; + Luật hiến pháp nước ngoài; + Luật hành chính; + Luật tố tụng hành chính; + Lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý; + Lý thuyết phân quyền và tản quyền; + Lý luận và pháp luật về quyền con người; + Lý luận và pháp luật về phòng chống tham nhũng; + Xây dựng văn bản pháp luật; + Khiếu nại tố cáo hành chính. Bậc sau đại học: - Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Hiến pháp - Hành chính: + Lý thuyết về Hiến pháp và tổ chức quyền lực nhà nước; + Lý thuyết về quản lý nhà nước; + Tổ chức và thực hiện quyền lực lập pháp; + Tổ chức và thực hiện quyền lực hành pháp; + Tổ chức và thực hiện quyền lực tư pháp; + Quyền con người, quyền công dân; + Chế độ bảo hiến; + Tài phán hành chính; + Chính trị học; + Luật hành chính so sánh; + Luật hiến pháp so sánh; + Hành chính công; + Các thiết chế hiến định hiện đại; + Chính quyền địa phương; + Dân chủ và bầu cử; + Chế độ công vụ và dịch vụ công; + Quản trị tốt và phòng chống tham nhũng; + Phân tích chính sách và xây dựng luật; + Hợp đồng hành chính và hợp tác công tư; + Trách nhiệm hành chính và cưỡng chế hành chính. - Chương trình đào tạo thạc sĩ Pháp luật về quyền con người (thí điểm): + Triết học, chính trị về quyền con người và sự phát triển của tư tưởng quyền con người trong lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới; + Các nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; + Pháp luật quốc tế về quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương; + Cơ chế quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; + Tư tưởng nhân đạo, nhân quyền trong lịch sử nhà nước pháp luật và vấn đề văn hóa, triết lý nhân quyền ở Việt Nam; + Quan điểm, chính sách và định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong xây dựng nhà nước pháp quyền; + Pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam; + Quyền con người và phát triển xã hội; + Pháp luật và cơ chế khu vực về quyền con người; + Pháp luật và cơ chế quốc gia về quyền con người; - Chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: + Chế độ bảo hiến; + Hiến pháp và sửa đổi hiến pháp; + Chủ nghĩa hiến pháp; + Nhân quyền và hiến pháp; + Dịch vụ công; + Những vấn đề hiện đại của luật hành chính; + Lý thuyết về quản lý nhà nước. 3. Định hướng nghiên cứu cơ bản: - Các học thuyết, lý thuyết kinh điển và hiện đại về luật hiến pháp, luật hành chính và chính trị học. - Các mô hình, thiết chế, kinh nghiệm tốt về bảo hiến, kiểm soát quyền lực, quản trị nhà nước, phòng chống tham nhũng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền. - Lịch sử phát triển, thực trạng, viễn cảnh và những giải pháp thúc đẩy nhà nước pháp quyền, quản trị tốt, xã hội dân chủ, văn minh ở Việt Nam. 4. Cán bộ,
giảng viên STT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Chức danh chuyên môn/Chức vụ/Đơn vị công tác | Liên hệ | LLKH | 1 | Đặng Minh Tuấn | PGS.TS | Chủ nhiệm Khoa/GVCC | ĐT: 024.37547913 Email:tuandangvnu@gmail.com | LLKH | 2 | Nguyễn Đăng Dung | GS.TS | GVCC | ĐT: 024.37549927 Email:dangdung52.pld@gmail.com | LLKH | 3 | Vũ Công Giao | GS.TS | GĐTT/GVCC | ĐT: 024.37547913 Email: giaochr@gmail.com | LLKH | 4 | Phạm Hồng Thái | GS.TS | GVCC | ĐT: 024.3759967 Email:thaihanapa201@yahoo.com | LLKH | 5 | Chu Hồng Thanh | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 6 | Bùi Xuân Đức | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 7 | Trần Văn Hải | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 8 | Đỗ Đức Minh | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 9 | Bùi Tiến Đạt | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37547913 Email: buidat@vnu.edu.vu | LLKH | 10 | Nguyễn Thị Minh Hà | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | | 11 | Trần Nho Thìn | TS | GVC | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 12 | Nguyễn Văn Thanh | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | | 13 | Trần Quốc Bình | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 14 | Lã Khánh Tùng | TS | GV | ĐT: 024.37547913 Email: lakhanhtung@gmail.com | LLKH | 15 | Ngô Minh Hương | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 16 | Nguyễn Thùy Dương | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 17 | Nguyễn Anh Đức | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 18 | Nguyễn Quang Đức | TS | GV | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 19 | Ngô Minh Quân | ThS | Thư ký Khoa | ĐT: 024.37547913 | LLKH | 5. Các nhóm nghiên cứu của Khoa: (1) Nhóm nghiên cứu về Luật Hiến pháp và Chính trị học. + Trưởng nhóm: GS.TS Nguyễn Đăng Dung + Hướng nghiên cứu chính: - Hiến pháp so sánh. - Xây dựng, sửa đổi, thực hiện và bảo vệ Hiến pháp. - Tổ chức, kiểm soát quyền lực và xây dựng nhà nước pháp quyền. - Chủ nghĩa hợp hiến. - Bầu cử và quản lý bầu cử. - Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ cơ sở. - Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. - Cải cách tư pháp. - … (2) Nhóm nghiên cứu về Luật Hành chính, Quản trị tốt và Phòng, chống tham nhũng. + Trưởng nhóm: GS.TS Phạm Hồng Thái + Hướng nghiên cứu chính: - Hành chính so sánh; - Hành chính công; chính sách công; - Quản trị nhà nước, chế độ công vụ; - Cải cách hành chính. - Phân quyền, tản quyền. - Chính quyền địa phương (lý luận, thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam). - Quản trị tốt - Pháp luật và các cơ chế phòng, chống tham nhũng. - …. (3) Nhóm nghiên cứu về lý luận, pháp luật về quyền con người + Trưởng nhóm: PGS.TS Vũ Công Giao + Hướng nghiên cứu chính: - Các học thuyết, lý thuyết về quyền con người, quyền công dân. - Pháp luật và cơ chế quốc tế về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người. - Pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các khu vực. - Pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người Việt Nam. - Pháp luật và cơ chế bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ở các quốc gia khác. - Quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. - Tư tưởng, pháp luật và thực tiễn bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền công dân trong lịch sử Việt Nam. 6. Liên hệ Khoa Luật Hiến pháp và Luật Hành chính P205 - Nhà E1 - Trường Đại học Luật, ĐHQGHN (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) Điện thoại: 024.37547913
|