1. Giới thiệu tổng quan Khoa Luật Quốc tế là một trong những Khoa đầu tiên được hình thành kể từ khi Trường Đại học Luậtđược thành lập. Sự phát triển của Khoa gắn liền với sự phát triển của Trường Đại học Luật qua các thời kỳ thuộc trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường ĐHKHXH&NV trước đây và Trường Đại học Luậtthuộc ĐHQGHN hiện nay. Hiện nay Khoa Luật quốc tế có 12 cán bộ, giảng viên chính nhiệm, trong đó 2 giảng viên có học hàm PGS, 7 giảng viên có học vị Tiến sĩ, 2 giảng viên là NCS có trình độ thạc sĩ. Hầu hết các giảng viên của Khoa đều được đào tạo, tu nghiệp tại nước ngoài. Trong năm học 2014-2015, Khoa Luật Quốc tế còn có 4 giảng viên kiêm nhiệm và 20 giảng viên là cộng tác viên thường xuyên. Các giảng viên kiêm nhiệm, cộng tác viên của Khoa là những thầy, cô, nhà khoa học, nhà quản lý và chuyên gia thực tiễn có trình độ, kinh nghiệm và uy tín khoa học cao đến từ nhiều trường, viện, ban ngành, tổ chức trung ương và địa phương như Đại học Luật Hà nội, Đại học Ngoại thương, Học viện Hành chính, Học viện Ngoại giao, Học viện Tư pháp, Viện Hàn lâm KHXH, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương... 2. Các môn học phụ trách (ĐH, SĐH) Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học LuậtĐHQGHN là địa chỉ đào tạo đầu tiên trong cả nước tiến hành đào tạo chuyên ngành Luật Quốc tế ở cả ba bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Sau khi thực hiện quá trình chuyển đổi các chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ, hiện nay Khoa được giao phụ trách các học phần chính trong chương trình cử nhân Luật học và cử nhân Luật kinh doanh bao gồm Công pháp quốc tế, Tư pháp quốc tế, Luật thương mại quốc tế, Luật Kinh tế quốc tế, Luật Biển quốc tế, Luật hàng hải quốc tế, giải quyết các tranh chấp kinh tế - thương mại có yếu tố nước ngoài, Luật nhân quyền quốc tế… Ngoài hai mã ngành cử nhân nêu trên, hiện Trường Đại học Luậtđang triển khai đề án mở thêm một mã ngành đào tạo mới thuộc lĩnh vực chuyên môn do Khoa Luật Quốc tế phụ trách là Mã ngành cử nhân Luật thương mại quốc tế. Ở bậc sau đại học, hiện Khoa phụ trách chuyên môn đối với chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc tế, Tiến sĩ chuyên nhành Luật quốc tế, là những chương trình có truyền thống, quy mô và uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Đặc biệt, từ năm 2003 Khoa Luật quốc tế là địa chỉ đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam tổ chức đào tạo thí điểm thành công khóa I Thạc sĩ Luật Biển – Quản lý Biển. Dự kiến này đào tạo chính thức sẽ tuyển sinh từ tháng 10 năm 2015. Bên cạnh các chương trình đào tạo trong nước, từ năm 2001 các giảng viên của Khoa Luật quốc tế còn tham gia trực tiếp vào thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ “Luật hợp tác kinh tế quốc tế và kinh doanh quốc tế”. Đây là chương trình đào tạo quốc tế liên kết giữa Trường Đại học Luậtvới một số trường đại học của Cộng hòa Pháp và Tổ chức các trường đại học Pháp ngữ (AUF), có đối tượng người học là sinh viên tốt nghiệp tại Việt Nam và một tỷ lệ lớn các sinh viên đến từ châu Âu, châu Á và châu Phi. 3. Định hướng nghiên cứu cơ bản Các chương trình, hoạt động đào tạo và NCKH của Khoa Luật Quốc tế hướng tới cung cấp những kiến thức pháp lý cơ bản, những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyên sâu về Luật Quốc tế, nhằm đào tạo người học có kiến thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề chuyên môn về Luật Quốc tế, có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tham gia quá trình hoạch định, xây dựng và triển khai các chính sách, pháp luật trong lĩnh đối ngoại, tư vấn và thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực kinh tế, thương mại quốc tế. Sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo, khóa học tại Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học LuậtĐHQGHN, người học có thể sử dụng những kiến thức, kỹ năng đạt được để đảm nhận nhiều nhiều vị trí công tác khác nhau như làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo nghiên cứu đại học, hoặc làm công tác thực tiễn tại các bộ, ban, ngành thuộc bộ máy Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực đối ngoại, pháp luật quốc tế, hoặc công tác tại các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi chính phủ tại Việt Nam hoặc nước ngoài, hay đảm nhận các công việc tư vấn, quản lý, kinh doanh cho các tổ chức, doanh nghiệp thuộc khối tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, dân sự quốc tế. Đứng trước nhiệm vụ chiến lược bảo vệ chủ quyền quốc gia, đáp ứng nhu cầu mở cửa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế của đất nước, trong xu thế phát triển chung của Trường Đại học Luậttiến tới trở thành Trường Đại học Luật thuộc ĐHQGHN, Khoa Luật Quốc tế sẽ không ngừng được quan tâm, đầu tư phát triển cả về quy mô, nhiệm vụ và chất lượng nguồn lực để đóng góp vào sự phát triển chung của Trường Đại học LuậtĐHQGHN với vị trí là một trong những cơ sở đào tạo luật hàng đầu của đất nước, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.
4. Tổ chức nhân sự STT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Chức danh chuyên môn/Chức vụ/Đơn vị công tác | Liên hệ | LLKH | 1 | Nguyễn Thị Xuân Sơn | PGS. TS | Chủ nhiệm Khoa/ Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế/GVCC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 2 | Nguyễn Lan Nguyên | TS | GVC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 3 | Nguyễn Bá Diến | GS.TS | GVCC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 4 | Đoàn Năng | PGS. TS | GVCC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 5 | Nguyễn Tiến Vinh | PGS.TS | GVCC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 6 | Đỗ Hòa Bình | TS | GV | ĐT:024.37548516 | LLKH | 7 | Đỗ Việt Cường | TS | GV | ĐT:024.37548516 | LLKH | 8 | Lê Anh Xuân | TS | GV | ĐT:024.37548516 | LLKH | 0 | Mai Hải Đăng | TS | GVC | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 10 | Bùi Xuân Nhự | TS | GV | ĐT:024.37548516 | LLKH | 11 | Đào Thị Thu Hường | TS | GV | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 12 | Đặng Văn Quân | TS | GV | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 13 | Nguyễn Đức Anh | ThS | GV | ĐT:024.37548516 | LLKH | 14 | Nguyễn Thị Mỹ Hạnh | ThS | GV | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 15 | Nguyễn Khắc Chinh | TS | GV | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 16 | Ngô Lan Hương | ThS | GV | ĐT: 024.37548516 | LLKH | 17 | Trần Trung Nguyên | ThS | Trợ lý | ĐT:024.37548516 | LLKH | 5. Liên hệ Khoa Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Phòng 213, nhà E1, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024 3 754 8516 - Email: bomonlqt@gmail.com |