Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý
Cập nhật lúc 0:00, 05/08/2019 (GMT+7)

1. Giới thiệu chung

Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý (Centre for Legal Research & Services (LERES)) thành lập năm 1997 theo Nghị định 35/CP về hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ.

2. Chức năng, nhiệm vụ

-  Nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học pháp lý phục vụ cho việc hình thành các học thuyết pháp lý Việt Nam, phục vụ cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

- Nghiên cứu đóng góp ý kiến cho các dự án luật, văn bản dưới luật;

- Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp được giao, các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và theo các dự án hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước;

- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp lý cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước thông qua các chương trình có tính chất chuyên sâu, chuyên đề;

- Tổ chức biên soạn tài liệu tham khảo và tài liệu phổ biến khoa học pháp lý;

- Tổ chức thực hiện họat động giải đáp, hướng dẫn thi hành pháp luật;

- Tư vấn về thể chế, biện pháp, phương tiện pháp lý cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các địa phương, cho các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp;

- Thực hiện các họat động hỗ trợ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài.

- Xây dựng cơ sở vật chất về tin học pháp lý;

- Thực hiện việc thu thập, xử lý, trao đổi, cung cấp thông tin pháp lý với các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật;

- Công bố, xuất bản các ấn phẩm pháp lý.

3. Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc Trung tâm: TS. Nguyễn Thị Lan.

4. Các công trình, dự án tiêu biểu

* Đề tài NCKH

(1) Đề tài cấp ĐHQGHN “Bảo đảm các quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”. Mã số: QL.04.03, năm 2006;

(2) Đề tài cấp ĐHQGHN “Thời hạn tố tụng trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam”. Mã số: QG.14.55, năm 2014-2015;

 (3) Đề tài cấp ĐHQGHN “Tổ chức và hoạt động các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”. Mã số: QGTĐ.10.18, năm  2011-2012.

* Dự án:

(1) Dự án “Xây dựng môn học Tòa án hình sự quốc tế tại Khoa Luật” do Đại sứ quán Đức và Đại sứ quán Thụy sĩ tại Việt Nam tài trợ, từ 1/2010 – 3/2011.

(2) Dự án “Xây dựng môn học Luật hình sự quốc tế tại Khoa Luật” do Đại sứ quán Thụy sỹ tại Việt Nam tài trợ, 4/2011 – 11/2012.

(3) Dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và trợ giúp pháp lý cho người cai nghiện, người nhiễm HIV, gái mại dâm trong các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội TP Hà Nội” do Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) tài trợ, 01/2011 – 12/2013

(4) Dự án “Hỗ trợ Văn phòng thực hành luật CLE” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tài trợ, 04/2011 - 7/2013.

(5) Dự án “Hỗ trợ sinh viên Luật về kỹ năng tranh tụng trong Tố tụng Hình sự” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP) tài trợ, 2014.

(6) Các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân

* Sách, giáo trình

(1) Giáo trình, Tòa án hình sự quốc tế (Chủ biên: Nguyễn Ngọc Chí), NXB. CTQG, 2011;

(2) Giáo trình, Luật hình sự quốc tế (Chủ biên: Nguyễn Ngọc Chí), NXB. CTQG, 2012.

(3) SCK, Phân cấp quản lý Nhà nước ở Việt Nam thực trạng và triển vọng (Chủ biên Nguyễn Ngọc Chí, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Đăng Dung), NXB. CAND, 2011;

(4) SCK, Quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự (Chủ biên Nguyễn Ngọc Chí), NXB. ĐHQGHN, 2015.

(5) Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về luật hình sự quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, 2011.

(6) Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên), Kiến thức và kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án hình sự, NXB Hồng Đức,  2014.

(7) SCK, Quyền tham gia và trách nhiệm giải trình, (Chủ biên Nguyễn Ngọc Chí, NXB. Hồng Đức, 2014;

- Sản phẩm KH&CN giai đoạn 2016-2020:

Có từ 2 đến 3 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên;

Xuất bản từ 2 đến 3 sách chuyên khảo, giáo trình;

Có 15 bài đăng các tạp chí chuyên ngành, trong đó có 2 đến 3 bài đăng tạp chí quốc tế;

Tư vấn chính sách và xây dựng pháp luật cho các cơ quan có thẩm quyền; Hỗ trợ pháp lý cho từ 5 đến 10 cơ quan,  tổ chức, doanh nghiệp;

Đào tạo và nâng cao kỹ năng thực hành, tư vấn,  phổ biến giáo dục pháp luật cho 5 khóa sinh viên.

5. Địa chỉ liên hệ:

Phòng 402 nhà E1, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại/ Fax: 84-24 7635199

Email: nchtpl@yahoo.com

 


 

Facebook Twitter Google Gmail Y! Mail ZingMe Addthis
Bài viết khác:
 
 
Bản quyền © bởi Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E1, 144 đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel: (04) 3754 7787 - Fax: (04) 3754 7081